(KHBD) Giáo án Địa Lí 6 Bài 20 (mới, chuẩn nhất)

Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 6 Bài 20 đầy đủ giáo án word, giáo án điện tử (Bài giảng Powerpoint) chương trình sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Mời các bạn đón đọc:

(KHBD) Giáo án Địa Lí 6 Bài 20 (mới, chuẩn nhất)

Xem thử Giáo án Địa 6 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Địa 6 KNTT Xem thử Giáo án Địa 6 CD Xem thử Giáo án điện tử Địa 6 CD Xem thử Giáo án Địa 6 CTST Xem thử Giáo án điện tử Địa 6 CTST

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 6 (cả năm) mỗi bộ sách bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

Quảng cáo

Xem thử Giáo án Địa 6 KNTT Xem thử Giáo án điện tử Địa 6 KNTT Xem thử Giáo án Địa 6 CD Xem thử Giáo án điện tử Địa 6 CD Xem thử Giáo án Địa 6 CTST Xem thử Giáo án điện tử Địa 6 CTST




Lưu trữ: Giáo án Địa Lí 6 Bài 20 (sách cũ)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Biết được vì sao không khí có độ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm

- Trình bày được quá trình tạo thành mây, mưa. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

- Nêu được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu

2. Kĩ năng

Quan sát, ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương (nhiệt độ, gió, mưa. trong 1 ngày (hoặc một vài ngày) qua quan sát thực tế hoặc qua bản tin dự báo thời tiết của tỉnh thành phố.

3. Thái độ

Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế.

* Các kĩ năng giáo dục cơ bản trong bài học.

- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương (nhiệt độ, gió, mưa. trong 1 ngày (hoặc một vài ngày) qua quan sát thực tế hoặc qua bản tin dự báo thời tiết của tỉnh/thành phố (Hoạt động 1 và 2)

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, lắng nghe, phản hồi tích cực. (Hoạt động 1 và 2)

II. Chuẩn bị của Giáo viên & Học sinh

1. Chuẩn bị của Giáo viên

Bản đồ khí quyển.

2. Chuẩn bị của học sinh

Đọc trước nội dung bài học.

III. Tổ chức các hoạt động học tập

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

CH: Khí áp là gì? Người ta đo khí áp bằng gì?

Trả lời:

- Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trong lượng. Vì khí quyển rất dày, nên trọng lượng của nó cũng tạo ra 1 sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp.

- Khí áp kế.

3. Bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

1. Hoạt động 1: (16p’) Hơi nước và độ ẩm của không khí:

GV: Yêu cầu HS đọc (SGK) cho biết:

- Trong thành phần không khí lượng hơi nước chiếm bao %? (Học sinh trung bình) (1%)

- Nguồn cung cấp hơi nước trong không khí? (Học sinh trung bình)

(do hiện tượng bốc hơi của nước trong các biển, hồ, ao, sông, suối).

- Độ ẩm của không khí là gì? (Học sinh trung bình)

(Là do hơi nước có trong không khí nên không khí có độ ẩm)

- Người ta đo độ ẩm của không khí bằng ẩm kế.

- Quan sát bảng có nhận xét gì về mối quan hệ giữa nhiệt độ và lượng hơi nước đó trong không khí? (Học sinh khá)

(nhiệt độ không khí càng cao càng chứa được nhiều hơi nước.

1. Hơi nước và độ ẩm của không khí.

a. Độ ẩm của không khí.

- Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định lượng hơi nước đó làm cho không khí có độ ẩm.

b. Mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm.

- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng lên cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều (Độ ẩm càng cao).

2. Hoạt động 2: (20p’) Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.

GV: Yêu cầu HS quan sát H52 và H53 cho biết:

- Mưa được hình thành do đâu? (Học sinh trung bình)

(Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.)

- Cách tính lượng mưa tháng? (Học sinh trung bình)

(Cộng tất cả lượng mưa các ngày trong tháng)

- Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại.

- Cách tính lượng mưa trung bình năm? (Học sinh trung bình)

(Tổng lượng mưa nhiều năm chia số năm)

GV: Yêu cầu HS quan sát hình 54 (SGK) cho biết:

- Sự phân bố lượng mưa trên thế giới? (Học sinh trung bình)

- Phân bố không đồng đều.

- Mưa nhiều ở vùng xích đạo.

- Mưa ít ở vùng cực và gần cực.

2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.

* Quá trình tạo thành mây, mưa.

- Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước tan dần rồi rơi xuống đất thành mưa.

a. Tính lượng mưa trung bình của một địa phương.

- Đo bằng dụng cụ: Thùng đo mưa (Vũ kế)

- Tính lượng mưa trong tháng: Cộng tất cả lượng mưa các ngày trong tháng.

- Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại.

b. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới.

- Phân bố không đồng đều từ xích đạo về cực.

+ Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.

+ Mưa ít nhất là 2 vùng cực Bắc và cực Nam.

3. Củng cố (3p’)

- Hơi nước và độ ẩm của không khí?

- Mưa và sự phân bố lượng mưa trên thế giới?

4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)

Trả lời câu hỏi và bài tập: 1, 2, 3, 4 (SGK)

- Đọc trước bài 21.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 6 chuẩn khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Loạt bài Giáo án Địa Lí lớp 6 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Địa Lí 6 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học
Tài liệu giáo viên