Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 11 năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 11 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 11.
A. Lý thuyết bài học
I. NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG THIẾT YẾU TRONG CÂY
Trong cơ thể thực vật chứa nhiều nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tuy nhiên, chỉ có 17 nguyên tố C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với sự sinh trưởng của mọi loài cây.
Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:
- Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống
- Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác
- Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu thường được phân thành nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng, dựa vào hàm lượng của chúng trong mô thực vật
- Nguyên tố đại lượng (chiếm > 100mg/1kg chất khô của cây) gồm C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
- Nguyên tố vi lượng (chiếm < 100mg/1kg chất khô của cây) chủ yếu là Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.
Hình 4.1 và 4.2 cho ta thấy các chất khoáng thiết yếu có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.
II. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG THIẾT YẾU TRONG CÂY
Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong đời sống thực vật :
- Tham gia vào các thành phần cấu tạo nên hệ thống chất nguyên sinh, cấu trúc nên tế bào và các cơ quan
- Nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều chỉnh quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lí trong cây:
+ Thay đổi các đặc tính lý hóa của các chất keo nguyên sinh
+ Hoạt hóa enzim, làm tăng hoạt động trao đổi chất
+ Điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây
- Tăng tính chống chịu cho cây trồng đối với các điều kiện bất lợi của môi trường.
III. NGUỒN CUNG CẤP CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG CHO CÂY
1. Đất là nguồn cung cấp chủ yếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây
- Các muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc hòa tan (dạng ion). Tuy nhiên, rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hòa tan.
- Sự chuyển hóa muối khoáng từ dạng không tan thành dạng hòa tan chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố môi trường như hàm lượng nước, độ thoáng (lượng ôxi), độ pH, nhiệt độ, vi sinh vật đất. Nhưng các nhân tố này lại chịu ảnh hưởng của cấu trúc đất.
2. Phân bón cho cây trồng
Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết không chỉ độc hại đối với cây mà còn gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Khi nói về các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1. Nếu thiếu các nguyên tố này thì cây không hoàn thành được chu trình sống
2. Các nguyên tố này không thể thay thế bởi bất kỳ nguyên tố nào khác
3. Các nguyên tố này phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cây
4. Các nguyên tố này luôn có mặt trong các đại phân tử hữu cơ
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Lời giải:
Các phát biểu đúng là 1, 2, 3
Ý 4 sai vì các nguyên tố vi lượng không nhất thiết phải có mặt trong các đại phân tử hữu cơ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Chất này trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể thiếu nó cây không thể hoàn thành được chu trình sống, nó không thể thay thế bởi bất hì nguyên tố nào khác nó là
A. Nguyên tố vi lượng.
B. Nguyên tố đa lượng
C. Nguyên tố phát sinh hữu cơ.
D. Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu.
Lời giải:
Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây là những nguyên tố tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể thiếu nó cây không thể hoàn thành được chu trình sống, nó không thể thay thế bởi bất hì nguyên tố nào khác nó
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thiếu nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kỳ sống
B. Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg
C. Phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể
D. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào
Lời giải:
Phát biểu không đúng là: B
Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây gồm 17 nguyên tố:
Nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
Nguyên tố vi lượng: Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu là nguyên tố có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
(1) Là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành được chu trình sống của cây.
(2) Không thể thay thế được bằng bất kỳ nguyên tố nào khác.
(3) Trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.
(4) Là nguyên tố có hàm lượng tương đối lớn trong cơ thể thực vật.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải:
Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu là có bao các đặc điểm:
(1) Là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành được chu trình sống của cây.
(2) Không thể thay thế được bằng bất kỳ nguyên tố nào khác.
(3) Trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Đặc điểm nào không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây?
Lời giải:
Câu 6: Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng
A. C, O, Mn, Cl K, S, Fe.
B. Zn, Cl, B, K, Cu, S.
C. C, H, O, N, P, K. S, Ca, Mg.
D. C, H, O, K, Zn, Cu, Fe
Lời giải:
Nguyên tố đại lượng gồm: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng
A. C, O, Mn, Cl K, S, Fe.
B. Zn, Cl, B, K, Cu, S.
C. C, H, O, N, P, K. S, Ca, Mg.
D. C, H, O, K, Zn, Cu, Fe
Lời giải:
Nguyên tố đại lượng gồm: C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Cho các nguyên tố: Nitơ, sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho, canxi, coban, kẽm. Các nguyên tố đa lượng là:
A. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và sắt.
B. Nitơ, kali, photpho và kẽm.
C. Nitơ, photpho, kali, canxi và đồng.
D. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi.
Lời giải:
Các nguyên tố đa lượng là: Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi.
Các nguyên tố vi lượng là: sắt, đồng, coban, kẽm
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Các nguyên tố đại lượng gồm:
A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe
B. C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg
C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn
D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu
Lời giải:
Các nguyên tố đại lượng gồm: C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đa lượng?
A. Sắt.
B. Mangan.
C. Lưu huỳnh.
D. Bo.
Lời giải:
Nguyên tố đa lượng là lưu huỳnh (S).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Nhóm nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố đại lượng ?
A. Mangan.
B. Kẽm.
C. Đồng.
D. Photpho.
Lời giải:
Nguyên tố đại lượng là phospho
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Những nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đa lượng
A. C,H,O,N,P
B. K,S,Ca, Mg, Cu
C. O, N,P,K, Mo
D. C,H,O, Zn, Ni
Lời giải:
Các nguyên tố đa lượng là C,H,O,N,P
Cu, Mo, Ni, Zn là các nguyên tố vi lượng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với số lượng nhỏ, nhưng có vai trò quan trọng vì:
A. Chúng hoạt hóa các enzim.
B. Chúng được tích lũy trong hạt
C. Chúng cần cho một số pha sinh trưởng.
D. Chúng có trong cấu trúc của tất cả bào quan.
Lời giải:
Các nguyên tố vi lượng có vai trò hoạt hóa các enzyme, là thành phần của các enzyme (coenzyme).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Vai trò của các nguyên tố vi lượng
A. Thành phần không thể thiếu ở hầu hết các enzyme
B. Liên kết với các chất hữu cơ tạo thành hợp chất hữu cơ quan trọng trong các quá trình trao đổi chất.
C. Là thành phần của các đại phân tử trong tế bào.
D. A và B đều đúng.
Lời giải:
Vai trò của các nguyên tố vi lượng:
- Liên kết với các chất hữu cơ tạo thành hợp chất hữu cơ quan trọng trong các quá trình trao đổi chất: Mg là thành phần của diệp lục, Cu trong xitocrom…
- Là thành phần của hầu hết các enzyme : chúng hoạt hóa enzyme, là thành phần của coenzyme.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Vai trò chung của các nguyên tố vi lượng là:
A. Cấu tạo các đại phân tử
B. Hoạt hóa các enzim
C. Cấu tạo axit nuclêic
D. Cấu tạo protein
Lời giải:
Vai trò chung của các nguyên tố vi lượng là thành phần của hầu hết các enzyme
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Nguyên tố vi lượng chỉ cần với một hàm lượng rất nhỏ nhưng nếu không có nó thì cây sẽ còi cọc và có thể bị chết. Nguyên nhân ỉà vì các nguyên tố vi lượng có vai trò
A. tham gia cấu trúc nên tế bào
B. hoạt hoá enzim trong quá trình trao đổi chất
C. quy định áp suất thẩm thấu của dịch tế bào
D. thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt
Lời giải:
Vai trò của các nguyên tố vi lượng là chúng hoạt hóa enzyme, là thành phần của coenzyme
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Vai trò của nguyên tố Fe trong cơ thể thực vật?
A. Hoạt hóa nhiều e, tổng hợp diệp lục
B. Cần cho sự trao đổi nitơ, hoạt hóa e.
C. Thành phần của Xitôcrôm
D. A và C
Lời giải:
Sắt có vai trò là: Thành phần của xitocrom, tổng hợp diệp lục, hoạt hóa enzim
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Vai trò của sắt đối với thực vật là:
A. Thành phần của xitôcrôm, tổng hợp diệp lục, hoạt hoá enzim.
B. Duy trì cân bằng ion, tham gia quang hợp (quang phân li nước)
C. Thành phần của axít nuclêic, ATP, phốtpholipit, côenzim; cần cho sự nở hoà, đậu quả, phát triển rễ.
D. Thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim.
Lời giải:
Sắt có vai trò là: Thành phần của xitocrom, tổng hợp diệp lục, hoạt hóa enzim
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Ở trong cây, nguyên tố sắt có vai trò nào sau đây?
A. Là thành phần cấu trúc của prôtêin, axit nuclêic
B. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào
C. Là thành phần cấu trúc của diệp lục
D. Là thành phần của xitôcrôm và hoạt hóa enzim tổng hợp diệp lục
Lời giải:
Sắt có vai trò là: Thành phần của xitocrom, tổng hợp diệp lục, hoạt hóa enzim
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Thiếu Fe thì lá cây bị vàng. Nguyên nhân là vì Fe là thành phần
A. diệp lục
B. tổng hợp diệp lục
C. lục lạp
D. enzim xúc tác quang hợp
Lời giải:
Sắt là: thành phần tổng hợp nên diệp lục khiến cho lá cây có màu xanh, do đó, khi thiếu sắt, diệp lục không được tổng hợp, lá cây bị mất màu xanh và bị vàng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21: Vai trò của nguyên tố Phốt pho trong cơ thể thực vật?
A. Là thành phần của Axit nuclêic, ATP
B. Hoạt hóa Enzim.
C. Là thành phần của màng tế bào.
D. Là thành phần của chẩt diệp lục Xitôcrôm
Lời giải:
Phốt pho có vai trò là: Thành phần của axit nucleic, ATP, coenzim.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22: Vai trò của phôtpho trong cơ thể thực vật:
A. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim.
B. Là thành phần của protein, axit nucleic.
C. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt họa enzim, mở khí khổng.
D. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
Lời giải:
Phốt pho có vai trò là: Thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23: Khi thiếu Photpho, cây có những biểu hiện như
A. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
B. Lá nhỏ, có màu xanh đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
C. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
D. Sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng.
Lời giải:
Khi thiếu Photpho, lá nhỏ, có màu xanh đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24: Khi thiếu nguyên tố này, cây còi cọc, lá màu xanh đậm với các gân màu huyết dụ. Nó là nguyên tố
A. Nitơ.
B. Phốtpho.
C. Magiê.
D. Lưu huỳnh.
Lời giải:
Phốt pho có vai trò là: Thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. => khi thiếu cây còi cọc, lá màu xanh đậm với các gân màu huyết dụ
Đáp án cần chọn là: B
Câu 25: Vai trò chủ yếu của magie trong cơ thể thực vật :
A. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.
B. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim ; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.
D. Là thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim.
Lời giải:
Vai trò chủ yếu của magie trong cơ thể thực vật là: thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 26: Chức năng và triệu chứng do thiếu dinh dưỡng của nguyên tố, magiê lần lượt là:
A. Thành phần của các xitocrôm; lá có màu vàng.
B. Thành phần của xitôcrôm, nhân tố phụ gia của enzim; lá non có màu lục, đậm không bình thường.
C. Thành phần của diệp lục, nhân tố phụ gia của enzim, lá non có màu lục đậm, không bình thường.
D. Thành phần của diệp lục, nhân tố phụ gia của enzim. Lá có màu vàng.
Lời giải:
Vai trò: Magie là thành phần cấu tạo diệp lục, là nhân tố phụ gia của enzim: thiếu magiê lá có màu vàng, chậm ra hoa, xuất hiện các mô hoại tử từ các lá phía dưới lên lá non.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27: Để xác định vai trò của nguyên tố magiê đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong
A. Chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê
B. Chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.
C. Dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magiê
D. Dung dịch thiếu dinh dưỡng nhưng có magiê.
Lời giải:
Để xác định vai trò của nguyên tố magiê đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong: Dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magiê.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 28: Để xác định vai trò của nguyên tố sắt đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong
A. Dung dịch dinh dưỡng nhưng không có sắt.
B. Chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.
C. Chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.
D. Dung dịch thiếu dinh dưỡng nhưng có sắt.
Lời giải:
Để xác định vai trò của nguyên tố sắt đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong: Dung dịch dinh dưỡng nhưng không có sắt.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 29: Khi cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion khoáng nào sau đây lá cây sẽ xanh trở lại?
A. Mg2+
B. Ca2+
C. Fe3+
D. Na+
Lời giải:
Bón magie sẽ giúp lá cây xanh lại, vì cây bị thiếu magie – thành phần của diệp lục làm cho diệp lục không tổng hợp được → lá bị vàng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 30: Khi thấy cây có hiện tượng vàng lá do thiếu chất dinh dưỡng, ta nên phun hay bón chất nào sau đây để lá xanh trở lại?
A. Ca2+
B. Fe3+
C. Mg2+
D. Cu2+
Lời giải:
Bón magie sẽ giúp lá cây xanh lại, vì cây bị thiếu magie – thành phần của diệp lục làm cho diệp lục không tổng hợp được → lá bị vàng
Đáp án cần chọn là: C
C. Giải bài tập sgk
Xem thêm các bài học Sinh học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:
- Sinh học 11 Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
- Sinh học 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)
- Sinh học 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật
- Sinh học 11 Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
- Sinh học 11 Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều