Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật
Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 11 năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 11.
A. Lý thuyết bài học
I. KHÁI QUÁT VỀ QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
1. Quang hợp là gì?
- Quang hợp là quá trình thực vật hấp thu ánh sáng mặt trời để tạo ra cacbohidrat và ôxi từ khí cacbonic và nước.
- Phương trình tổng quát
6 CO2 + 6 H2O → C6H12O6 + 6 O2
2. Vai trò của quang hợp
Toàn bộ sự sống trên hành tinh của chúng ta phụ thuộc vào quang hợp, do :
- Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng và là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu chữa bệnh cho con người.
- Năng lượng ánh sáng mặt trời được chuyển hóa thành năng lượng hóa học trong các liên kết hóa học của các sản phẩm quang hợp. Đây là nguồn năng lượng duy trì các hoạt động sống.
- Quang hợp điều hòa không khí : giải phóng ôxi (là dưỡng khí cho sinh vật hiếu khí) và hấp thụ CO2 (góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính)
II. LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP
1. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp
- Đặc điểm giải phẫu hình thái bên ngoài
+ Diện tích bề mặt lá lớn, giúp hấp thụ được nhiều ánh sáng mặt trời
+ Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp
- Đặc điểm giải phẫu hình thái bên trong
Hệ gân lá có mạch dẫn gồm mạch gỗ và mạch rây, xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đi đến tận từng tế bào nhu mô của lá. Nhờ vậy, nước và ion khoáng đến được từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.
- Trong lá có nhiều tế bào chứa những hạt màu lục gọi là lục lạp, là “nhà máy quang hợp” của thực vật.
2. Lục lạp là bào quan quang hợp
Để đảm bảo chức năng quang hợp, lục lạp có những đặc điểm phù hợp:
- Lục lạp thường có hình bầu dục thuận lợi cho việc hấp thu ánh sáng.
- Lục lạp có kích thước nhỏ, thuận lợi cho sự trao đổi chất
- Mỗi lục lạp được bao bọc bởi màng kép, bên trong là chất nền không màu và các hạt nhỏ (grana).
- Mỗi grana có dạng như một chồng tiền xu gồm các túi dẹt, gọi là tilacôit :
+ Màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng
+ Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp
+ Chất nền là nơi xảy ra các phản ứng tối.
- Trong lục lạp có chứa ADN enzim và ribôxôm nên nó có khả năng tự tổng hợp prôtêin cần thiết cho mình.
- Số lượng lục lạp trong mỗi tế bào không giống nhau, phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng của môi trường sống và đặc điểm của loài.
3. Hệ sắc tố quang hợp
- Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh bao gồm diệp lục và carôtenôit. Diệp lục có 2 loại chủ yếu là diệp lục a và diệp lục b.
- Lá có màu xanh là do có diệp lục. Carôtenôit tạo nên màu đỏ, da cam, vàng của lá, quả, củ.
- Các sắc tố quang hợp hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng trong hệ sắc tố ứng quang hợp theo sơ đồ sau:
- Carôtenôit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng
Sau đó, quang năng được chuyển thành hóa năng trong ATP và NADPH
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Trong các phát biểu sau :
(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.
(2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học.
(3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.
(4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.
(5) Điều hòa không khí.
Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Lời giải:
Quang hợp có các vai trò (1), (2), (3), (5)
Quang hợp không có vai trò (4)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?
A. Tích lũy năng lượng.
B. Tạo chất hữu cơ.
C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.
D. Điều hòa không khí.
Lời giải:
Cân bằng nhiệt độ của môi trường không phải là vai trò của quang hợp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Vai trò nào sau đây không thuộc quá trình quang hợp?
A. Biến đổi quang năng thành hoá năng tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ
B. Biến đổi chất hữu cơ thành nguồn năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống trên Trái đất.
C. Làm trong sạch bầu khí quyển
D. Tổng hợp chất hữu cơ bổ sung cho các hoạt động của sinh vật dị dưỡng
Lời giải:
Quang hợp không có vai trò biến đổi chất hữu cơ thành năng lượng cung cấp cho hoạt động sống, đây là vai trò của hô hấp.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Quá trình quang hợp không có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp thức ăn cho sinh vật
B. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng
C. Phân giải các chất hữu cơ thành năng lượng
D. Điều hòa không khí
Lời giải:
Quang hợp không có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành năng lượng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Cấu tạo của lá phù hợp với chức năng quang hợp
A. Lá to, dày, cứng
B. To, dày, cứng, có nhiều gân
C. Lá có nhiều gân
D. Lá có hình dạng bản, mỏng
Lời giải:
Lá có hình dạng bản, mỏng → hấp thụ được nhiều ánh sáng và thuận lợi cho khí khuếch tán ra vào.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Lá có đặc điểm nào phù hợp với chức năng quang hợp?
1. Hình bản, xếp xen kẽ, hướng quang.
2. Có mô xốp gồm nhiều khoang trống chứa CO2 mô giậu chứa nhiều lục lạp.
3. Hệ mạch dẫn (bó mạch gỗ của lá) dày đặc, thuận lợi cho việc vận chuyển nước, khoáng và sản phẩm quang hợp.
4. Bề mặt lá có nhiều khí khổng, giúp trao đổi khí.
A. 1,2, 3, 4
B. 1,2,4.
C. 1,2,3
D. 2, 3,4.
Lời giải:
Lá có hình bản dẹt, xếp xen kẽ, hướng quang → diện tích tiếp ánh sáng mặt trời lớn
Có mô xốp gồm nhiều khoang trống chứa CO2 mô giậu chứa nhiều lục lạp → tăng hiệu quả quang hợp
Hệ mạch dẫn phát triển giúp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang hợp
Có nhiều khí khổng giúp lá lấy CO2
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?
A. Tất cả khi khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm diện tích hấp thụ ánh sáng
B. Có diện tích bề mặt lá lớn
C. Phiến lá mỏng
D. Sự phân bố đều khắp trên bề mặt lá của hệ thống mạch dẫn.
Lời giải:
Diện tích bề mặt lớn chính là điểm nổi bật nhất giúp lá hấp thụ được nhiều ánh sáng.
Phiến lá mỏng giúp cây quang hợp hiệu quả, hệ thống ống dẫn phát triển giúp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang hợp.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Cấu tạo nào của lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng ?
1. Tất cả khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá nên không chiếm diện tích hấp thụ ánh sáng
2. Có diện tích bề mặt lớn
3. Phiến lá mỏng
4. Sự phân bố đều khắp trên bề mặt lá của hệ thống mạch dẫn.
A. 1,3,4
B. 1,2
C. 2,3
D. 2,3,4
Lời giải:
Đặc điểm của lá giúp cây hấp thụ được nhiều ánh sáng là: 2, 3
Ý (4) sai vì hệ thống mạch dẫn giúp vận chuyển sản phẩm quang hợp chứ không giúp cây hấp thụ được nhiều ánh sáng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Đặc điểm hình thái của lá giúp hấp thụ nhiều tia sáng là
A. có khí khổng
B. có hệ gân lá
C. có lục lạp
D. diện tích bề mặt lớn
Lời giải:
Đặc điểm hình thái của lá giúp hấp thụ nhiều tia sáng là lá có diện tích bề mặt lớn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Đặc điểm hình thái của lá giúp CO2 khuếch tán vào lá là trong lớp biểu bì lá
A. có khí khổng
B. có hệ gân lá
C. có lục lạp
D. diện tích bề mặt lớn
Lời giải:
Đặc điểm hình thái của lá giúp CO2 khuếch tán vào lá là trong lớp biểu bì lá có khí khổng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Lá cây có màu xanh lục vì
A. Diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
B. Diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
C. Nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
D. Các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.
Lời giải:
Lá cây có màu xanh lục vì các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ và phản xạ ngược lại môi trường, do đó, mắt ta nhìn thấy lá có màu xanh. Đối với lá cây có màu khác (vàng, đỏ) cũng vậy do các sắc tố trên lá không hấp thụ tia sáng màu đó.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Diệp lục có màu lục vì:
A. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu lục
B. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu lục
C. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu xanh tím
D. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu xanh tím
Lời giải:
Các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ và phản xạ ngược lại môi trường, do đó, mắt ta nhìn thấy lá có màu xanh
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Vì sao lá có màu lục?
A. Do lá chứa diệp lục
B. Do lá chứa sắc tố carôtennôit
C. Do lá chứa sắc tố màu xanh tím
D. Do lá chứa sắc tố màu xanh tím
Lời giải:
Lá cây có màu xanh lục vì nó chứa diệp lục, các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ và phản xạ ngược lại môi trường, do đó, mắt ta nhìn thấy lá có màu xanh
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Phần thịt lá nằm liền sát lớp biểu bì trên có đặc điểm nào dưới đây ?
A. Bao gồm các tế bào xếp dãn cách nhau, không chứa lục lạp.
B. Bao gồm các tế bào xếp sát nhau, chứa nhiều lục lạp
C. Bao gồm các tế bào xếp sát nhau, chứa ít lục lạp
D. Bao gồm các tế bào dãn cách, chứa nhiều lục lạp
Lời giải:
Tế bào có mô giậu chứa nhiều lục lạp phân bố ngay dưới lớp biểu bì ở mặt trên của lá.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Phần thịt lá nằm liền sát lớp biểu bì trên gồm các?
A. Tế bào mô giậu.
B. Khí khổng
C. Tầng cutin
D. Tế bào bao bó mạch
Lời giải:
Tế bào có mô giậu chứa nhiều lục lạp phân bố ngay dưới lớp biểu bì ở mặt trên của lá.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Nhờ đặc điểm nào mà trong diện tích của lục lạp lớn hơn diện tích lá chứa chúng?
A. Do số lượng lục lạp trong lá lớn.
B. Do lục lạp có hình khối bầu dục làm tăng diện tích tiếp xúc lên nhiều lần.
C.Do lá có hình phiến mỏng, còn tế bào lá chứa lục lạp có hình khối.
D. Do lục lạp được sản sinh liên tục trong tế bào lá.
Lời giải:
Số lượng lục lạp trong tế bào rất khác nhau các loài thực vật khác nhau. Đối với tảo mỗi tế bào có khi chỉ có một lục lạp. Đối với thực vật bậc cao, mỗi tế bào của mô đồng hóa có thể có từ 20 đến 100 lục lạp. Ở lá thầu dầu, 1mm2 có từ 3.107 - 5.107 lục lạp. Nếu đem cộng diện tích lục lạp lại, sẽ có diện tích tổng số lục lạp lớn hơn diện tích lá.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Số lượng lớn lục lạp trong lá có vai trò gì?
A.Làm cho lá xanh hơn.
B. Dự trữ lục lạp khi lục lạp bị phân hủy.
C. Làm tổng diện tích lục lạp lớn hơn diện tích lá, tăng hiệu suất hấp thụ ánh sáng.
D. Thay phiên hoạt động giữa các lục lạp trong quá trình quang hợp.
Lời giải:
Số lượng lục lạp trong tế bào rất khác nhau các loài thực vật khác nhau. Đối với tảo mỗi tế bào có khi chỉ có một lục lạp. Đối với thực vật bậc cao, mỗi tế bào của mô đồng hóa có thể có từ 20 đến 100 lục lạp. Ở lá thầu dầu, 1mm2 có từ 3.107 - 5.107 lục lạp. Nếu đem cộng diện tích lục lạp lại, sẽ có diện tích tổng số lục lạp lớn hơn diện tích lá => tăng hiệu suất hấp thụ ánh sáng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: Bào quan thực hiện quá trình quang hợp ở cây xanh là:
A. Không bào
B. Riboxom
C. Lục lạp
D. Ti thể
Lời giải:
Bào quan thực hiện quá trình quang hợp ở cây xanh là lục lạp
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19: Bào quan nào thực hiện chức năng quang hợp?
A. Lục lạp.
B. Lưới nội chất.
C. Ti thể.
D. Khí khổng.
Lời giải:
Lục lạp chứa nhiều diệp lục nên có chức năng thực hiện quá trình quang hợp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Thành phần nào sau đây không phải là thành phần cấu trúc của lục lạp?
Strôma
Grana
Lizôxôm
IV. Tilacoit
A. IV
B. II
C. I
D. III
Lời giải:
Lục lạp không có lizôxôm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21: Các thành phần cấu trúc của lục lạp bao gồm?
I. Strôma II. Grana
III. Lizôxôm IV. Tilacoit
A. I, II, III, IV
B. I, II, III
C. I, II, IV
D. I, III, IV
Lời giải:
Lục lạp không có lizôxôm. Các thành phần cấu trúc của lục: Strôma, Grana và Tilacoit
Đáp án cần chọn là: C
Câu 22: Các tilacôit không chứa
A. Các sắc tố.
B. Các trung tâm phản ứng.
C. Các chất truyền electron.
D. Enzim cacbôxi hóa.
Lời giải:
Các tilacôit không chứa enzim cacbôxi hóa.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23: Hệ sắc tố quang hợp phân bố ở
A. chất nền strôma
B. màng tilacôit.
C. xoang tilacôit.
D. ti thể.
Lời giải:
Màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp (chứa diệp lục, carotenoit, enzim) → nơi xảy ra các phản ứng sáng trong quang hợp
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24: Sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH trong quang hợp là
A. Diệp lục a.
B. Diệp lục b.
C. Diệp lục a, b.
D. Diệp lục a, b và carôtenôit
Lời giải:
Sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH trong quang hợp là diệp lục a
Đáp án cần chọn là: A
Câu 25: Sắc tố nào sau đây thuộc nhóm sắc tố chính?
A. Clorophyl a và clorophyl b
B. Clorophyl a và phicôbilin.
C. Clorophyl a và xanlôphyl
D. Clorophyl a và carôten.
Lời giải:
Hệ sắc tố quang hợp gồm 3 nhóm sắc tố: diệp lục (chlorophyl), carôtenôit, phicôbilin. Trong đó Clorophyl a và clorophyl b là nhóm sắc tố chính.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26: Hệ sắc tố quang hợp bao gồm
A. diệp lục a và diệp lục b
B. diệp lục a và carôtenôit
C. diệp lục b và carotenoit
D. diệp lục và carôtenôit
Lời giải:
Hệ sắc tố quang hợp gồm 3 nhóm sắc tố: diệp lục (chlorophyl), carôtenôit, phicôbilin.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27: Sắc tố quang hợp nào sau đây thuộc nhóm sắc tố chính?
A. Diệp lục a và diệp lục b
B. Diệp lục a và carôten
C. Diệp lục a và xantôphyl
D. Diệp lục và carôtênôit
Lời giải:
Diệp lục a và diệp lục b thuộc nhóm sắc tố chính.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28: Sắc tố nào sau đây thuộc nhóm sắc tố phụ?
A. Diệp lục a và diệp lục b
B. Diệp lục a và carôten
C. Carôten và xantôphyl
D. Diệp lục và carôtênôit
Lời giải:
Carôten và xantôphyl thuộc nhóm sắc tố phụ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 29: Khi nói vê cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp người ta đưa ra một số nhận xét sau
(1) Trên màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng.
(2) Trên màng tilacôit là nơi xảy ra phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp.
(3) Chất nên strôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp.
Số phát biều đúng là:
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Lời giải:
Phát biểu đúng là (1),(3)
Ý (2) sai vì quang phân ly nước xảy ra ở xoang tilacoit
Đáp án cần chọn là: C
Câu 30: Cấu tạo của lục lạp thích nghi vói chức năng quang hợp:
A. Màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng
B. Xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp
C. Chất nền strôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp
D. Cả 3 phương án trên
Lời giải:
Cấu tạo của lục lạp thích nghi vói chức năng quang hợp: màng tilacôit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng; xoang tilacôit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp; chất nềnstrôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp
Đáp án cần chọn là: D
C. Giải bài tập sgk
Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 8 trang 36: Quan sát hình 8.1 và cho biết quang hợp là gì?
Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 8 trang 36: Quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của cây, tại sao?
Bài 1 (trang 39 SGK Sinh 11): Quang hợp ở thực vật là gì? Viết phương trình quang hợp tổng quát.
Bài 2 (trang 39 SGK Sinh 11): Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái Đất?
Bài 3 (trang 39 SGK Sinh 11): Nêu đặc điểm của lá cây xanh thích nghi với chức năng quang hợp.
Bài 4 (trang 39 SGK Sinh 11): Nêu thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh?
Xem thêm các bài học Sinh học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:
- Sinh học 11 Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
- Sinh học 11 Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
- Sinh học 11 Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
- Sinh học 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vật
- Sinh học 11 Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều