Giải VBT Sinh học 8 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
I - Bài tập nhận thức kiến thức mới
Bài tập 1 (trang 135-136 VBT Sinh học 8):
Trả lời:
1. Hoàn thành bảng
STT | Ví dụ | Phản xạ không điều kiện | Phản xạ có điều kiện |
1 | Tay chạm phải vật nóng, rụt tay lại | + | |
2 | Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi toát ra | + | |
3 | Qua ngã tư, thấy đèn đỏ, vội dừng xe trước vạch kẻ | + | |
4 | Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc | + | |
5 | Gió mùa đông bắc về, nghe tiếng gió rít qua khe cửa, chắc trời lạnh lắm, tôi vội mặc áo len đi học | + | |
6 | Chẳng dại gì mà chơi (đùa) với lửa | + |
2.Ví dụ:
Ví dụ về phản xạ không điều kiện:
- Khi thức ăn chạm vào khoang miệng lưỡi thì nước bọt tiết ra.
- Bị chó đuổi. Ta liền chạy.
Ví dụ về phản xạ có điều kiện:
- Nghe thấy bạn gọi tên, ta quay đầu lại.
- Thầy giáo vào lớp. Cả lớp đứng dậy chào.
Bài tập 2 (trang 136 VBT Sinh học 8): Dựa vào hình 52 – 3 A, B SGK kết hợp với hiểu biết của em, hãy trình bày quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã được thành lập để thành lập một phản xạ có điều kiện mới qua một ví dụ tự chọn.
Trả lời:
Vỗ tay mỗi khi thả mồi cho cá ăn, lặp đi lặp lại nhiều lần. Sở dĩ như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ tạm thời.
Đến khi chỉ vỗ tay nhưng không thả mồi cá vẫn nổi lên là ta đã thành lập phản xạ có điều kiện.
Bài tập 3 (trang 136 VBT Sinh học 8): Hãy hoàn thành bảng so sánh tính chất của 2 loại phản xạ theo bảng sau:
Trả lời:
Tính chất của phản xạ không điều kiện | Tính chất của phản xạ có điều kiện |
1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện | 1’. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần) |
2. Bẩm sinh | 2’. Học được |
3. Bền vững, không bị mất đi khi không củng cố | 3’. Dễ mất khi không củng cố |
4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại | 4’. Không di truyền, có tính chất cá thể |
5. Số lượng hạn chế | 5’. Số lượng không hạn định |
6. Cung phản xạ đơn giản | 6’. Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ |
7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống | 7’. Trung ương nằm ở vỏ não |
II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản
Bài tập (trang 136 VBT Sinh học 8): Sự hình thành các phản xạ có điều kiện có ý nghĩa gì trong quá trình sống của động vật nói chung và con người nói riêng?
Trả lời:
Phản xạ có điều kiện là những phản xạ được hình thành trong đời sống qua một quá trình học tập, rèn luyện. Phản xạ có điều kiện dễ thay đổi, tạo điều kiện cho quá trình sống của động vật nói chung và con người nói riêng thích nghi với môi trường luôn thay đổi.
III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức
Bài tập 1 (trang 137 VBT Sinh học 8): Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Trả lời:
Phản xạ không điều kiện | Phản xạ có điều kiện |
- Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện | - Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần) |
- Bẩm sinh | - Học được |
- Bền vững, không bị mất đi khi không củng cố | - Dễ mất khi không củng cố |
- Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại | - Không di truyền, có tính chất cá thể |
- Số lượng hạn chế | - Số lượng không hạn định |
- Cung phản xạ đơn giản | - Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ |
- Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống | - Trung ương nằm ở vỏ não |
Bài tập 2 (trang 137 VBT Sinh học 8): Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) và nêu rõ điều kiện để sự hình thành có kết quả.
Trả lời:
Khi cho gà ăn kết hợp với gõ mõ nhiều lần sẽ hình thành ở gà phản xạ có điều kiện : "tiếng mõ là tín hiệu gọi ăn", nên khi nghe mõ là gà chạy về ăn.
Sở dĩ như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ tạm thời.
Tuy nhiên, nếu gõ mõ, gà chạy về mà không được cho ăn nhiều lần thì về sau khi nghe tiếng mõ gà cũng không chạy về nữa. Đó là do đường liên hệ tạm thời giữa vùng ăn uống và vùng thính giác không được củng cố nên đã mất.
Bài tập 3 (trang 138 VBT Sinh học 8): Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người.
Trả lời:
Ý nghĩa:
- Đối với động vật : đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.
- Đối với con người : Đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.
Bài tập 4 (trang 138 VBT Sinh học 8): Hãy dùng dấu × đánh dấu các ví dụ ở cột A tương ứng với khái niệm ở cột (B) và (C).
Trả lời:
STT | Ví dụ (A) | Phản xạ không điều kiện (B) | Phản xạ có điều kiện (C) |
1 | Lạnh tác động vào da ⇒ nổi da gà | x | |
2 | Đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra | x | |
3 | Thức ăn chạm vào lưỡi ⇒ tiết nước bọt | x | |
4 | Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời | x | |
5 | Đến ngã tư, thấy đèn đỏ ở chiều đường đi của mình ⇒ dừng xe lại | x |
Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:
- Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác
- Bài 50: Vệ sinh mắt
- Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác
- Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
- Bài 53: Hoạt động cấp cao ở người
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 8 hay khác:
- Giải bài tập Sinh học 8
- Lý thuyết & 650 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8
- Giải bài tập Sinh 8 (ngắn nhất)
- Giải sách bài tập Sinh học 8
- 750 Bài tập trắc nghiệm Sinh học 8
- Top 24 Đề thi Sinh 8 có đáp án
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải vở bài tập Sinh học lớp 8 | Giải VBT Sinh học 8 được biên soạn bám sát nội dung VBT Sinh học lớp 8.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều