Trắc nghiệm Công nghệ 6 Ôn tập chương 3 (có đáp án)

Trắc nghiệm Công nghệ 6 Ôn tập chương 3 (có đáp án)

Câu 1: Đồ ăn nào dưới đây chứa nhiều chất béo nhất ?

A. Gạo.

B. Bơ.

C. Hoa quả.

D. Khoai lang.

Đáp án: B

Giải thích: Đồ ăn chứa nhiều chất béo nhất là: Bơ – Hình 3.6 SGK trang 69

Câu 2: Thức ăn được phân làm bao nhiêu nhóm?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: C

Giải thích: Thức ăn được phân làm 4 nhóm:

- Giàu chất béo

- Giàu vitamin, chất khoáng

- Giàu chất đạm

- Giàu chất đường bột - Hình 3.9 SGK trang 71

Câu 3: Việc phân nhóm thức ăn không bao gồm nhóm nào ?

A. Nhóm giàu chất béo

B. Nhóm giàu chất xơ

C. Nhóm giàu chất đường bột.

D. Nhóm giàu chất đạm.

Đáp án: B

Giải thích: Việc phân nhóm thức ăn không bao gồm nhóm: giàu chất xơ

Thức ăn được phân làm 4 nhóm:

- Giàu chất béo

- Giàu vitamin, chất khoáng

- Giàu chất đạm

- Giàu chất đường bột - Hình 3.9 SGK trang 71

Câu 4: Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?

A. Là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm.

B. Là bản thân thức ăn có sẵn chất độc

C. Là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm

D. Đáp án A và B

Đáp án: C

Giải thích: Nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm - SGK trang 77

Câu 5: Các biện pháp nào được sử dụng để phòng tránh nhiễm độc thực phẩm?

A. Không ăn những thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố

B. Không dùng thức ăn bản thân có sẵn chất độc

C. Không sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng

D. Đáp án A, B C đúng

Đáp án: D

Giải thích: Các biện pháp được sử dụng để phòng tránh nhiễm độc thực phẩm:

- Không ăn những thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố

- Không dùng thức ăn bản thân có sẵn chất độc

- Không sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng - SGK trang 79

Câu 6: Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh là:

A. 1 – 2 tuần.

B. 2 – 4 tuần.

C. 24 giờ.

D. 3 – 5 ngày.

Đáp án: B

Giải thích: Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh là: 2 – 4 tuần – Phần Có thể em chưa biết, SGK trang 80

Câu 7: Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất đi sinh tố nào?

A. Sinh tố A.

B. Sinh tố B1.

C. Sinh tố D.

D. Sinh tố E.

Đáp án: B

Giải thích: Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất đi sinh tố B1 – SGK trang 83

Câu 8: Chất đường sẽ bị biến mất, chuyển sang màu nâu, có vị đắng khi đun khô đến nhiệt độ:

A. 100oC.

B. 150oC.

C. 180oC.

D. 200oC.

Đáp án: C

Giải thích: Chất đường sẽ bị biến mất, chuyển sang màu nâu, có vị đắng khi đun khô đến nhiệt độ 180oC – SGK trang 83

Câu 9: Các sinh tố sau dễ tan trong chất béo, trừ:

A. Sinh tố C.

B. Sinh tố A.

C. Sinh tố D.

D. Sinh tố K.

Đáp án: A

Giải thích: Các sinh tố dễ tan trong chất béo là: Sinh tố A, D, E, K – SGK trang 82

Câu 10: Phương pháp chế biến thực phẩm nào dưới đây không sử dụng nhiệt?

A. Hấp

B. Muối nén

C. Nướng

D. Kho

Đáp án: B

Giải thích: Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt là: Muối nén – SGK trang 90

Câu 11: Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước được gọi là:

A. Luộc

B. Kho

C. Hấp

D. Nướng

Đáp án: C

Giải thích: Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước được gọi là hấp – SGK trang 87

Câu 12: Món ăn nào không thuộc phương pháp làm chín thực phẩm trong nước?

A. Canh chua

B. Rau luộc

C. Tôm nướng

D. Thịt kho

Đáp án: C

Giải thích: Món ăn không thuộc phương pháp làm chín thực phẩm trong nước: Tôm nướng – Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa

Câu 13: Sắp xếp các bước thực hiện theo đúng trình tự:

1. Đổ hổn hợp dầu giấm vào trộn

2. Trộn đều tay

3. Cho xà lách, hành tây, cà chua vào đĩa

4. Trình bày.

A. 1-2-3-4

B. 3-1-2-4

C. 2-4-3-1

D. 2-4-1-3

Đáp án: B

Giải thích: Các bước thực hiện theo đúng trình tự:

3. Cho xà lách, hành tây, cà chua vào đĩa

1. Đổ hổn hợp dầu giấm vào trộn

2. Trộn đều tay

4. Trình bày. – SGK trang 92, 93

Câu 14: Khi làm nước trộn dầu dấm, bước đầu tiên cho:

A. Giấm, đường, muối khuấy tan.

B. Giấm,tiêu, tỏi, dầu ăn khuấy tan

C. Giấm, đường, dầu ăn, muối

D. Giấm, muối, tỏi, tiêu, dầu ăn.

Đáp án: A

Giải thích: Khi làm nước trộn dầu dấm, bước đầu tiên cho: Giấm, đường, muối khuấy tan – SGK trang 92

Câu 15: Công thức ngâm hành tây, cà chua đúng: (M = muỗng)

A. 2M giấm + 2M đường.

B. 2M giấm + 1M đường.

C. 1M giấm + 1M đường.

D. 1M giấm + 3M đường.

Đáp án: B

Giải thích: Công thức ngâm hành tây, cà chua là: 2M giấm + 1M đường. – SGK trang 92

Câu 16: Thực hành quy trình trộn nộm không có bước nào sau đây?

A. Trộn chanh, tỏi, ớt, đường, giấm

B. Vớt rau muống, vẩy ráo nước

C. Vớt hành, để ráo

D. Trộn đều rau muống vào hành

Đáp án: A

Giải thích: Thực hành quy trình trộn nộm gồm các bước:

   + Vớt rau muống, vẩy ráo nước

   + Vớt hành, để ráo

   + Trộn đều rau muống vào hành – SGK trang 94

Câu 17: Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món rau muống nộm là?

A. Rau muống, rau thơm

B. Tôm, thịt nạc, lạc giã nhỏ

C. Hành khô, súp đường, giấm, chanh, nước mắm, tỏi, ớt

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món rau muống nộm là:

   + Rau muống, rau thơm

   + Tôm, thịt nạc, lạc giã nhỏ

   + Hành khô, súp đường, giấm, chanh, nước mắm, tỏi, ớt – SGK trang 93, 94

Câu 18: Quy trình chuẩn bị thực hiện không gồm bước nào sau đây?

A. Thịt, tôm: rửa sạch

B. Vớt rau muống, vẩy ráo nước

C. Rau thơm, nhặt rửa sạch, thái nhỏ

D. Rau muống nhặt bỏ lá già, vàng, cắt khúc, chẻ nhỏ, ngâm nước

Đáp án: B

Giải thích: Vớt rau muống, vẩy ráo nước: là quy trình của trộn nộm – SGK trang 94

Câu 19: Mỗi ngày em nên ăn bao nhiêu bữa ?

A. 2

B. 3

C. 4

D. Nhiều hơn

Đáp án: B

Giải thích: Mỗi ngày em nên ăn 3 bữa: bữa sáng, bữa trưa, bữa tối – SGK trang 106

Câu 20: Khoảng cách hợp lý giữa các bữa ăn là:

A. từ 4 đến 5 giờ

B. từ 2 đến 3 giờ

C. từ 5 đến 6 giờ

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: A

Giải thích: Khoảng cách hợp lý giữa các bữa ăn là: từ 4 đến 5 giờ - SGK trang 106

Câu 21: Khoảng thời gian hợp lý nhất để ăn sáng là:

A. 6h00 - 7h00

B. 6h30 - 7h30

C. 7h00 - 8h30

D. 7h30 - 9h30

Đáp án: A

Giải thích: Khoảng thời gian hợp lý nhất để ăn sáng là: 6h - 7h, sau khi chúng ta ngủ dậy – SGK trang 106

Câu 22: Khâu chuẩn bị thực phẩm trước khi chế biến được gọi là:

A. Kiểm tra thực phẩm

B. Phân loại thực phẩm

C. Sơ chế thực phẩm

D. Tất cả đều sai

Đáp án: C

Giải thích: Khâu chuẩn bị thực phẩm trước khi chế biến được gọi là: Sơ chế thực phẩm – SGK trang 111

Câu 23: Thực đơn bữa tiệc liên hoan, ăn uống thường gồm có:

A. Món khai vị - Món sau khai vị - Món ăn chính (món mặn) - Món ăn phụ - Món ăn thêm - Tráng miệng - Đồ uống

B. Món khai vị - Món ăn chính (món mặn) - Món ăn thêm - Tráng miệng - Đồ uống

C. Món khai vị - Món sau khai vị - Món ăn chính (món mặn) - Món ăn thêm - Tráng miệng - Đồ uống

D. Món khai vị - Món sau khai vị - Món ăn chính (món mặn) - Món ăn thêm - Tráng miệng - Trái cây

Đáp án: C

Giải thích: Thực đơn bữa tiệc liên hoan, ăn uống thường gồm có:

Món khai vị - Món sau khai vị - Món ăn chính (món mặn) - Món ăn thêm - Tráng miệng - Đồ uống – SGK trang 109

Câu 24: Có bao nhiêu nguyên tắc xây dựng thực đơn?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Giải thích: Có 3 nguyên tắc xây dựng thực đơn:

   + Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn

   + Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn

   + Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế - SGK trang 109, 110

Câu 25: Nhóm chất dinh dưỡng nào luôn cần thiết cho cơ thể trong một ngày?

A. Đường bột

B. Đạm và chất béo

C. Vitamin và khoáng

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Giải thích: Nhóm chất dinh dưỡng luôn cần thiết cho cơ thể trong một ngày là: đường bột, đạm, chất béo, vitamin, khoáng

Câu 26: Dựa trên cơ sở nguyên tắc xây dựng thực đơn, có mấy loại thực đơn?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A

Giải thích: Dựa trên cơ sở nguyên tắc xây dựng thực đơn, có 2 loại thực đơn:

   + Thực đơn dùng cho các bữa ăn thường

   + Thực đơn dùng cho các bữa ăn liên hoan hay bữa cỗ – SGK trang 113

Câu 27: Các món ăn trong bữa ăn hàng ngày bao gồm?

A. Canh, dưa chua

B. Món mặn

C. Món xào

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Giải thích: Các món ăn trong bữa ăn hàng ngày bao gồm:

   + Các món chính: canh, mặn, xào

   + Các món phụ: dưa chua chấm muối, rau hoặc củ trộn – SGK trang 113

Câu 28: Cách tỉa hoa huệ tây từ quả ớt gồm mấy bước?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Đáp án: C

Giải thích: Cách tỉa hoa huệ tây từ quả ớt gồm 6 bước – SGK trang 117, 118

Câu 29: Các bước tỉa cành lá từ quả dưa chuột là như thế nào?

A. Cắt 1 cạnh quả dưa, cắt lại thành hình tam giác

B. Cắt nhiều lát mỏng dính nhau tại đỉnh nhọn A của tam giác

C. Cuộn các lát dưa xen kẽ nhau

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Giải thích: Các bước tỉa cành lá từ quả dưa chuột là:

   + Cắt 1 cạnh quả dưa, cắt lại thành hình tam giác; Cắt nhiều lát mỏng dính nhau tại đỉnh nhọn A của tam giác

   + Cuộn các lát dưa xen kẽ nhau – SGK trang 119

Câu 30: Dùng kéo cắt từ đỉnh nhọn của quả ớt tới cuống cách cuống bao nhiêu cm để tỉa hoa đồng tiền?

A. 1 – 2 cm

B. 2 – 3 cm

C. 3 – 4 cm

D. 0,5 cm

Đáp án: A

Giải thích: Dùng kéo cắt từ đỉnh nhọn của quả ớt tới cuống cách cuống 1 – 2 cm để tỉa hoa đồng tiền – SGK trang 118

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Công nghệ lớp 6 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Công nghệ 6 | Soạn Công nghệ lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Công nghệ lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

ly-thuyet-trac-nghiem-cong-nghe-lop-6.jsp

Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên