Hóa 9 Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat

Hóa 9 Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat

Video Giải bài tập Hóa 9 Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Bài 1: (trang 91 sgk Hóa 9 - Video giải tại 6:20) Hãy lấy ví dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền.

Lời giải:

Axit HCl tác dụng với muối cacbonat tạo thành axit cacbonic.

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2CO3

H2CO3 là axit không bền, bị phân hủy ngay cho CO2 và H2O nên phương trình được viết là:

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O.

Bài 2: (trang 91 sgk Hóa 9 - Video giải tại 7:33) Dựa vào tính chất hóa học của muối cacbonat, hãy nêu tính chất của muối MgCO3 và viết các phương trình hóa học minh họa.

Lời giải:

MgCO3 có tính chất của muối cacbonat.

– Tác dụng với dung dịch axit:

MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 ↑ + H2O.

– MgCO3 không tan trong nước, không tác dụng với dung dịch muối và dung dịch bazơ.

– Dễ bị phân hủy:

MgCO3 Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9 MgO + CO2. (bổ sung nhiệt độ)

Bài 3: (trang 91 sgk Hóa 9 - Video giải tại 9:58) Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển hóa sau:

Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9

Lời giải:

Các phương trình hóa học:

(1) C + O2 Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9 CO2

(2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

(3) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Bài 4: (trang 91 sgk Hóa 9 - Video giải tại 10:56) Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào có thể tác dụng với nhau.

a) H2SO4 và KHCO3

b) K2CO3 và NaCl

c) MgCO3 và HCl

d) CaCl2 và Na2CO3

e) Ba(OH)2 và K2CO3

Giải thích và viết các phương trình hóa học.

Lời giải:

Những cặp chất tác dụng với nhau:

a) H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O

c) MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O

d) CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaCl

e) Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 ↓ + 2KOH

Cặp chất không tác dụng với nhau: b).

Lưu ý: Điều kiện của phản ứng trao đổi trong dung dịch chỉ xảy ra nếu sản phẩm có chất kết tủa( không tan) hoặc có chất khí tạo thành.

Bài 5: (trang 91 sgk Hóa 9 - Video giải tại 14:01) Hãy tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.

Lời giải:

Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9

Phương trình hóa học của phản ứng:

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O

Theo pt: nCO2 = 2.nH2SO4 = 10 x 2 = 20 mol.

VCO2 = n. 22,4 = 20 x 22,4 = 448 lít.

Xem thêm các bài Giải bài tập Hóa học 9 (có video) hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Video Giải bài tập Hóa học lớp 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hóa học lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên