Giải Địa Lí 12 trang 9 Kết nối tri thức
Với Giải Địa Lí 12 trang 9 trong Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Địa 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Địa Lí 12 trang 9.
Giải Địa Lí 12 trang 9 Kết nối tri thức
Câu hỏi trang 9 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục1, hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên của nước ta.
Lời giải:
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành các đặc điểm tự nhiên của nước ta.
- Vị trí nằm hoàn toàn trong vòng đai nóng nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á => nước ta có sắc thái chung của thiên nhiên vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa, hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu.
- Phần đất liền hẹp ngang, nằm kề Biển Đông có nguồn ẩm dồi dào => thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, các hệ sinh thái rừng thường xanh chiếm ưu thế.
- Vị trí tiếp giáp, nối liền lục địa với đại dương, liền kề các vành đai sinh khoáng => tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng. Nơi hội tụ của nhiều luồng động, thực vật có nguồn gốc từ Hoa Nam, Ấn Độ - Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a – In-đô-nê-xi-a, luồng di cư hàng năm của các loài sinh vật từ những vùng khác => thành phần loài sinh vật nước ra rất phong phú.
- Thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng, khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng,…=> hình thành các miền địa lí tự nhiên khác nhau.
- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lut, hạn hán,…
Câu hỏi trang 9 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 2, hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta.
Lời giải:
- Vị trí gần trung tâm Đông Nam Á, nằm trong khu vực có kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới, án ngữ các tuyến hàng hải, hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Á và châu Đại Dương,… nhiều cảng biển, cảng hàng không quốc tế,… => tạo điều kiện hội nhập, giao lưu thuận lợi với các nước trong khu vực và trên thế giới, thúc đẩy mở cửa và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Các nước trong khu vực Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội và mối giao lưu lâu đời => tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực.
- Vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Đặc biệt, Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
Luyện tập trang 9 Địa Lí 12: Lập sơ đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên Việt Nam
Lời giải:
Vận dụng trang 9 Địa Lí 12: Tìm hiểu về chế độ pháp lí của các vùng biển nước ta theo Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 ngày 21 tháng 06 năm 2012
Lời giải:
- Chế độ pháp lý của vùng nội thuỷ: Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.
- Chế độ pháp lý của vùng lãnh hải:
1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.
- Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải:
1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác quy định tại Điều 16 của Luật này đối với vùng tiếp giáp lãnh hải.
2. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
- Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế:
1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện:
a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;
b) Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
c) Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.
2. Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.
4. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật này.
- Chế độ pháp lý của thềm lục địa:
1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên.
2. Quyền chủ quyền quy định tại khoản 1 Điều này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.
3. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.
4. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:
Địa Lí 12 Bài 4: Thực hành: Viết báo cáo về sự phân hóa tự nhiên Việt Nam
Địa Lí 12 Bài 5: Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Địa Lí 12 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Kết nối tri thức
- Giải SBT Địa Lí 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT