Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm



Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Địa Lí lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Địa Lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Địa Lí 12.

A. Lý thuyết bài học

1. Nguồn lao động

- Thế mạnh:

   + Nguồn lao động dồi dào:42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số (năm 2005) .

   + Mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động

   + Người lao động cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sx phong phú.

   + Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng lên.

- Hạn chế:

   +Nhiều lao động chưa qua đào tạo (LĐ phổ thông).

   + Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít.

   + Năng suất lao động xã hội thấp, chậm chuyển biến.

2. Cơ cấu lao động.

a. Cơ cấu lao động theo các ngành KT

- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất.

- Xu hướng: Giảm tỉ trọng lao động trong ngành N-L-NN; tăng tỉ trọng lao động trong ngành CN-XD và DV; tốc độ chuyển dịch chậm.

→ Kết quả của quá trình CNH-HĐH

b. Cơ cấu lao động theo thành phần KT

- Phần lớn lao động làm việc ở khu vực ngoài nhà nước.

- Tỉ trọng lao động ở khu vực nhà nước và ngoài nhà nước ít biến động; lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

→ Kết quả của quá trình hội nhập.

c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn:

- Phần lớn lao động làm việc ở khu vực nông thôn.

- Xu hướng: Giảm tỉ trọng LĐ ở nông thôn, tăng tỉ trọng LĐ ở thành thị. Tốc độ chuyển dịch chậm.

→ Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, nước nông nghiệp lạc hậu.

3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm.

- Vấn đề việc làm:

   +Việc làm là một vấn đề KT-XH lớn ở nước ta.

   + Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta còn cao.

- Hướng giải quyết việc làm:

   + Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

   + Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

   + Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, nhất là các ngành dịch vụ.

   + Tăng cường hợp tác liên kết, thu hút vốn đầu tư, mở rộng hàng xuất khẩu.

   + Đa dạng hóa các loại hình đào tạo các cấp, nâng cao tay nghề cho người lao động.

   + Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay là

A. thiếu tác phong công nghiệp.

B. tay nghề, trình độ chuyên môn còn thấp.

C. đội ngũ lao động có trình độ phân bố không đều theo lãnh thổ.

D. số lượng lao động quá đông.

Đáp án: Hạn chế của nguồn lao động nước ta là thể lực, trình độ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Đâu không phải là hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay?

A. có kinh nghiệm trong sản xuất công nghiệp.

B. tay nghề, trình độ chuyên môn còn thấp.

C. chất lượng nguồn lao động được nâng lên.

D. thiếu tác phong công nghiệp.

Đáp án: Hạn chế nguồn lao động nước ta là tay nghề, trình độ chuyên môn, chất lượng nguồn lao động còn thấp và thiếu tác phong công nghiệp,…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay không phải là

A. có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

B. cần cù, sáng tạo.

C. chất lượng nguồn lao động đang được nâng lên.

D. trình độ lao động cao.

Đáp án: Thế mạnh của lao động nước ta là

- Lao động cần cù, sáng tạo, kinh nghiệm sản xuất phong phú đặc việt trong nông – lâm – ngư nghiệp.

- Chất lượng lao động ngày càng nâng lên.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay là:

A. cần cù, sáng tạo.

B. tác phong công nghiệp.

C. trình độ chuyên môn cao.

D. số lượng lao động đông.

Đáp án: Thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay là cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất  và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Lao động nước ta hiện nay chủ yếu tập trung vào các ngành

A. nông, lâm, ngư nghiệp.

B. công nghiệp.

C. xây dựng.

D. dịch vụ.

Đáp án: Ở nước ta, lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất: 57,3%.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng nào dưới đây?

A. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực ngoài Nhà nước.

B. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

C. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.

D. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng.

Đáp án: Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Sự chuyển dịch của cơ cấu lao động phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu là do tác động của

A. việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

B. sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cần nhiều lao động.

C. cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và quá trình đổi mới nền kinh tế.

D. sự phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng.

Đáp án: Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế theo hướng CNH – HĐH đòi hỏi nhu cầu lao động cao trong các ngành CN –XD và dịch vụ.

⇒ Thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Tác động chủ yếu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là

A. lao động trong khu vực kinh tế nhà nước tăng lên, khu vực ngoài nhà nước giảm

B. cơ cấu lao động theo ngành kinh tế cũng thay đổi mạnh mẽ.

C. nguồn lao động nước ta ngày càng có chuyên môn, kĩ thuật cao.

D. gia tăng tình trạng thất nghiệp ở thành thị

Đáp án: Để đáp ứng xu hướng chuyển dịch phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay thì cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực I; tăng tỉ trọng khu vực II và III. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng

A. Tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm.

B. Tỉ lệ dân thành thị giảm, tỉ lệ dân nông thôn tăng.

C. Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đều giảm.

D. Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đều tăng.

Đáp án: Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng lao động nông thôn, khu vực thành thị  tăng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn không có sự thay đổi theo hướng nào dưới đây?.

A. tỉ trọng lao động ở thành thị tăng.

B. tỉ trọng lao động ở nông thôn giảm.

C. tỉ trọng nông thôn giảm, thành thị tăng.

D. tỉ trọng nông thôn tăng, thành thị giảm.

Đáp án: Cơ cấu lao độngg theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng lao động nông thôn, khu vực thành thị tăng.

⇒ Như vậy nhận định D: tỉ lệ dân nông thôn tăng và tỉ lệ dân thành thị giảm là sai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Người lao động nước ta có đức tính:

A. thông minh, sáng tạo.

B. cần cù, sáng tạo.

C. có kinh nghiệm phòng chống thiên tai.

D. có kinh nghiệm về thương mại.

Đáp án: Người lao động nước ta có đức tính cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống dân tộc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao là nhờ

A. số lượng lao động làm việc trong các công ti liên doanh tăng lên.

B. những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.

C. mở thêm nhiều trung tâm đào tạo, hướng nghiệp.

D. phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.

Đáp án: - Văn hóa và giáo dục phát triển khiến tỉ lệ lao động đã qua đào tạo (dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ...) ngày càng tăng, trình độ văn hóa dân cư nâng cao.

- Mặt khác những thành tựu của ngành y tế cũng giúp con người nâng cao sức khỏe, thể lực của bản thân.

⇒  Nhờ những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế mà lao động nước ta được nâng cao trình độ chuyên môn - văn hóa và sức khỏe, thể lực.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao không phải nhờ:

A. sự phát triển của văn hóa.

B. sự phát triển nền giáo dục.

C. sự phát triển, mở rộng công nghiệp.

D. những tiến bộ của dịch vụ y tế.

Đáp án: Chất lượng lao động ngày càng nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các ngành nông – lâm – thủy sản là do

A. các ngành này có cơ cấu đa dạng, trình độ sản xuất cao.

B. thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn.

C. sử dụng nhiều máy móc trong sản xuất.

D. tỉ lệ lao động thủ công còn cao, sử dụng công cụ thô sơ vẫn còn phổ biến.

Đáp án: Ngành nông – lâm – ngư nghiệp nước ta phát triển chủ yếu ở trình độ thấp, sử dụng máy móc thiết bị thô sơ lạc hậu

⇒ đòi hỏi nhiều lao động thủ công.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết từ năm 1995 đến năm 2007, sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế nào sau đây không đúng?

A. Tỉ trọng lao động nông, lâm, thủy sản giảm.

B. Tỉ trọng lao động công nghiệp và xây dựng tăng.

C. Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng.

D. Tỉ trọng lao động dịch vụ luôn nhỏ nhất.

Đáp án: Nhận xét: giai đoạn 1995 – 2007

- Tỉ trọng lao động nông – lâm – thủy sản lớn nhất và có xu hướng giảm (71,2% xuống 53,9%)

⇒ Nhận xét A đúng

- Tỉ trọng lao động CN –XD luôn nhỏ nhất và có xu hướng tăng nhanh

(11,4% lên 20%)

⇒ Nhận xét B đúng

     Nhận xét D: “Tỉ trọng lao động dịch vụ luôn nhỏ nhất” không đúng

- Tỉ trọng lao động dịch vụ  tăng (17,4% lên 26,1%).

⇒ Nhận xét C đúng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 15, cho biết cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng nào dưới đây?

A. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực ngoài Nhà nước.

B. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

C. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.

D. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng.

Đáp án: Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Sự chuyển dịch của cơ cấu lao động phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta ?

A. Lao động tập trung chủ yếu trong khu vực kinh tế Nhà nước.

B. Số lao động trong khu vực ngoài Nhà nước tương đối ổn định và luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.

C. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta ngày càng tăng tỉ trọng.

D. Lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng ngày càng giảm.

Đáp án: Tỉ lệ lao động nhóm kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất (88,9% năm 2005)

⇒ Nhận xét: Lao động tập trung chủ yếu trong khu vực kinh tế Nhà nước là Sai.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự thay đổi thế nào?

A. Tỉ trọng lao động trong Nhà nước giảm.

B. Tỉ trọng lao động ngoài Nhà nước tăng.

C. Tỉ trọng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

D. Tỉ trọng lao động trong Nhà nước, ngoài Nhà nước giảm.

Đáp án: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự thay đổi theo thời gian: Tỉ trọng lao động trong Nhà nước có xu hướng tăng nhẹ, tỉ trọng lao động ngoài Nhà nước có xu hướng giảm mạnh và tỉ trọng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu do tác động của

A. việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

B. sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cần nhiều lao động.

C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

D. phân bố lại dân cư – lao động giữa các vùng.

Đáp án: Để đáp ứng xu hướng chuyển dịch phù hợp với quá trình CHN – HĐH ở nước ta hiện nay

⇒ Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực N-L-NN; tăng tỉ trọng ngành CNXD và dịch vụ

⇒ Sự thay đổi cơ cấu KT → kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta, vì

A. các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng.

B. tỉ lệ người thiếu việc làm và thất nghiệp cao.

C. phần lớn người lao động sản xuất nông nghiệp.

D. nhu cầu lớn về lao động có tay nghề cao.

Đáp án: Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn phổ biến ở các khu vực thành thị, nông thôn nước ta

⇒ Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và đời sống dân cư.

⇒ Giải quyết việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta.

Đáp án cần chọn là: B

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Địa Lí lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên