Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 36 (sách mới)
Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 36 (sách mới)
Lời giải Địa Lí 12 Bài 36 sách mới. Mời các bạn đón đọc:
Lưu trữ: Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ (sách cũ)
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Địa Lí lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Địa Lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Địa Lí 12.
A. Lý thuyết bài học
1. Khái quát chung.
a. Phạm vi lãnh thổ
- Gồm 7 tỉnh và TP Đà Nẵng, với diện tích: 44,4 nghìn km2 ; dân số: 8,9 triệu người.
- Thuộc về lãnh thổ hành chính của vùng còn có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
b. Vị trí địa lý
- Phía tây giáp: Lào và Tây Nguyên.
- Phía đông giáp biển đông.
- Phía nam giáp Đông Nam bộ
→ Thuận lợi cho giao lưu kinh tế trong và ngoài nước, phát triển kinh tế đa dạng, tuy nhiên đây là khu vực thường xảy ra nhiều thiên tai
.
c. Đặc điểm tự nhiên:
- Các nhánh núi ăn ngang ra biển chia nhỏ phần duyên hải thành các đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nên hàng loạt các bán đảo, các vũng vịnh và nhiều bãi biển đẹp.
- Khí hậu: mưa về thu đông, có hiện tượng phơn về mùa hạ. Mùa mưa có lũ lụt. Về mùa khô, hạn hán kéo dài, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Các dòng sông có lũ lên nhanh, nhưng về mùa khô rất cạn.
- Có nhiều tiềm năng to lớn về phát triển đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
- Khoáng sản: vật liệu xây dựng, đặc biệt cát làm thuỷ tinh (Khánh Hoà), vàng Bồng Miêu (Quảng Nam), dầu khí (thềm lục địa ở Cực Nam Trung Bộ).
- Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha. Độ che phủ rừng 38,9%, trong đó 97% là rừng gỗ, có nhiều loại gỗ, chim và thú quý.
- Đồng bằng nhỏ hẹp, đất cát pha và đất cát là chính, có đồng bằng Tuy Hoà (Phú Yên) là màu mỡ.
- Các vùng gò thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu.
d. Về kinh tế – xã hội:
- Trong chiến tranh, chịu tổn thất về người và của.
- Có nhiều dân tộc ít người.
- Có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
- Là vùng thu hút được các dự án đầu tư của nước ngoài.
- Có các di sản văn hoá thế giới: Phố cổ Hội An, Di tích Mĩ Sơn (Quảng Nam).
2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
a. Nghề cá
- Tiềm năng phát triển: Vùng biển DHNTB rất giàu có về tài nguyên thủy hải sản với nhiều bãi tôm, cá, nhất là các tỉnh cực nam và Trường sa – Hoàng sa.
- Hiện trạng phát triển:
+ Khai thác hơn 624 nghìn tấn, trong đó cá hơn 420 nghìn tấn (trong đó có nhiều loại cá có giá trị cao).
+ Nuôi trồng tôm sú, tôm hùm được phát triển mạnh ở nhiểu tỉnh, nhất là Phú Yên, Khánh Hòa.
+ Hoạt động chế biến ngày càng đa dạng, đã tạo ra một số thương phẩm nổi tiếng.
- Vai trò: Đây là ngành có vai trò ngày càng lớn trong vấn đề phát triển hàng hóa và giải quyết vấn đề thực phẩm của vùng, do vậy cần đẩy mạnh khai thác, đi đôi với bảo vệ.
b. Du lịch biển
- Tiềm năng: Có nhiều bãi biển nổi tiếng, nưos trong xanh khí hậu trong lành....
- Nha Trang và Đà Nẵng đã trở thành điểm, trung tâm DL nổi tiếng, quan trọng của vùng.
- Cần phát triển du lịch biển gắn với các đảo với nhiều loại hình du lịch.
c. Dịch vụ hàng hải
- Điều kiện phát triển; Có nhiều vụng, vịnh biển để xây dựng nhiều cang nước sâu.
- Hiện nay vùng đã và đang:
+ Đã xây dựng được cảng biển tổng hợp: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn.
+ Đang Xây dựng cảng nước sâu Dung Quất, đặc biệt là vịnh Văn Phong sẽ là cảng trung chuyển lớn nhất ở nước ta.
d. Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối
- Khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Qúy (Bình Thuận).
- Hình thành 2 vùng sản xuất mối nổi tiếng nhất cả nước (Cà Ná và Sa Huỳnh).
3. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
a. Công nghiệp.
- Vùng đã hình thành được 1 chuổi các trung tâm công nghiệp ( Đà Nẵng là hạt nhân CN của vùng).
- Các ngành CN: Cơ khí, chế biến nông – lâm – thủy sản, hàng tiêu dùng.
- Hình thành một số khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất → CN có nhiều khởi sắc.
- Tuy nhiên phát triển CN của vùng còn nhiều hạn chế, nhất là vấn đề năng lượng → vùng đã tiến hành:
+ Sử dụng mạng lưới điện quốc gia.
+ Xây dựng một số nhà máy thủy điện nhỏ trong vùng.
+ Trong tương lai sẽ xây dựng nhà máy điện nguyên tử.
- Trong thập kỷ tới, công nghiệp của vùng sẽ có bước phát triển rõ nét .
b. Cở sở hạ tầng.
- Việc đẩy mạnh phát triển CSHT, nhất là GTVT sẽ tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới của vùng.
- Việc nâng cấp QL1, đường sắt Bắc – Nam → làm tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu giữa các tỉnh, thành của vùng và Đà Nẵng, TP HCM.
- Hệ thống sân bay quốc tế, nội địa của vùng đã và đang được khôi phục, nâng cấp.
- Phát triển các dự án xây dựng đường hành lang Đông – Tây, nối Tây Nguyên và các cảng nước sâu → thúc đẩy quá trình mở cửa kinh tế và giao lưu, hội nhập với Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tỉnh/thành phố cuối cùng về phía nam của Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Ninh Thuận.
B. Bình Thuận.
C. Quảng Nam.
D. Đà Nẵng.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, tỉnh/thành phố cuối cùng về phía nam của Duyên hải Nam Trung Bộ là Bình Thuận.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Trường Sa, Côn Sơn.
B. Côn Sơn, Nam Du.
C. Hoàng Sa, Trường Sa.
D. Thổ Chu, Nam Du.
Đáp án: Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
- Hoàng Sa (thuộc TP. Đà Nẵng)
- Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết cây bông được trồng chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?
A. Ninh Thuận.
B. Bình Thuận.
C. Khánh Hòa.
D. Phú Yên.
Đáp án: B1. Nhận dạng kí hiệu cây bông ở Atlat ĐLVN trang 3.
B2. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 28, kí hiệu cây bông thể hiện nhiều nhất ở tỉnh Bình Thuận
→ cây bông được trồng chủ yếu ở tỉnh Bình Thuận.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết ở Duyên hải Nam Trung Bộ, các khu kinh tế ven biển nào sau đây được xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam?
A. Chu Lai, Dung Quất, Nam Phú Yên, Vân Phong, Nhơn Hội.
B. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Vân Phong, Nam Phú Yên.
C. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội , Nam Phú Yên, Vân Phong.
D. Chu Lai, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong, Dung Quất.
Đáp án: B1. Nhận dạng kí hiệu khu kinh tế ven biển ở Atlat ĐLVN trang 3.
B2. Đọc tên các khu kinh tế ven biển ở duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam, gồm: Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú được phát triển mạnh ở các tỉnh (thành phố)
A. Phú Yên, Quảng Nam.
B. Khánh Hòa, Đà Nẵng.
C. Bình Định, Quảng Ngãi.
D. Phú Yên, Khánh Hòa.
Đáp án: Nuôi tôm hùm, sú được phát triển mạnh ở Phú Yên, Khánh Hoà.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Địa điểm nào sau đây ở Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta?
A. Dung Quất.
B. Nha Trang.
C. Đà Nẵng.
D. Vân Phong.
Đáp án: Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta tại vịnh Vân Phong.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Thuận lợi chủ yếu cho việc nuôi trồng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. bờ biển có nhiều vụng, đầm phá.
B. biển có nhiều loài tôm, cá, mực.
C. có các ngư trường trọng điểm.
D. hoạt động chế biến hải sản phát triển.
Đáp án: Thuận lợi chủ yếu cho việc nuôi trồng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là bờ biển có nhiều vụng, đầm phá.
⇒ A đúng
- Chú ý:
+ Các điều kiện về nguồn lợi tôm cá mực, các ngư trường trọng điểm là những thuận lợi cho phát triển đánh bắt thủy sản.
+Hoạt động chế biến tạo đầu ra thuận lợi và nâng cao giá trị thủy sản nhưng không phải là điều kiện để nuôi trồng thủy sản.
⇒ Loại đáp án B, C, D
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam không phải để
A. tăng vai trò trung chuyển của vùng.
B. giúp đẩy mạnh sự giao lưu của vùng với Đà Nẵng.
C. giúp đẩy mạnh giao lưu của vùng với TP. Hồ Chí Minh.
D. góp phần phân bố lại các cơ sở kinh tế của vùng.
Đáp án: - Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí trung chuyển quan trọng → nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam góp phần tăng cường sự trao đổi hàng hóa giữa 2 miền Bắc – Nam.
⇒ Đáp án A, B, C đúng ⇒ Loại
- Việc nâng cấp quốc lộ và đường sắt Bắc - Nam sẽ thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở kinh tế trong vùng. Điều này không góp phần phân bố lại các cơ sở kinh tế của vùng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với du lịch biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Có nhiều bãi biển nổi tiếng.
B. Nha Trang là trung tâm du lịch lớn của nước ta.
C. Phát triển du lịch biển không gắn với du lịch đảo.
D. Các hoạt động du lịch đa dạng.
Đáp án: DHNTB có hoạt động du lịch đa dạng: bao gồm du lịch biển – đảo,du lịch an dưỡng, thể thao.
Bên cạnh các bãi biển đẹp, còn có các đảo nổi tiếng như: Cù Lao Chàm, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Phú Qúy (Bình Thuận)
⇒ Nhận xét: Phát triển du lịch biển không gắn với du lịch đảo là không đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Hoạt động nào sau đây không có ý nghĩa lớn đối với việc làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Phát triển các tuyến đường ngang nối với các cảng nước sâu.
B. Khôi phục, hiện đại hóa hệ thống sân bay.
C. Nâng cấp quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam.
D. Phát triển khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.
Đáp án: Xác định từ khóa “sự phân công lao động theo lãnh thổ”
Phân công lao động theo lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào sự phát triển kinh tế của vùng.
⇒ Việc phát triển hệ thống GTVT ở DHNTB (bắc – nam, đông – tây) sẽ tăng cường giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các vùng→ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở duyên hải phía Đông và vùng miền núi phía Tây (đặc biệt khu kinh tế cửa khẩu)
⇒ Kinh tế phát triển sẽ tạo ra việc làm → từ đó thu hút lao động và tạo ra sự thay đổi phân công lao động theo lãnh thổ ở DHNTB.
⇒ Loại đáp án A, B, C.
- Phát triển khu vực kinh tế ngoài Nhà nước góp phần tăng cường đầu tư, phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ → tác động trực tiếp đến sự phân công lao động theo ngành, điều này không có ý nghĩa lớn đối với thay đổi phân công lao động theo lãnh thổ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Vai trò của Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan sẽ ngày càng quan trọng hơn cùng với việc
A. nâng cấp quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam.
B. xây dựng đường Hồ Chí Minh qua vùng.
C. phát triển và nâng cấp các tuyến đường ngang trong vùng.
D. nâng cấp các sân bay nội địa và quốc tế trong vùng.
Đáp án: Duyên hải Nam Trung Bộ là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, thông qua các tuyến đường ngang nối với các cảng nước sâu (quốc lộ 24, 19, 25, 26).
⇒ việc phát triển và nâng cấp các tuyến đường ngang trong vùng sẽ góp phần tăng cường vai trò của Duyên hải Nam Trung Bộ đối với các vùng trên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, trong đó chủ yếu là do
A. có đường bờ biền dài, ít đảo ven bờ.
B. có nhiều vũng vịnh rộng.
C. bờ biển có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu, ít bị sa bồi.
D. có nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận tải lớn.
Đáp án: Xác định từ khóa: điều kiện xây dựng “cảng nước sâu”
- địa hình bờ biển nhiều vũng vịnh
→ là điều kiện để xây dựng cảng biển
- thềm lục địa sâu sâu, ít bị sa bồi
→ thuận lợi xây dựng cảng nước sâu.
Như vâỵ, đặc điểm địa hình bờ biển nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu, ít bị sa bồi giúp duyên hải Nam Trung Bộ hình thành các cảng nước sâu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Các tỉnh Nam Trung Bộ có sản lượng đánh bắt cá biển cao hơn Bắc Trung Bộ vì:
A. Có bãi tôm bãi cá ven biển và gần ngư trường vịnh Bắc Bộ.
B. Không chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc.
C. Vùng biển tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn nhất.
D. Được trang bị tàu thuyền đánh bắt hiện đại hơn.
Đáp án: DHNTB là nơi tập trung nhiều bãi tôm bãi cá lớn nhất cả nước, với hai ngư trường lớn là Ninh Thuận – Bình Thuận, Hoàng Sa – Trường Sa.
⇒ Vì vậy sản lượng đánh bắt cá ở DHNTB cao hơn ở BTB.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Thế mạnh vượt trội có khả năng làm biến đổi nhanh chóng nền kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Hình thành cơ cấu nông – lâm –ngư.
B. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
C. Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp.
D. Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa.
Đáp án: DHNTB có thế mạnh nổi trổi về phát triển tổng hợp kinh tế biển: tất cả các tỉnh đều giáp biển
- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng, nhiều ngư trường lớn
→ đánh bắt thủy sản. Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá → nuôi trồng thủy sản.
- Nhiều bãi biển đẹp → du lịch biển đảo.
- Nhiều vũng vịnh kín gió → xây dựng cảng nước sâu
- Khoáng sản biển: titan, cát trắng, muối...→ CN khai khoáng.
⇒ Phát triển tổng hợp kinh tế biển sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và thúc đẩy nhanh chóng nền kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Cho bảng số liệu:
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002
Để thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Tròn.
B. Đường.
C. Cột.
D. Miền.
Đáp án: - Dấu hiệu nhận dạng biểu đồ: biểu đồ cột thể hiện tình hình phát triển hay sự thay đổi của đối tượng theo thời gian (giá trị tuyệt đối), thời gian thường từ 3 năm trở lên hoặc từ trên 3 đối tượng.
- Đề bài yêu cầu:
+ thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (giá trị tuyệt đối).
+ của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có 8 tỉnh (8 đối tượng)
⇒ Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ ⇒ Xác định được biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các tỉnh vùng DHNTB là biểu đồ cột.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Thương hiệu nước mắm nổi tiếng trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Cát Hải.
B. Phú Quốc.
C. Phan Thiết.
D. Long Hải.
Đáp án: Thương hiệu nước mắm nổi tiếng trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là Phan Thiết.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Các nhà máy thủy điện nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Thác Mơ.
B. A Vương.
C. Hàm Thuận – Đa Mi.
D. Vĩnh Sơn.
Đáp án: Nhà máy thủy điện Thác Mơ thuộc vùng Tây Nguyên ⇒ Đây không phải là nhà máy thủy điện thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Đáp án cần chọn là: A
C. Giải bài tập sgk
Bài 1 (trang 166 sgk Địa Lí 12): Hãy phân tích những thuận lợi ...
Bài 2 (trang 166 sgk Địa Lí 12): Vấn đề lương thực, thực phẩm ...
Bài 4 (trang 166 sgk Địa Lí 12): Tại sao việc tăng cường ...
Xem thêm các bài học Địa Lí lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
- Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên
- Địa Lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- Địa Lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều