Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa



Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 12.

A. Lý thuyết bài học

Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa

I. BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU SO SÁNH.

- Cơ quan tương đồng là các cơ quan ở các loài khác nhau, trhực hiện các chức năng rất khác nhau nhưng được bắt nguồn từ 1 cơ quan ở loài tổ tiên.

Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa

- Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.

Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa

- Cơ tương tự: là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng thực hiện chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự.

KL: Sự tương đồng về đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung.

II. BẰNG CHỨNG PHÔI SINH HỌC

Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về nguồn gốc chung của chúng. Những đặc điểm giống nhau đó càng nhiều và càng kéo dài trong những giai đoạn phát triển muộn của phôi chứng tỏ quan hệ họ hàng càng gần.

Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa

III. BẰNG CHỨNG ĐỊA LÍ SINH VẬT HỌC

Địa lí sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố địa lí của các loài trên trái đất, cho chúng ta những bằng chứng rằng các loài sinh vật đều bắt nguồn từ 1 tổ tiên chung.

Khi nghiên cứu về sự phân bố địa lí các loài, Dacwin rút ra kết luận:

- Sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do chúng có chung nguồn gốc hơn là do chúng sống trong môi trường giống nhau.

- Do điều kiện môi trường ở mỗi đảo khác nhau và do các sinh vật sống trên đảo cách li sinh sản với nhauà xuất hiện các loài khác nhau

IV. BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ

Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa

- Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó.

- Các loài đều có cơ sở vật chất chủ yếu là axit nucleic (gồm ADN và ARN) và prôtein.

- ADN có cấu tạo từ 4 loại nucleotit A, T, G, X.

- Prôtein đều được cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin khác nhau.

- Các loài sinh vật đều sử dụng chung một loại mã di truyền.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, hóa thạch có vai trò là

  1. Xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ
  2. Bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
  3. Xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất
  4. Bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

Đáp án:

Vai trò của hóa thạch là bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?

  1. Di tích của thực vật sống trong các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá.
  2. Tất cả sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
  3. Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố tương tự nhau.
  4. Các axitamin trong chuỗi hêmôgloobin của người và tinh tinh giống nhau.

Đáp án:

Bằng chứng là tiến hóa trực tiếp là :

Di tích của thực vật sống trong các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Bằng chứng tiến hóa trực tiếp có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau là

  1. Bằng chứng sinh học phân tử
  2. Bằng chứng tế bào học
  3. Bằng chứng giải phẫu học so sánh
  4. Bằng chứng hóa thạch

Đáp án:

Bằng chứng tiến hóa trực tiếp nhất là bằng chứng hóa thạch.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất ?

  1. Bằng chứng sinh học phân tử
  2. Bằng chứng giải phẫu so sánh
  3. Bằng chứng hóa thạch
  4. Bằng chứng tế bào học

Đáp án:

Bằng chứng hóa thạch cho biết loài nào xuất hiện trước loài nào xuất hiện sau

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Bằng chứng tiến hóa trực tiếp có thể giúp chúng ta:

  1. Xác định loài nào gần gũi với loài nào hơn
  2. Xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau
  3. Xác định loài nào là tổ tiên của loài nào
  4. Cả 3 ý trên

Đáp án:

Bằng chứng hóa thạch cho biết loài nào xuất hiện trước loài nào xuất hiện sau dựa vào tuổi hóa thạch, tuổi của lớp đất đá chứa hóa thạch.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Cho các dữ liệu sau: 

(1) Sinh vật bằng đá được tìm thấy trong lòng đất. 

(2) Xác của các Pharaon trong kim tự tháp Ai Cập vẫn còn bảo quản tương đối nguyên vẹn. 

(3) Xác sâu bọ được phủ kín trong nhựa hổ phách còn giữ nguyên màu sắc. 

(4) Xác của voi mamut còn tươi trong lớp băng hà. 

(5) Rìu bằng đá của người cổ đại. Có bao nhiêu dữ liệu được gọi là hóa thạch?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Đáp án:

Hóa thạch là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đó trong các lớp đất đá. Hóa thạch có thể ở dạng xương hoặc còn nguyên trong tảng băng hà, hoặc trong lớp nhựa hổ phách.

Do đó, chỉ có (3) và (4) đúng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Cho các dữ liệu sau: 

(1) Sinh vật bằng đá được tìm thấy trong lòng đất.

 (2) Xác của các Pharaon trong kim tự tháp Ai Cập vẫn còn bảo quản tương đối nguyên vẹn.

 (3) Xác sâu bọ được phủ kín trong nhựa hổ phách còn giữ nguyên màu sắc.

 (4) Xác của voi mamut còn tươi trong lớp băng hà.

 (5) Rìu bằng đá của người cổ đại. Có bao nhiêu dữ liệu không được gọi là hóa thạch?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Đáp án:

Hóa thạch là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đó trong các lớp đất đá. Hóa thạch có thể ở dạng xương hoặc còn nguyên trong tảng băng hà, hoặc trong lớp nhựa hổ phách.

Do đó, chỉ có (3) và (4) là hóa thạch

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Bằng chứng nào sau đây không trực tiếp cho thấy mối quan hệ tiến hóa giữa các loài sinh vật?

  1. Di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày được tìm thấy ở cá voi hiện nay.
  2. Xác voi ma mút được tìm thấy trong các lớp băng.
  3. Những đốt xương khủng long được tìm thấy trong các lớp đất.
  4. Xác sâu bọ được tìm thấy trong các lớp hổ phách.

Đáp án:

B - C - D - là hóa thạch.

Di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày được tìm thấy ở cá voi hiện nay là cơ quan thoái hóa, là bằng chứng giải phẫu so sánh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Bằng chứng nào sau đây trực tiếp cho thấy mối quan hệ tiến hóa giữa các loài sinh vật?

  1. Xác sâu bọ được tìm thấy trong các lớp hổ phách.
  2. Xác voi ma mút được tìm thấy trong các lớp băng.
  3. Những đốt xương khủng long được tìm thấy trong các lớp đất.
  4. Tất cả các bằng chứng trên

Đáp án:

A - B - C – đều là hóa thạch, đều là bằng chứng trực tiếp.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Cơ quan tương đồng là những cơ quan:

  1. Cùng nguồn gốc, đảm nhận những chức phận giống nhau
  2. Có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhận những chức phận giống nhau , có hình thái tương tự nhau
  3. Cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau
  4. Có nguồn gốc khác nhau , nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể có kiểu cấu tạo giống nhau

Đáp án:

Cơ quan tương đồng là cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng thực hiện các chức năng khác nhau

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là

  1. Những cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
  2. Những cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dầu hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện chức năng rất khác nhau.
  3. Những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
  4. Những cơ quan nằm ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi.

Đáp án:

Cơ quan tương đồng là những cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dầu hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện chức năng rất khác nhau.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Cặp cấu trúc nào dưới đây là cơ quan tương đồng?

  1. Cánh của chim và cánh của côn trùng.
  2. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.
  3. Cánh của dơi và chi trước của ngựa.
  4. Mang của cá và mang của tôm.

Đáp án:

Đáp án C, cánh dơi và chân trước của ngựa đều có nguồn gốc từ chi trước của thú.

A sai: cánh chim có nguồn gốc chi trước, cánh côn trùng có nguồn gốc từ biểu bì.

B sai: gai hoa hồng có nguồn gốc biểu bì, gai xương rồng có nguồn gốc là lá.

D  sai, cá là động vật có xương sống, còn tôm thì không có xương sống, 2 cơ quan mang của 2 loài này là khác nguồn gốc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Cho các cặp cơ quan:   

1. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người. 

2. Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp. 

3. Gai xương rồng và lá cây lúa. 

4. Cánh bướm và cánh chim.       

5. Ngà voi và sừng tê giác   

Những cặp cơ quan tương đồng là

  1. (1),(2), (3).
  2. (2), (3), (4), (5).
  3. (1),(2),(4)
  4. (1),(2).

Đáp án:

Các cặp cơ quan tương đồng là: (1) (2) (3)

(4) sai vì cánh bướm bắt nguồn từ phần trước bụng; cánh chim có nguồn gốc từ chi trước.

(5) sai vì ngà voi nguồn gốc từ răng nanh, sừng tê giác có nguồn gốc từ mô lông.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Cánh chim tương đồng với cơ quan nào sau đây?

  1. Cánh ong
  2. Cánh dơi
  3. Cánh bướm
  4. Vây cá chép

Đáp án: 

Cơ quan tương đồng là những cơ quan có chức năng khác nhau nhưng có cùng nguồn gốc

Cánh chim là cơ quan tương đồng với cánh dơi (có nguồn gốc chung là chi trước của thú)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Ý nghĩa của các cơ quan tương đồng với việc nghiên cứu tiến hóa là:

  1. Phản ánh sự tiến hóa đồng quy
  2. Phản ánh sự tiến hóa phân li
  3. Phản ánh nguồn gốc chung các loài
  4. Cho biết các loài đó sống trong điều kiện giống nhau

Đáp án:

Các loài có cấu tạo cơ thể khác xa nhau nhưng cùng thực hiện chức năng tương tự nhau → tiến hóa đồng quy

Tiến hóa phân ly: cấu tạo cơ thể giống nhau nhưng thực hiện các chức năng khác nhau

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa:

  1. Đồng quy
  2. Song song
  3. Phân li
  4. Sự thoái hóa

Đáp án:

Các loài có cấu tạo cơ thể khác xa nhau nhưng cùng thực hiện chức năng tương tự nhau → tiến hóa đồng quy

Tiến hóa phân ly: cấu tạo cơ thể giống nhau nhưng thực hiện các chức năng khác nhau

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Đâu không phải là cặp cơ quan tiến hóa theo hướng phân li tính trạng?

  1. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
  2. Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.
  3. Gai xương rồng và lá cây lúa.
  4. Mang cá và mang tôm

Đáp án:

Cặp cơ quan không phải là cơ quan tương đồng là : Mang cá và mang tôm.

Đây là cơ quan tương tự.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Có bao nhiêu cặp cơ quan là kết quả của quá trình tiến hóa theo hướng phân ly? 

(1) Cánh chim và cánh côn trùng 

(2) Manh tràng của thú ăn thực vật và ruột tịt của thú ăn động vật 

(3) Gai xương rồng và gai hoa hồng 

(4) Cánh dơi và chi trước của mèo 

(5) Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng 

(6) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các loài động vật

  1. 3
  2. 4
  3. 2
  4. 5

Đáp án:

Các cặp cơ quan thể hiện sự tiến hóa phân ly là (các cơ quan đó cùng nguồn gốc nhưng thực hiện các chức năng khác nhau): (2),(4),(5),(6)

Ý (1) thể hiện tiến hóa đồng quy, 2 cơ quan đó không cùng nguồn gốc nhưng có chức năng giống nhau.

Ý (3) cũng thể hiện tiến hóa đồng quy, gai xương rồng có nguồn gốc từ lá, gai hoa hồng có nguồn gốc biểu bì.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Cấu tạo khác nhau của cơ quan tương đồng là do

  1. Sự tiến hóa trong quá trình phát triển loài
  2. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau
  3. Chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong các điều kiện như nhau
  4. Chúng thực hiện các chức năng khác nhau.

Đáp án:

Cấu tạo khác nhau của cơ quan tương đồng là do chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Cấu tạo khác nhau của cơ quan tương đồng là do

  1. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau 
  2. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng giống nhau
  3. Chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong các điều kiện như nhau.
  4. Chúng sống trong cùng điều kiện nhưng có bộ gen khác nhau.

 Đáp án:

Cấu tạo khác nhau của cơ quan tương đồng là do chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau.

Đáp án cần chọn là: A

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên