Lý thuyết Tin học 7 Bài 3 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Tóm tắt lý thuyết Tin học 7 Bài 3 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 7 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Tin 7 Bài 3.

Lý thuyết Tin học 7 Bài 3 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Quảng cáo
Quảng cáo

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học 7 cả ba sách hay khác:




Lưu trữ: Tóm tắt lý thuyết Tin học 7 Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính (sách cũ)

• Nội dung chính:

   - Thực hiện các tính toán đơn giản trên trang tính

   - Sử dụng địa chỉ các ô tính trong công thức.

1. Sử dụng công thức để tính toán

Ưu điểm:

   - Thực hiện các tính toán nhanh chóng, chính xác và lưu lại kết quả.

   - Thay đổi kết quả tùy theo dữ liệu tương ứng mà không cần viết lại công thức.

Các phép toán được sử dụng:

Lý thuyết Tin học 7 Bài 3 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

   - Thứ tự ưu tiên khi tính toán: từ trái qua phải ∗ / + -

   - Thực hiện các phép toán trong dấu ngoặc ( ) trước, sau đó là phép lũy thừa, sau đó là * / + -

2. Nhập công thức

- Khi nhập công thức vào 1 ô, bắt buộc phải gõ dấu =.

- Các bước thực hiện:

   + B1: chọn ô tính cần thao tác

   + B2: gõ dấu =

   + B3: nhập công thức

   + B4: ấn phím Enter để kết thúc

Lý thuyết Tin học 7 Bài 3 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

3. Sử dụng địa chỉ trong công thức

   - Địa chỉ của ô: là cặp tên cột và tên hàng. Ví dụ: A1, B5, D23,...

   - Khi tính toán, dữ liệu trong ô được biểu thị qua địa chỉ của ô.

   - Ví dụ sử dụng địa chỉ để tính tổng 2 số:

Ví dụ 1:

Lý thuyết Tin học 7 Bài 3 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Ví dụ 2:

Lý thuyết Tin học 7 Bài 3 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

   - Trong hình 3.2 sử dụng công thức = ( 12 + 8) để tính giá trị cho ô C1.

   - Trong hình 3.3 sử dụng công thức = (A1 + B1) để tính giá trị cho ô C1.

   - Do ô A1 có giá trị là 12, ô B1 có giá trị là 8 nên ở 2 ví dụ đều cho ra kết quả là 20.

Chú ý:

   - Ở ví dụ thứ 2, nếu dữ liệu trong trong ô A1 hoặc B1 thay đổi thì cũng sẽ làm thay đổi kết quả ở ô C1. Ví dụ: A1 = 2, B1 = 8 thì C1 = 10.

   - Ví dụ thứ 2 sử dụng địa chỉ ô có ưu diểm hơn ví dụ 1 sử dụng giá trị số trực tiếp ở chỗ, nếu giá trị trong ô thay đổi thì ví dụ 1 kết quả vẫn giữ nguyên mà không thay đổi theo vì thế dẫn đến sai lệch, còn ở ví dụ 2 nhờ sử dụng địa chỉ ô nên khi thay đổi giá trị ở A1 hoặc B1 thì C1 cũng thay đổi theo.

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tin học lớp 7 | Soạn Tin học 7 | Trả lời câu hỏi Tin học 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Tin học 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

ly-thuyet-trac-nghiem-tin-hoc-7.jsp

Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên