Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 6: Nhà Hồ (Từ năm 1400 đến năm 1407)
A. Hoạt động cơ bản
1. Tìm hiểu những nét chính về tình hình nước ta cuối thời Trần
Câu 1 (trang 3-4 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Đọc kĩ đoạn hội thoại, thảo luận và trả lời câu hỏi: Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào?
Trả lời:
Tình hình nước ta cuối thời Trần:
- Trong triều đình, vua, quan ăn chơi sa đọa (vua bắt dân đào hồ, chất đá giữa hồ làm núi, chở nước mặn từ biển đổ vào nuôi hải sản)
- Tình hình sản xuất nông nghiệp ngày càng trì trệ, đói kém (Đê điều không được quan tâm, nhiều năm xảy ra lụt lội, mất mùa, nhân dân cơ cực)
2. Tìm hiểu việc Hồ Qúy Ly ép vua Trần phải nhường ngôi, lập nên nhà Hồ và tiến hành cải cách
Câu 1 (trang 5 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Thảo luận, trả lời các câu hỏi:
- Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Qúy Ly đã làm gì?
- Hồ Qúy Ly đã thực hiện chính sách gì để ổn định tình hình đất nước?
- Em biết thành Tây Đô được xây dựng ở đâu? Nêu suy nghĩ của em khi quan sát thành Tây Đô?
Trả lời:
* Trước sự suy yếu của nhà Trần, năm 1400 Hồ Qúy Ly ép vua Trần phải nhường ngôi và lập nên nhà Hồ, dời đô về thành Tây Đô, đổi tên nước là Đại Ngu và thực hiện nhiều cải cách.
* Để ổn định tình hình đất nước, Hồ Qúy Ly đã thực hiện các chính sách:
- Thay thế quan lại cao cấp của họ Trần bằng những người tài giỏi, đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân.
- Quy định lại ruộng đất cho quan lại, quý tộc, ai thừa phải trả lại nhà nước.
- Quy định số nô tì phục vụ trong các gia đình quý tộc, thừa ra nộp lại cho nhà nước.
- Năm đói hạn, nhà giàu phải bán thóc cho dân
* Thành Tây Đô được xây dựng ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa (hay còn được gọi là thành nhà Hồ ngày nay). Khi được quan sát bức tranh thành Tây Đô em thấy, đây là một bức tường thành cao lớn và vững chắc, thành được xây dựng với kiểu cách rất đẹp giống như những cổng làng ngày xưa.
B. Hoạt động thực hành
1. Làm bài tập
Câu 2 (trang 5-6 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Ghi vào vở ý trả lời đúng cho các câu sau:
1.1 Nối tên nhân vật ở cột A với các nhận định ở cột B cho phù hợp
1.2 Tên nước ta dưới thời nhà Hồ là gì?
A. Đại Cồ Việt
B. Đại Việt
C. Đại Ngu
D. Đại Nam
1.3 Hồ Qúy Ly đã thực hiện chính sách nào sau đây:
A. Giữ lại các quan lại cao cấp của dòng họ Trần
B. Đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân
C. Quy định lại số ruộng đất và số nô tì cho mỗi gia đình quan lại, quý tộc.
D. Quan lại và quý tộc được quyền bán cho nhà nước số ruộng đất và nô tì thừa theo quy định của Hồ Qúy Ly.
1.4 Hãy viết vào vở một đoạn giới thiệu ngắn gọn về tình hình nước ta cuối thời Trần theo dàn ý sau:
Vua, quan:......
Đời sống nhân dân.......
Trả lời:
1.1 Nối tên nhân vật ở cột A với các nhận định ở cột B cho phù hợp
1.2 Tên nước ta dưới thời nhà Hồ là:
Đáp án: C. Đại Ngu
1.3 Hồ Qúy Ly đã thực hiện chính sách nào sau đây:
Đáp án:
B. Đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân
C. Quy định lại số ruộng đất và số nô tì cho mỗi gia đình quan lại, quý tộc.
1.4 Đoạn giới thiệu ngắn gọn về tình hình nước ta cuối thời Trần:
Vua, quan nhà Trần ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến đời sống nhân dân mà chỉ lo chơi bời, hưởng lạc. Vua Trần Dụ Tông còn cho người đào hố lớn trong Hoàng thành, chất đá ở giữa hồ thành núi rồi cho người chở nước mặn từ biển vào hồ để nuôi hải sản.
Đời sống nhân dân: Vua quan lo ăn chơi, không quan tâm đến đê điều, khiến cho nhiều năm lũ lụt, mất mùa, cuộc sống nhân dân lâm vào cảnh cơ cực.
C. Hoạt động ứng dụng
Câu 1 (trang 8 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Chọn một chủ đề mà em quan tâm (về Hồ Qúy Ly, về thành nhà Hồ). Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy tìm hiểu về chủ để đã chọn?
Trả lời:
Tìm hiểu về Hồ Qúy Ly
Hồ Quý Ly là vị hoàng đế đầu tiên của nhà nước Đại Ngu trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi vị Hoàng đế từ năm 1400 đến năm 1401, sau đó giữ ngôi Thái thượng hoàng từ năm 1401 đến năm 1407.
Thời niên thiếu, Hồ Quý Ly theo học võ, gia nhập chốn quan trường triều Trần sau khi đỗ thi Hương, khoa Hoành từ. Hồ Quý Ly có hai người cô ruột là vợ của vua Trần Minh Tông, một người sinh ra vua Trần Nghệ Tông, người khác sinh ra Trần Duệ Tông, do đó ông được sự tín nhiệm khi Trần Nghệ Tông lên làm vua. Năm 1372, ông được phong làm Tham mưu quân sự, đến năm 1380, Hồ Quý Ly làm Thống lĩnh quân Đại Việt để chống lại các đợt tấn công của Chiêm Thành. Năm 1387, ông được phong làm Tể tướng. Từ đó, ông có quyền lực gần như tuyệt đối trong triều, các tông tộc, quan lại trung thành với họ Trần đã có 2 lần chính biến nhằm lật đổ sự thống trị của Quý Ly nhưng ông đều giành chiến thắng và đã có nhiều người bị hành quyết sau đó.
Năm 1400, Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần, đặt quốc hiệu là Đại Ngu, chưa được 1 năm trao ngôi cho con và làm Thái thượng hoàng nhưng vẫn nắm đại quyền. Hồ Quý Ly đã có những sự thay đổi về hành chính, kinh tế, quân sự và đã chuyển kinh đô từ Thăng Long về Thanh Hóa. Mười tháng sau khi lên ngôi, ông đã phát binh thảo phạt Chiêm Thành, qua hai lần phát binh, chiếm được hai châu Đại Chiêm và Cổ Lũy (1402). Năm sau (1403), ông còn cho đại quân bao vây Đồ Bàn nhưng không thắng. Đến năm 1406, nhà Minh đưa quân xâm lược Đại Ngu, quân Đại Ngu thất bại nhanh chóng, lui dần về phía nam và thất bại toàn cục năm 1407 khi cha con Hồ Quý Ly đều bị quân Minh bắt và giải về Trung Quốc.
Xem thêm các bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 7: Chiến thắng Chi Lăng và nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (Thế kỉ XV)
- Bài 8: Trường học, văn thơ, khoa học thời Hậu Lê
- Phiếu kiểm tra 3: Qua các triều đại phong kiến Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê
- Bài 9: Trịnh - Nguyễn phân tranh. Công cuộc khẩn hoang và sự phát triển của thành thị
- Bài 10: Phong trào Tây Sơn và vương triều Tây Sơn
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Lịch Sử và Địa Lí 4 chương trình mới VNEN.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Lớp 4 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT
- Lớp 4 - Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - CTST
- Giải sgk Toán lớp 4 - CTST
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - CTST
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - CTST
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - CTST
- Giải sgk Tin học lớp 4 - CTST
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - CTST
- Lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 4 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - Cánh diều
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)