Lịch Sử và Địa Lí 4 Bài 7: Chiến thắng Chi Lăng và nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (Thế kỉ XV)

A. Hoạt động cơ bản

1. Tìm hiểu đôi nét về Lê Lợi và bối cảnh trận Chi Lăng

Câu 1 (trang 9 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Thảo luận và trả lời các câu hỏi:

   - Vì sao Liễu Thăng kéo quân vào nước ta?

   - Quân địch tiến vào nước ta theo đường nào?

Trả lời:

   - Khi quân Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi (một hào trưởng uy tín ở vùng Lam Sơn) đã chỉ huy đội quân của mình tiến quân ra Bắc, bao vây quân địch ở Đông Quan (Hà Nội). Trước tình hình đó, nhà Minh đã cử hai đạo quân sang cứu viện do Liễu Thăng dẫn đầu kéo vào nước ta.

   - Quân địch đã tiến vào nước ta theo đường bộ.

2. Tìm hiểu về diễn biến và ý nghĩa của trận Chi Lăng

Câu 1 (trang 10 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). -Trình bày trên lược đồ diễn biến chính của trận Chi Lăng?

   - Quân Minh đã thất bại ở trận Chi Lăng như thế nào?

   - Trận Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn?

Trả lời:

Diễn biến chính của trận Chi Lăng là:

   - Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân tiến đánh vào Lạng Sơn.

   - Đến cửa ải Chi Lăng bị kị binh ta ra chặn đánh và dụ cho đội kị binh địch trong đó có Liễu Thăng vào ải.

   - Khi ngựa chúng bì bõm vượt qua đầm lầy, một loạt pháo nổ như sấm ra hiệu. Lập tức hai bên sườn núi, những chùm tên bắn lao vun vút.

   - Địch tối tăm mặt mũi, Liễu Thăng bị giết, quân bộ theo sau của địch cũng bị ta phục kích tấn công.

Sự thất bại của quân Minh ở trận Chi Lăng là: Liễu Thăng bị giết, hàng vạn quân giặc bị chết, số còn lại rút chạy

Ý nghĩa của trận Chi Lăng đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn:

   - Chiến thắng Chi Lăng đã khiến cho mưu đồ cứu viện Đông Quan của quân Minh bị tan vỡ. Quân Minh phải đầu hàng và rút lui về nước.

   - Nước ta hoàn toàn độc lập

   - Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, mở đầu thời Hậu Lê.

3. Khám phá về quyền hành của nhà vua thời Hậu Lê

Câu 1 (trang 11 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Thảo luận, trả lời câu hỏi: Vì sao nói dưới thời Hậu Lê, vua có quyền lực tuyệt đối?

Trả lời:

Dưới thời Hậu Lê, vua có quyền lực tuyệt đối vì mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua. Vua trực tiếp tổng chỉ huy quân đội. Một số chức quan cao cấp nhất như Tướng quốc, Đại tổng quản...cũng đều bị vua bãi bỏ.

4. Tìm hiểu về việc tổ chức quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê

Thảo luận và trả lời câu hỏi: Nhà Hậu Lê đã làm gì để tổ chức quản lí đất nước?

Trả lời:

- Để quản lí nhà nước, nhà Hậu Lê, đặc biệt là vua Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ đất nước, gọi là bản đồ Hồng Đức và soạn bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền của dân tộc và trật tự xã hội.

- Trong đó, nội dung của bộ luật Hồng Đức gồm:

    + Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ, bảo vệ chủ quyền quốc gia

    + Khuyến khích phát triển kinh tế

    + Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc

    + Quyền bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

B. Hoạt động thực hành

Câu 1 (trang 12-13 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). 1. Đọc các câu sau rồi sắp xếp và ghi vào vở theo thứ tự thích hợp về diễn biến trận Chi Lăng?

   a. Kị binh tta nghênh chiến rồi giả vờ thua để nhử kị binh của địch vào trận địa.

   b. Liễu Thăng bị giết, quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta tấn công

   c. Đạo quân của địch do Liễu Thăng cầm đầu đến cửa ải Chi Lăng

   d. Khi quân địch vào trận địa, từ hai bên sườn núi, quân ta bắn tên và phóng lao vào kẻ thù.

   e. Hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy

Trả lời:

Sắp xếp như sau: c -> a -> d -> b -> e

   c. Đạo quân của địch do Liễu Thăng cầm đầu đến cửa ải Chi Lăng

   a. Kị binh tta nghênh chiến rồi giả vờ thua để nhử kị binh của địch vào trận địa.

   d. Khi quân địch vào trận địa, từ hai bên sườn núi, quân ta bắn tên và phóng lao vào kẻ thù.

   b. Liễu Thăng bị giết, quân bộ theo sau cũng bị phục binh của ta tấn công

   e. Hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy

C. Hoạt động ứng dụng

Câu 2 (trang 13 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Em hãy tìm hiểu thêm về Lê Lợi, Nguyễn Trãi - những người lãnh đạo chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Trả lời:

Tìm hiểu về Lê Lợi

Lê Lợi là vị hoàng đế đầu tiên của Nhà Hậu Lê – triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1428 đến khi qua đời, và sử dụng niên hiệu Thuận Thiên.

Ông xuất thân trong một gia đình quân trưởng ở Thanh Hóa, trưởng thành trong thời kỳ Nhà Minh đô hộ nước Việt. Năm 1418, Lê Lợi tổ chức cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân đội chiếm đóng. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân Lam Sơn sau 10 năm chiến đấu gian khổ đã đánh bại quân Minh và giành lại độc lập cho người Việt. Mùa xuân năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, sáng lập Nhà Lê sơ và khôi phục quốc hiệu Đại Việt. Nhà vua đã xây dựng lại khoa cử, luật lệ, kinh tế, chế tác lễ nhạc, đồng thời thu thập lại sách vở, mở mang trường học... làm cho nước Đại Việt được thịnh trị. Ông còn thành công trong việc trấn áp các cuộc bạo động ở vùng tây bắc, thu châu Phục Lễ.

Lê Thái Tổ cũng là nhân vật trong truyền thuyết Hồ Gươm, một sự tích trong dân gian Việt Nam, kể lại quá trình ông có được thanh kiếm thần, tương truyền được thần nhân ban xuống để giúp ông chống lại quân đội Nhà Minh. Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tôn vinh ông là anh hùng dân tộc Việt Nam.

Tìm hiểu về Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, nhà thơ dưới thời nhà Hồ và nhà Lê sơ Việt Nam.

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê ở làng Nhị Khê, huyện Thường Phúc nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Năm 1400, Nguyễn Trãi làm quan dưới triều Hồ, nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh đầu hàng rồi bị bắt giải về Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo. Đến ải Nam Quan, cha ông khuyên ông nên quay về để trả nợ nước, báo thù nhà, ông làm theo. Sau khi nước Đại Ngu rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.[3] Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc Việt Nam.

Câu 3 (trang 13 Lịch sử và địa lí 4 Tập 2 VNEN). Tên các nhân vật lịch sử: Lê Lợi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi....được đặt tên trường học, đường phố, xã phường nào?

Trả lời:

Tên trường học:

   - Trường THCS Lê Lợi (Hà Nội)

   - Trường THPT Lê Thánh Tông (Hà Nội)

   - Trường THPT Nguyễn Trãi (Hà Nội)

Tên đường:

   - Đường Nguyễn Trãi - Hà Nội

   - Đường Lê Thánh Tông - Hà Nội

   - Đường Lê Lợi - Hà Nội...

Xem thêm các bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 chương trình VNEN hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Lịch Sử và Địa Lí 4 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 4 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên