Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 6 (sách mới)



Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 6 (sách mới)

Lời giải Sinh học 12 Bài 6 sách mới. Mời các bạn đón đọc:

Quảng cáo



Lưu trữ: Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (sách cũ)

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 12.

A. Lý thuyết bài học

I. ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI

1. Khái niệm và các loại

a. Khái niệm: Là đột biến làm thay đổi số lượng NST trong một hay một số cặp tương đồng.

b. Các loại

Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Loại đột biến lệch bội Đặc điểm bộ NST trong tế bào Ký hiệu bộ NST
Thể không Tế bào lưỡng bội mất 2 nhiễm sắc thể của một cặp 2n-2
Thể một Tế bào lưỡng bội mất một cặp nhiễm sắc thể 2n-1
Thể một kép Trong tế bào lưỡng bội hai cặp nhiễm sắc thể có một chiếc 2n-1-1
Thể ba Trong tế bào lưỡng bội một cặp nhiễm sắc thể có ba chiếc 2n+1
Thể bốn Trong tế bào lưỡng bội một cặp nhiễm sắc thể có bốn chiếc 2n+2
Thể bốn kép Trong tế bào lưỡng bội hai cặp nhiễm sắc thể có bốn chiếc 2n+2+2

2.Cơ chế phát sinh

- Do rối loạn quá trình phân bào.

+ Xảy ra trong giảm phân kết hợp với thụ tinh

+ Hoặc trong nguyên phân, tạo thể khảm.

a. Xảy ra trong giảm phân kết hợp với thụ tinh

Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

- Trong giảm phân: Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của một hay một số cặp nhiễm sắc thể tạo ra các giao tử không bình thường (thừa hay thiếu NST).

- Trong thụ tinh: Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến lệch bội.

b. Xảy ra trong nguyên phân (Ở tế bào sinh dưỡng)

Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

- Do sự phân ly không bình thường của các cặp NST trong nguyên phân hình thành tế bào lệch bội.

- Tế bào lệch bội tiếp tục nguyên phân làm cho 1 phần cơ thể có các tế bào bị lệch bội tạo ra thể khảm.

3. Hậu quả

- Thể lệch bội thường không có khả năng sống hoặc sức sống giảm, giảm khả năng sinh sản tùy loài.

- VD: Hội trứng Đao, Siêu nữ 3X (XXX), Toc nơ (XO), Claiphen tơ (XXY) ở người.

4. Ý nghĩa

- Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.

- Xác định vị trí gen trên NST.

II. ĐỘT BIẾN ĐA BỘI

1. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội.

- Khái niệm: Là sự tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng một loài và lớn hơn 2n. Trong đó 3n, 5n, 7n… gọi là đa bội lẻ; còn 4n, 6n... gọi là đa bội chẵn.

Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

- Cơ chế phát sinh:

+ Do trong quá trình giảm phân, bộ NST của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Qua thụ tinh sự kết hợp của các giao tử 2n này với nhau tạo thành thể tứ bội 4n, hay kết hợp với giao tử bình thường n sẽ tạo thể tam bội 3n.

+ Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu tế bào không phân chia NST thì cũng tạo nên thể tứ bội.

Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội.

- Khái niệm: Là dạng đột biến gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau.

- Cơ chế phát sinh: Cơ chế hình thành thể dị đa bội là lai xa kết hợp với đa bội hóa tạo ra cây song nhị bội gồm 2 bộ NST của 2 loài đem lai.

Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

3. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội

- Đặc điểm của thể đa bội:

Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

+ Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt.

+ Thể đa bội lẻ (3n, 5n...) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. Các giống cây ăn quả không hạt thường là thể đa bội lẻ (dưa hấu, nho...)

- Vai trò: Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá (hình thành loài mới) và trong trồng trọt (tạo cây trồng năng suất cao... )

B. Câu hỏi trắc nghiệm

A/ ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST - ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI

Câu 1: Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng nào sau đây?

  1. Thừa 1 NST ở 2 cặp tương đồng.            
  2. Mối cặp NST đều trở thành có 3 chiếc.
  3. Thừa 1 NST ở một cặp nào đó.
  4. Thiếu 1 NST ở tất cả các cặp.

Đáp án:

Trong tế bào của thể ba nhiễm có hiện tượng thừa 1 NST ở 1 cặp nào đó

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Trong tế bào của thể ba nhiễm kép có hiện tượng nào sau đây?

  1. Thừa 1 NST ở 2 cặp tương đồng.    
  2. Mối cặp NST đều trở thành có 3 chiếc.
  3. Thừa 1 NST ở một cặp nào đó.   
  4. Thiếu 1 NST ở tất cả các cặp.

Đáp án:

Trong tế bào của thể ba nhiễm kép có hiện tượng thừa 2 NST ở 2 cặp tương đồng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Thể một nhiễm có bộ nhiễm sắc thể thuộc dạng:

  1. 2n - 1
  2. n + 1
  3. 2n + 1   
  4. n – 1

Đáp án:

Thể một nhiễm: 2n-1

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Thể ba nhiễm có bộ nhiễm sắc thể thuộc dạng:

  1. 2n - 1  
  2. n + 1   
  3. 2n + 1    
  4. n – 1

Đáp án:

Thể một nhiễm: 2n+1

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Trong các ký hiệu về thể lệch bội sau, đâu là kí hiệu của thể bốn?

  1. 2n + 4
  2. 2n – 4
  3. 2n – 2
  4. 2n + 2

Đáp án:

Thể bốn: 2n+2

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Thể nào sau đây không phải là thể lệch bội?

  1. Thể 3 nhiễm trên NST thường.
  2. Người bị bệnh Đao
  3. Thể không nhiễm trên NST giới tính
  4. Người bị bệnh ung thư máu.

Đáp án:

Thể lệch bội là đột biến số lượng NST.

Bệnh Đao là người có 3 NST số 21

Bệnh ung thư máu do mất đoạn ở NST số 21

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Nội dung nào sau đây đúng về thể lệch bội?

  1. Thay đổi số lượng nhiễm sắc ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
  2. Thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể ở nhiều cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
  3. Thay đổi số lượng nhiễm sắc ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
  4. Thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

Đáp án:

Thể lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST tương đồng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng được gọi là

  1. thể đa bội.
  2. đột biến nhiễm sắc thể
  3. thể dị bội.   
  4. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

Đáp án:

Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng được gọi là thể dị bội

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Thể đột biến nào sau đây không phải là thể lệch bội

  1. Thể ba. 
  2. Thể tam bội. 
  3. Thể một. 
  4. Thể không.

Đáp án:

Thể tam bội không phải thể lệch bội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Đột biến lệch bội xảy ra do

  1. Một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong phân bào.
  2. Một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.
  3. Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong nguyên phân.
  4. Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.

Đáp án:

Một hay một số cặp NST không phân li trong phân bào dẫn tới thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Đột biến lệch bội một cặp NST tương đồng xảy ra do

  1. Một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong phân bào.
  2. Một số cặp nhiễm sắc thể không phân li trong giảm phân.
  3. Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong nguyên phân
  4. Một cặp nhiễm sắc thể không phân li trong phân bào.

Đáp án:

Một hay một số cặp NST không phân li trong phân bào dẫn tới thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng? 

  1. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.
  2. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
  3. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
  4. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không phân li.

Đáp án:

B sai vì: Đột biến lệch bội có thể xảy ra ở nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Cho các thông tin sau:

(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.          

(2) Làm thay đổi chiều dài phân tử ADN.

(3) Không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.

(4) Thường xảy ra ở thực vật mà không gặp ở động vật.

(5) Làm xuất hiện các gen mới trong quần thể.

Trong 5 đặc điểm nói trên, đột biến lệch bội có bao nhiêu đặc điểm?

  1. 4.
  2. 3.
  3. 5.
  4. 2.

Đáp án:

Các đặc điểm của đột biến lệch bội là: (1), (3)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Khi nói về đột biến lệch bội NST, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở các cặp NST thường mà không xảy ra ở cặp NST giới tính
  2. Đột biến lệch bội làm cho một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li trong phân bào
  3. Đột biến lệch bội giúp xác định vị trí gen trên NST
  4. Đột biến lệch bội có thể hình thành thể khảm

Đáp án:

A sai vì đột biến lệch bội xảy ra ở các cặp NST thường và cả cặp NST giới tính.VD các hội chứng XXX, XXY, XO

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm kép. Số NST trong tế bào là?

  1. 22
  2. 23
  3. 25
  4. 26

Đáp án:

Ta có: 2n = 24 → n = 12, thể ba nhiễm kép có 2n + 1 +1 = 26 NST

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Lúa tẻ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của cây lúa tẻ lệch bội thể một kép là:

  1. 22
  2. 23
  3. 26
  4. 21

Đáp án:

Cây lúa tẻ lệch bội thể một kép có bộ NST là: 2n - 1 – 1

Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của cây lúa tẻ lệch bội thể một kép là

24 -1 – 1 = 22

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Đậu Hà Lan có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bao nhiêu NST?

  1. 13
  2. 42
  3. 15
  4. 21

Đáp án:

Thể ba 2n+1 có 15 NST trong tế bào sinh dưỡng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Tế bào lá của loài thực vật này thuộc thể một nhiễm sẽ có số nhiễm sắc thể là

  1. 17
  2. 15
  3. 13
  4. 21

Đáp án:

Thể một nhiễm: 2n-1 = 13

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể một nhiễm. Số NST trong tế bào là?

  1. 22
  2. 23
  3. 25
  4. 26

Đáp án:

Ta có: 2n = 24 → n = 12, thể một nhiễm có 2n - 1  = 23 NST

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể bốn nhiễm kép. Số NST trong tế bào là?

  1. 20
  2. 26
  3. 28
  4. 32

Đáp án:

Ta có: 2n = 24 → n = 12, thể bốn nhiễm kép có 2n + 2 +2 = 28 NST

Đáp án cần chọn là: C

B/ ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST - ĐỘT BIẾN ĐA BỘI

Câu 1: Đặc điểm của thể đa bội là

  1. Cơ quan sinh dưỡng bình thường.
  2. Cơ quan sinh dưỡng to.
  3. Dễ bị thoái hóa giống.
  4. Tốc độ sinh trưởng phát triển chậm.

Đáp án:

Thể đa bội có đặc điểm là cơ quan sinh dưỡng to.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Đặc điểm của thể đa bội là

  1. Tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh.
  2. Cơ quan sinh dưỡng to.
  3. Khá phổ biến ở thực vật.
  4. Tất cả các đặc điểm trên

Đáp án:

Thể đa bội có đặc điểm là cơ quan sinh dưỡng to, tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh và phổ biến ở thực vật

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Sự khác biệt dễ nhận thấy của dạng đột biến chuối nhà 3n từ chuối rừng 2n là

Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

  1. chuối nhà có hạt, chuối rừng không hạt 
  2. chuối rừng có hạt, chuối nhà không hạt
  3. chuối nhà sinh sản hữu tính 
  4. chuối nhà không có hoa.

Đáp án:

Chuối nhà không có hạt (3n), chuối rừng có hạt (2n).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Nội dung nào sau đây đúng về thể đa bội?

  1. Thay đổi số lượng nhiễm sắc ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
  2. Thay đổi cấu trúc ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
  3. Thay đổi số lượng nhiễm sắc ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng
  4. Thay đổi cấu trúc ở một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

Đáp án:

Thể đa bội là có số bộ NST Thay đổi số lượng nhiễm sắc ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng về thể đa bội?

  1. Thay đổi số lượng ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
  2. Thay đổi số lượng ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
  3. Thay đổi số lượng ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng lên một số lần
  4. Thay đổi số lượng ở tất cả nhiễm sắc thể trong tế bào lên một bội số như nhau.

Đáp án:

Thể đa bội là có số bộ NST thay đổi số lượng nhiễm sắc ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Khi nói về đặc điểm của đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, thường là tự đa bội lẻ
  2. Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở động vật trong khi ở thực vật là tương đối hiếm
  3. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ trong tế bào bội xảy ra mạnh mẽ hơn so với trong tế bào lưỡng bôi
  4. Khi thể tự đa bội (3n, 5n..) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường

Đáp án:

Phát biểu sai là B, vì ở động vật rất hiếm có thể đa bội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Khi nói về đặc điểm của đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Gồm hai loại là: tự đa bội và dị đa bội
  2. Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở thực vật trong khi ở động vật là tương đối hiếm
  3. Quá trình tổng hợp chất hữ cơ trong tế bào bội xảy ra chậm chạp hơn so với trong tế bào lưỡng bội
  4. Khi thể đa bội lẻ (3n, 5n...) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường

Đáp án:

Phát biểu sai là C, vì quá trình tổng hợp chất hữu cơ trong tế bào bội xảy ra mạnh mẽ hơn so với trong tế bào lưỡng bôi

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Sự không phân li của toàn bộ bộ NST vào giai đoạn sớm của hợp tử trong lần nguyên phân đầu tiên sẽ tạo ra:   

  1. Thể tứ bội
  2. Thể tam bội.
  3. Thể khảm
  4. Thể đa nhiễm

Đáp án:

Sự không li của toàn bộ NST vào giai đoạn sớm của hợp tử trong lần nguyên phân đầu tiên sẽ tạo ra thể tứ bội.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Cho hai cây lưỡng bội có kiểu gen Bb và bb lai với nhau, ở đời con thu được một cây tứ bội có kiểu gen BBbb. Đột biến tứ bội này xảy ra ở

  1. Lần giảm phân 2 của cơ thể Bb và giảm phân 1 hoặc 2 của bb
  2. Lần giảm phân 1 của cơ thể Bb và giảm phân 1 hoặc 2 của bb
  3. Lần giảm phân 1 hoặc giảm phân 2 của cả bố và mẹ
  4. Lần giảm phân 2 của cơ thể Bb và giảm phân 2 của bb

Đáp án:

Cây tứ bội có kiểu gen BBbb => nhận BB từ cơ thể Bb và cơ thể bb cho bb.

Cơ thể Bb bị rối loạn ở GP II tạo giao tử BB, còn cơ thể bb rối loạn ở GP I hoặc GP II tạo giao tử bb

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Đặc điểm chỉ có ở thể dị đa bội mà không có ở thể tự đa bội là:

  1. Không có khả năng sinh sản hữu tính (bị bất thụ)
  2. Tế bào sinh dưỡng mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau.
  3. Hàm lượng ADN ở trong tế bào sinh dưỡng tăng lên so với dạng lưỡng bội.
  4. Bộ nhiễm sắc thể tồn tại theo từng cặp tương đồng.

Đáp án:

Đặc điểm chỉ có ở thể dị đa bội mà không có ở thể tự đa bội là: B

Ở thể dị đa bội, cơ thể mang bộ NST của 2 loài khác nhau do đây là kết quả của quá trình lai xa và đa bội hóa

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Khi nói về thể dị đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
  2. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa
  3. Thể dị đa bội thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật.
  4. Thể dị đa bội không thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường.

Đáp án:

Phát biểu sai là D, thể dị đa bội mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của 2 loài sinh vật nên có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Đột biến đa bội tạo khả năng khắc phục tính bất thụ của cơ thể lai xa. Cơ sở khoa học của điều đó là: Đột biến đa bội làm cho

  1. Các nhiễm sắc thể được tồn tại theo từng cặp tương đồng.
  2. Các nhiễm sắc thể trượt dễ hơn trên thoi vô sắc.
  3. Tế bào cây lai có kích thước lớn hơn dạng lưỡng bội.
  4. Cây gia tăng sức sống và khả năng sinh trưởng.

Đáp án:

Đột biến đa bội làm cho: các nhiễm sắc thể được tồn tại theo từng cặp tương đồng.

→ trong giảm phân, các NST kép kết cặp và có khả năng phân li

→ có khả năng ra giao tử hữu thụ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Đột biến đa bội tạo khả năng khắc phục tính bất thụ của cơ thể lai xa. Cơ sở khoa học của điều đó là: Đột biến đa bội không làm cho

  1. Các nhiễm sắc thể được tồn tại theo từng cặp tương đồng
  2. Các nhiễm sắc thể trượt dễ hơn trên thoi vô sắc, không gặp trở ngại khi phân li.
  3. Trong giảm phân, các NST có khả năng kết cặp và phân li.
  4. Giao tử cây tạo ra là hữu thụ

Đáp án:

Đột biến đa bội làm cho: các nhiễm sắc thể được tồn tại theo từng cặp tương đồng.

→ trong giảm phân, các NST kép kết cặp và có khả năng phân li

→ có khả năng ra giao tử hữu thụ.

→ B sai

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Trên một cây hầu hết các cành có lá bình thường, duy nhất một cành có lá to. Cắt một đoạn cành lá to này đem trồng, người ta thu được cây có tất cả lá đều to. Giả thuyết nào sau đây giải thích đúng hiện tượng trên:

  1. Cây lá to được hình thành do đột biến đa bội.
  2. Cây lá to được hình thành do đột biến gen.
  3. Cây lá to được hình thành do đột biến lệch bội.
  4. Cây lá to được hình thành do đột biến cấu trúc

Đáp án:

Giả thuyết giải thích đúng là: cây lá to được hình thành do đột biến đa bội.

Đột biến đa bội thường làm các cơ quan sinh dưỡng trở nên to hơn so với bình thường

Có thể ở trên cây đang xét, ở mầm sinh trưởng của cành, đã xảy ra sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình nguyên phân (đột biến tự đa bội) → dẫn đến hình thành thể khảm, khiến cành mọc lên lá to hơn bình thường

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Trên một cây hầu hết các cành có lá bình thường, người ta thí nghiệm bọc chất gây đột biến đa bội lên một số cành của cây, làm thế nào để xác định được cành nào có thể mang đột biến đa bội?

  1. Cành mọc lên có lá to hơn hẳn so với cây gốc.
  2. Cành mọc lên có lá bé hơn hẳn so với cây gốc
  3. Cành mọc lên có lá màu khác hẳn so với cây gốc.
  4. Cành mọc lên có lá xanh đậm hơn hẳn so với cây gốc

Đáp án:

Đột biến đa bội thường làm các cơ quan sinh dưỡng trở nên to hơn so với bình thường

Có thể ở trên cây đang xét, ở mầm sinh trưởng của cành, đã xảy ra sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình nguyên phân (đột biến tự đa bội) → dẫn đến hình thành thể khảm, khiến cành mọc lên lá to hơn bình thường

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Dưới đây là một số đặc điểm của đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể:

1. Xảy ra ở cấp độ phân tử và thường có tính thuận nghịch.

2. Đa số là có hại và thường được biểu hiện ngay thành kiểu hình.

3. Xảy ra một cách ngẫu nhiên.

4. Đa số đột biến ở trạng thái lặn nên khó phát hiện.

Có bao nhiêu điểm khác biệt giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Đáp án:

Điểm khác biệt giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể là: (1),(2),(4)

(1) và (4) là đặc điểm của đột biến gen, còn (2) là của đột biến NST

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Dưới đây là một số đặc điểm của đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể:

1. Xảy ra ở cấp độ phân tử và thường có tính thuận nghịch.

2. Đa số là có hại và thường được biểu hiện ngay thành kiểu hình.

3. Xảy ra một cách ngẫu nhiên, dưới sự tác động của tác nhân gây đột biến.

4. Đa số đột biến ở trạng thái lặn nên khó phát hiện.

Có bao nhiêu điểm giống nhau giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể?

  1. 1
  2. 3
  3. 2
  4. 4

Đáp án:

Điểm khác biệt giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể là: (1), (2), (4)

(1) và (4) là đặc điểm của đột biến gen, còn (2) là của đột biến NST, (3) là đặc điểm giống nhau giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Khi nói về điểm khác nhau giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Đột biến gen có tính thuận nghịch, đột biến NST không có tính thuận nghịch
  2. Đột biến gen xảy ra ở cấp phân tử, đột biến NST xảy ra ở cấp tế bào
  3. Đột biến gen hầu hết có hại, đột biến NST hầu hết đều có lợi
  4. Đột biến gen xảy ra với tần số cao hơn và phổ biến hơn đột biến NST

Đáp án:

Phát biểu sai về sự khác nhau giữa đột biến gen và đột biến NST là C, đột biến gen đa số là trung tính, có thể có lợi, có hại. Đột biến NST đa số có hại

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Đột biến được ứng dụng để cấy gen của NST loài này sang NST loài khác là:

  1. Lặp đoạn NST.  
  2. Đột biến dị bội thể.    
  3. Chuyển đoạn trên một NST.
  4. Đột biến đa bội thể

Đáp án:

Người ta sử dụng đột biến dị bội thể để ứng dụng cấy gen của NST loài này sang loài khác

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Đột biến được ứng dụng để tạo giống mang NST của hai loài khác nhau là:

  1. Đột biến dị bội thể.
  2. Lặp đoạn NST.
  3. Chuyển đoạn trên một NST.
  4. Đột biến đa bội thể.

Đáp án:

Người ta sử dụng đột biến dị bội thể để ứng dụng tạo giống mang NST của hai loài khác nhau

Đáp án cần chọn là: A

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên