Công nghệ 7 VNEN Bài 15: Máy móc và thiết bị dùng trong nông nghiệp

A. Hoạt động khởi động

Trả lời câu hỏi (Trang 98 Công nghệ 7 VNEN)

a) Với hiểu biết của mình qua sách, báo, tivi,… và thực tế ở địa phương, hãy sắp xếp tên các nông cụ sau đây vào các cột trong bảng cho phù hợp

hái       cày

cọn nước       bừa

mai       cối xay thóc

cuốc       liềm

guồng nước       thuổng

gầy sòng       cối giã gạo

gầu dai       xẻng

néo đập lúa

b) Hãy kể tên những máy móc, thiết bị dùng trong nông nghiệp mà em biết.

Trả lời:

a) Sắp xếp tên các nông cụ vào bảng:

Dùng trong trồng cây Dùng trong thu hoạch Dùng trong chế biến bảo quản
Cày, cọn nước, bừa, mai, cuốc, guồng nước, thuổng, gầu sòng, gầu dai, xẻng Hái, liềm, nẻo đập lúa Cối giã gạo, cối xay thóc

b) Những máy móc thiết bị dùng trong nông nghiệp mà em biết: máy cày, liềm, chép, cuốc, xẻng, máy bơm, máy gặt,....

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Vai trò của máy nông nghiệp

a) Quan sát hình 1 và đọc thông tin sau đây

b) Trả lời câu hỏi (Trang 100 Công nghệ 7 VNEN)

- Máy nông nghiệp mang lại những lợi ích gì?

- Lấy một ví dụ để chứng tỏ sản xuất nông nghiệp không còn hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.

- Hãy sắp xếp các cụm từ dưới đây thành các nhóm (và theo trình tự thời gian phát triển, nếu có thể)

Cuốc đất       Chọc đất bằng gậy

Máy bơm nước       Xát gạo

Tuốt lúa bằng tay       Đập lúa bằng tay

Máy sấy thóc       Máy tuốt lúa

Máy tẽ hạt ngô       Máy đào mương

Máy cày, máy bừa       Gieo hạt bằng tay

Cày ruộng do trâu, bò kéo       Gặt lúa bằng liềm, máy gặt

Giã bột, xay bột bằng cối đá       Giã gạo bằng con nước

Phơi thóc dưới nắng mặt trời       Máy xay bột

Máy gieo hạt       Máy ép dầu

Giã gạo bằng tay, giã gạo bằng chày đạp chân

Tát nước bằng gầu dai, tất nước bằng gầu sòng, tát nước bằng guồng, tất nước bằng cọn nước

Máy thu hoạch khoai tây (Vừa đào vừa làm sạch đất bám trên khoai)

Các nhóm gồm:

   • Nhóm làm đất: chọc đất bằng gậy, cuốc đất, cày ruộng do trâu, bò kéo, máy cày, máy bừa

   • Nhóm trồng cấy:

   • Nhóm chăm sóc:

   • Nhóm thu hoạch:

   • Nhóm bảo quản:

   • Nhóm chế biến:

- Chọn từ thích hợp cho sẵn điền vào chỗ chấm trong các câu sau (mỗi từ có thể được dùng nhiều lần): tăng, giảm.

Việc sử dụng máy móc trong nông nghiệp đã làm...................... chi phí và .............. thu nhập cho người nông dân. Nhờ có máy nông nghiệp, năng suất lao động đã............ đáng kể, sản lượng và chất lượng nông sản......................., sự phụ thuộc vào thiên nhiên trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản cũng..............

Trả lời:

- Máy nông nghiệp mang lại lợi ích giúp tiết kiệm sức lao động của người dân và thời gian lao động, tăng năng suất lao động và chất lượng nông sản

- Ví dụ để chứng tỏ sản xuất nông nghiệp không còn hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên đó là trồng cây trong nhà kính tại Đà Lạt

- Các nhóm gồm:

   • Nhóm làm đất: chọc đất bằng gậy, cuốc đất, cày ruộng do trâu, bò kéo, máy cày, máy bừa

   • Nhóm trồng cấy: máy gieo hạt nằng tay,máy gieo hạt

   • Nhóm chăm sóc: máy bơm nước, tát nước bằng gầu dai, tát nước bằng gầu sòng, tát nước bằng guồng, tát nước bằng con nước, cọn nước, máy đào mương

   • Nhóm thu hoạch: tuốt lúa bằng tay, đập lúa bằng tay, máy tuốt lúa, máy thu hoạch khoai tây, gặt lúa bằng liềm, máy gặt,

   • Nhóm bảo quản: máy sáy thóc, phơi thóc dưới nắng mặt trời

   • Nhóm chế biến: xát gạo, máy tẽ hạt ngô, giã gạo bằng tay, giã gạo bằng chày đạp chân, giã bột, xay bột bằng cối đá,giã gạo bằng cọn nước, máy xay bột,máy ép dầu

- Điền vào đoạn văn như sau:

Việc sử dụng máy móc trong nông nghiệp đã làm giảm chi phí và tăng thu nhập cho người nông dân. Nhờ có máy nông nghiệp, năng suất lao động đã tăng đáng kể, sản lượng và chất lượng nông sản tăng, sự phụ thuộc vào thiên nhiên trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản cũng giảm.

2. Cấu tạo chung của máy nông nghiệp

a) Quan sát hình 2 và đọc thông tin dưới đây:

b) Trả lời câu hỏi (Trang 102 Công nghệ 7 VNEN)

- Trong số các máy ở hình 2, những máy nào thuộc loại máy di động và những máy nào thuộc loạim áy tĩnh tại nhưng có cấu tạo phần di động?

- Kể tên những máy nông nghiệp mà em biết.

- Phần động lực của máy nông nghiệp loại di động là động cơ điện hay động cơ đốt trong? Tại sao?

- Tại sao phần di động của máy cày, máy bừa khi làm việc ở ruộng nước lại phải dùng bánh hơi hoặc bánh lồng có kích thước lớn?

Trả lời:

- Trong số các máy ở hình 2, những máy ở hình A, B, C,D,E, H,I. L, M, Nthuộc loại máy di động và những máy G, K thuộc loại máy tĩnh tại nhưng có cấu tạo phần di động

- Những máy nông nghiệp mà em biết như: máy xát gạo, máy xay bột, máy tưới cây, máy cấy, máy dỡ khoai, máy gặt,...

- Những thành phần chính của máy nông nghiệp chỉ có 3 phần chính: phần động lực, truyện lực và thiệt bị công tác

- Phần động lực của máy nông nghiệp loại di động thường dùng động cơ đốt. Vì loại di động này thường dùng loại nhiên liệu là xăng, dầu, động cơ xăng là động cơ đốt

- Phần di động của máy cày, máy bừa khi làm việc ở ruộng nước lại dùng phần bánh hơi hoặc bánh lồng có kích thước lớn để dễ dàng di chuyển, dễ làm tơi nhuyễn đất đồng thời cũng giúp máy dễ dàng di chuyển hơn

C. Hoạt động luyện tập

1 (Trang 102 Công nghệ 7 VNEN). Trả lời các câu hỏi sau:

- Loại máy nông nghiệp nào khi làm việc không cần dịch chuyển vị trí mà cấu tạo của máy đó vẫn còn phần di động? Cấu tạo như thế có tác dụng gì?

- Cọn nước của đồng bào vùng cao (hình 1) dùng để đưa nước tới ruộng lúa có thể được coi là một loại máy nông nghiệp không? Tại sao?

- Cối xay gió là loại cối xay hoạt động nhờ sức gió có được gọi là máy nông nghiệp không? Tại sao?

- Nhóm máy nào dưới đây thuộc nhóm máy nông nghiệp dùng trong thu hoạch, chế biến sản phẩm nông nghiệp?

A. Máy gặp đập, máy dỡ khoai, máy xay lát, máy xay bột, máy tẽ hạt ngô.

B. Máy gặp đập, máy dỡ khoai, máy xay lát, máy xay bột, máy phun thuốc từ sâu.

C. Máy gặp đập, máy dỡ khoai, máy xay lát, máy xay bột, máy bơm nước.

D. Máy gặp đập, máy dỡ khoai, máy xay lát, máy xay bột, máy tưới cây.

-Khi muốn chuyển đổi chức năng của một máy nông nghiệp nào đó, người ta buộc phải chuyển đổi phần nào?

A. Phần động lực

B. Phần truyền lực.

C. Phần di động

D. Phần thiết bị công tác.

Trả lời:

- Loại máy nông nghiệp nào khi làm việc không cần dịch chuyển mà cấu tạo của máy đó vẫn có phần di động như: máy tẽ hạt ngô, máy tái sẵn, máy nghiền, máy bơm,....Cấu tạo như thế có tác dụng dễ dàng chuyển máy đến vị trí thuận tiện

- Cọn nước của đồng bảo vùng cao dùng để đưa nước tới ruộng không thể được coi là một máy nông nghiệp bởi nó không có cấu tạo chung như các loại máy móc dùng trong nông lâm ngư nghiệp

- Cối xay gió là loại cối xay hoạt động nhờ sức gió có được gọi là máy nông nghiệp Cối xay gió là một loại máy chạy bằng sức gió. Máy này được thiết kế để biến năng lượng gió thành các dạng hữu dụng

- Nhóm máy thuộc nhóm máy nông nghiệp: A

- Khi muốn chuyển đổi chức năng của một máy nông nghiệp, người ta buộc phải chuyển đổi phần: D

4 (Trang 103 Công nghệ 7 VNEN). Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Khác biệt lớn nhất giữa các loại máy nông nghiệp là ở phần chính nào?

- Hãy kể tên và mô tả khái quát một loại máy nông nghiệp mà em biết. Loại máy đó thuộc nhóm nào trong 4 nhóm: máy trồng cấy, máy thu hoạch, máy bảo quản và máy chế biến.?

Trả lời:

- Máy nông nghiệp khác với các loại máy khác chủ yếu phần di động. Cấu tạo phần di động của máy phải phù hợp với điều kiện di chuyển của máy trong quá trình làm việc.

- Mô tả máy gặt lúa: Máy gặt đập liên hợp là một loại máy được dùng để thu hoạch ngũ cốc. Gọi là "liên hợp" vì nó bao hàm các bộ phận đủ để thực hiện cùng lúc 3 chức năng: gặt, đập và sàng. Theo một công văn của UBND tỉnh Thái Bình, máy gặt đập liên hợp có 6 chức năng: vơ -> cắt -> chuyển -> đập -> làm sạch -> đóng bao[1]. Nói cách khác, công đoạn gặt, đập và làm sạch sẽ được thực hiện ngay ở trên ruộng bởi cùng một loại máy. Các ngũ cốc có thể được gặt bởi máy này, ví dụ, bao gồm lúa mì, yến mạch, lúa mạch đen, đại mạch, ngô, đậu nành và lanh. Máy gặt đập liên hợp được cho là một trong những phát minh quan trọng nhất về mặt kinh tế, giúp tiết kiệm nhân công và khiến xã hội chỉ cần một số nhỏ lao động để tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Máy gặt lúa trên thuộc về nhóm máy thu hoạch

D. Hoạt động vận dụng

Trả lời câu hỏi (Trang 103 Công nghệ 7 VNEN): Tìm hiểu một số loại máy nông nghiệp ở địa phương em qua sách báo. Viết thu hoạch mô tả ngắn gọn về tên gọi, nhiệm vụ đặc điểm cấu tạo của những máy đó

Trả lời:

- Tên gọi: máy bơm nước

- Cấu tạo của máy bơm nước:

   • Bánh công tác: kết cấu có 3 dạng chính là cánh mở hoàn toàn, mở một phần và cánh kín. Bánh công tác được lắp trên trục của bơm cùng với các chi tiết khác cố định với trục tạo nên phần quay của bơm gọi là Rôto. Bánh công tác được đúc bằng gang hoặc thép theo phương pháp đúc chính xác. Các bề mặt cánh dẫn và đĩa bánh công tác yêu cầu có độ nhẵn tương đối cao (tam giác 3 đến 6) để giảm tổn thất. Bánh công tác và Rôto của máy bơm nước đều phải được cân bằng tĩnh và cân bằng động để khi làm việc bánh công tác không cọ xát vào thân bơm.

   • Trục bơm: thường được chế tạo bằng thép hợp kim và được lắp với bánh công tác thông qua mối ghép then.

   • Bộ phận dẫn hướng vào: Hai bộ phận này thuộc thân máy bơm thường

   • Bộ phận dẫn hướng ra: (buồng xoắn ốc) đúc bằng gang có hình dạng tương đối phức tạp.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1 (Trang 103 Công nghệ 7 VNEN). Trao đổi với gia đình, người thân về một số vấn đề sau:

- Máy nông nghiệp có vai trò gì đối với sự phát triển nông nghiệp?

- Cơ khí hoá nông nghiệp có nghĩa là gì?

- Câu: “Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa” có ý nghĩa như thế nào?

- Câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp” có ý nghĩa như thế nào? Ý nghĩa của câu này hiện nay có thay đổi không? Vì sao?

Trả lời:

- Việc sử dụng máy móc trong nông nghiệp đã làm giảm chi phí và tăng thu nhập cho người nông dân. Nhờ có máy nông nghiệp, năng suất lao động đã tăng đáng kể, sản lượng và chất lượng nông sản tăng, sự phụ thuộc vào thiên nhiên trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản cũng giảm.

- Cơ khí hoá nông nghiệp có nghĩa là áp dụng máy móc vào mọi hoạt động trong nông nghiệp để tăng năng suất, hiệu quả va giảm chi phí.

- Câu “Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa” ý nói cày sâu thì lúa tốt vì đất có tơi xốp lúa mới dễ hút màu.

- Câu tục ngữ "Con trâu là đầu cơ nghiệp" thường được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Hiện nay, dù đã có nhiều máy móc thay thế nhưng con trâu vẫn là một tài sản lớn đối với người nông dân và vẫn giữa một vị trí quan trọng.

Xem thêm các bài Giải bài tập Công nghệ lớp 7 VNEN (Soạn Công nghệ 7 VNEN) khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giải bài tập Công nghệ 7 VNEN | Soạn Công nghệ lớp 7 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dẫn học Công nghệ lớp 7 chương trình VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên