Sách bài tập Vật Lí 6 Bài 26-27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
Sách bài tập Vật Lí 6 Bài 26-27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
Bài 26-27.1. Trong các trường hợp sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng
B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng
C. Không nhìn thấy được
D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng
Lời giải:
Chọn D
Sự bay hơi xảy ra ở một nhiệt độ bất kì trên mặt thoáng của chất lỏng chứ không phải xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Bài 26-27.2. Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:
A. Nước trong cốc càng nhiều
B. Nước trong cốc càng ít
C. Nước trong cốc càng nóng
D. Nước trong cốc càng lạnh
Lời giải:
Chọn C
Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, vì vậy nước trong cốc càng nóng thì nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh.
Bài 26-27.3. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?
A. Sương đọng trên lá cây
B. Sự tạo thành sương mù
C. Sự tạo thành hơi nước
D. Sự tạo thành mây
Lời giải:
Chọn C
Sự tạo thành hơi nước là từ quá trình bay hơi hoặc sôi của nước lỏng chứ không phải sự ngưng tụ.
Bài 26-27.4. Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại?
Lời giải:
Trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những giọt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương sáng trở lại
Bài 26-27.5. Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan ?
Lời giải:
Sương mù thường có vào mùa lạnh. Khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan, vì nhiệt độ tăng làm cho tốc độ bay hơi tăng
Bài 26-27.6. Tại sao sấy tóc lại làm cho tóc mau khô?
Lời giải:
Vì nhiệt độ của máy sấy tóc làm tăng tốc độ bay hơi của nước trên tóc làm cho tóc mau khô.
Bài 26-27.7. Các bình trong hình 26-27.1 đều đựng một lượng nước. Để cả ba bình vào trong phòng kín, hỏi sau một tuần, bình nào còn ít nước nhất, bình nào còn nhiều nước nhất
Lời giải:
Bình B còn ít nước nhất; bình A còn nhiều nước nhất vì tốc độ bay hơi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Bình B có diện tích mặt thoáng lớn nhất, tốc độ bay hơi nhanh nhất nên bình còn ít nhất nước. Bình A có diện tích mặt thoáng nhỏ nhất, bay hơi chậm nhất nên còn nhiều nước nhất.
Bài 26-27.8*. Để tìm mối quan hệ giữa tốc độ bay hơi và diện tích mặt thoáng người ta làm thí nghiệm sau đây:
- Rót đầy nước vào một ống nghiệm nhỏ rồi đổ nước này vào một cái đĩa thủy tinh dùng trong phòng thí nghiệm. Lại rót đầy nước vào ống nghiệm trên rồi để ống nghiệm và đĩa có nước vào một nơi không có gió để theo dõi sự bay hơi của nước
- Ghi ngày, giờ bắt đầu làm thí nghiệm: ngày, giờ nước trong đĩa, trong ống nghiệm bay hơi hết; đo đường kính trong của miệng ống nghiệm và đường kính mặt đĩa, người ta được bảng sau đây:
Bắt đầu thí nghiệm | Khi nước trong đĩa bay hơi hết | Khi nước trong ống bay hơi hết | Đường kính miệng ống nghiệm | Đường kính mặt đĩa |
8 giờ ngày 01/10 | 11 giờ ngày 01/10 | 18 giờ ngày 13/10 | 1cm | 10cm |
Hãy dựa vào bảng trên để xác định gần đúng mối quan hệ giữa tốc độ bay hơi và diện tích mặt thoáng
Lời giải:
Thời gian nước trong đĩa bay hơi: t1 = 11 giờ - 8 giờ = 3 giờ
Thời gian nước trong ống nghiệm bay hơi hết:
t2 = (13 - 1) x 24 giờ + (18 giờ - 8 giờ) = 198 giờ
Diện tích mặt thoáng của nước trong đĩa:
Diện tích mặt thoáng của nước trong ống nghiệm:
Với cùng một lượng nước cho bay hơi, thời gian bay hơi càng nhỏ chứng tỏ tốc độ bay hơi càng lớn. Do đó nếu gọi v1 là tốc độ bay hơi của nước ở đĩa và v2 là tốc độ bay hơi của nước trong ống nghiệm.
Ta có:
Vậy một cách gần đúng, ta thấy tốc độ bay hơi tỉ lệ với diện tích mặt thoáng.
Bài 26-27.9*. Giơ hai ngón tay hình chữ V (H.26-27.2). Nhúng một ngón tay vào nước, để một ngón khô khi thổi vào hai ngón tay ta sẽ có cảm giác hai ngón tay không mát như nhau
1. Ngón tay nào mát hơn ?
2. Từ đó có thể rút ra nhận xét gì về tác động của sự bay hơi đối với môi trường xung quanh ? Hãy tìm thêm ví dụ về sự tác động này ?
Lời giải:
1. Ngón tay nhúng vào nước mát hơn
2. Khi bay hơi nước làm lạnh môi trường xung quanh.
Ví dụ: Hệ thống bay hơi làm mát, có thể làm mát đáng kể một tòa nhà đơn giản bằng cách thổi không khí khô qua một bộ lọc với nước.
Bài 26-27.10. Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lí, người ta thường phải thực hiện các hoạt động sau đây :
a. Rút ra kết luận
b. Đưa ra dự đoán về tính chất của hiện tượng
c. Quan sát hiện tượng
d. Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán
Trong việc tìm hiểu tốc độ bay hơi của chất lỏng, người ta đã thực hiện các hoạt động trên theo thứ tự nào dưới đây ?
A. b, c, d, a
B. d, c , b, a
C. c, b, d, a
D. c, a , d, b
Lời giải:
Chọn C
Vì trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lí, người ta thường phải thực hiện các hoạt động sau đây:
+ Đầu tiên là: Quan sát hiện tượng.
+ Sau đó là: Đưa ra dự đoán về tính chất của hiện tượng.
+ Tiếp theo là: Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.
+ Cuối cùng là: Rút ra kết luận.
Bài 26-27.11. Sự bay hơi
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng
B. Chỉ xảy ra ở trong lòng chất lỏng
C. Xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ
D. Chỉ xảy ra với một số ít chất lỏng
Lời giải:
Chọn A
Sự bay hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
Bài 26-27.12. Trong trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự ngưng tụ?
A. Lượng nước để trong chai đậy kín không bị giảm
B. Mưa
C. Tuyết tan
D. Nước đọng trong nắp vung của ấm đun nước, khi dùng ấm đun nước sôi rồi để nguội
Lời giải:
Chọn C
Vì hiện tượng tuyết tan là sự nóng chảy chứ không liên quan đến sự ngưng tụ.
Bài 26-27.13. Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc tượng đồng?
A. Nóng chảy và bay hơi
B. Nóng chảy và đông đặc
C. Bay hơi và đông đặc
D. Bay hơi và ngưng tụ
Lời giải:
Chọn B
Những quá trình chuyển thể của đồng được vận dụng trong việc đúc tượng đồng là: nóng chảy và đông đặc.
Bài 26-27.14. Việc làm nào sau đây không đúng khi thực hiện thí nghiệm kiểm tra xem tốc độ bay hơi của một chất lỏng có phụ thuộc vào nhiệt độ hay không?
A. Dùng hai đĩa giống nhau
B. Dùng cùng một loại chất lỏng
C. Dùng hai loại chất lỏng khác nhau
D. Dùng hai nhiệt độ khác nhau
Lời giải:
Chọn C
Muốn kiểm tra tốc độ bay hơi của một chất lỏng có phụ thuộc vào nhiệt độ hay không ta cần giữ nguyên các đại lượng khác và chỉ thay đổi nhiệt độ. Nên trong khi thực hiện thí nghiệm dùng hai loại chất lỏng khác nhau là không đúng.
Bài 26-27.15. Tại sao muốn nước trong cốc nguội nhanh người ta đổ nước ra bát lớn rồi thổi trên mặt nước?
Lời giải:
Để tăng diện tích mặt thoáng chất lỏng dẫn đến tốc độ bay hơi nhanh hơn, thổi trên mặt nước tạo ra gió làm cho tốc độ bay hơi nhanh hơn
Bài 26-27.16. Để tìm hiểu ảnh hưởng của gió đến tốc độ bay hơi, Nam làm thí nghiệm như sau:
- Đặt cốc nước giống nhau, một cốc trong nhà và một cốc ngoài trời nắng
- Cốc trong nhà được thổi bằng quạt máy còn cốc ngoài trời thì không
- Sau một thời gian, Nam đem so sánh lượng nước còn lại ở hai cốc để xem gió có làm cho nước bay hơi nhanh lên không.
Hãy chỉ ra sai lầm của Nam
Lời giải:
Nam sai vì đã cho yếu tố nhiệt độ thay đổi
Bài 26-27.17. Trong hơi thở của người bao giờ cũng có hơi nước. Tại sao ta chỉ có thể nhìn thấy hơi của người vào những ngày trời rất lạnh?
Lời giải:
Vì sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ thấp
Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật Lí lớp 6 chọn lọc, chi tiết khác:
- Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở nhiệt
- Bài 22: Nhiệt kế - Thang nhiệt độ
- Bài 24-25: Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Bài 28-29: Sự sôi
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải VBT Vật Lí 6
- Lý thuyết - Bài tập Vật Lí 6 (có đáp án)
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập sách bài tập Vật Lí 6 (có video giải chi tiết) của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung SBT Vật Lí lớp 6.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều