Giáo dục công dân 6 Cánh diều Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Giải GDCD 6 Cánh diều Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Với soạn, giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDCD 6 Bài 1.

Quảng cáo

Khởi động

Khám phá

Giải GDCD 6 trang 7

Quảng cáo

Luyện tập

Giải GDCD 6 trang 8

Vận dụng

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Lý thuyết GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ (hay, chi tiết)

1. Truyền thống của gia đình, dòng họ

- Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Một số truyền thống điển hình của gia đình, dòng họ: hiếu học, cần cù lao động, giữ gìn nghề truyền thống,...

Quảng cáo

 Lý thuyết GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ | Cánh diều

2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ

- Truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống. 

- Truyền thống tốt đẹp của các gia đình, dòng họ góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ | Cánh diều

3. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ

- Cần giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi

- Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ | Cánh diều


Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ (có đáp án)

Câu hỏi nhận biết 

Câu 1: Truyền thống của gia đình, dòng họ được hiểu là

A. những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ tạo ra,  lưu truyền qua nhiều thế hệ.

B. những đức tính tốt đẹp của con người, như: trung thực, dũng cảm….

C. khối tài sản vật chất mà gia đình, dòng họ tích lũy được qua nhiều năm.

D. những di vật, cổ vật mà dòng họ lưu truyền được qua nhiều năm.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây một trong những là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam?

A. Tục tảo hôn.

B. Tinh thần yêu nước.

C. Tổ chức đám hiếu/ hỉ linh đình.

D. Mê tín, di đoạn.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam?

A. Giữ nghề truyền thống.

B. Hiếu thảo.

C. Cần cù lao động.

D. Mê tín, di đoạn.

Câu 4: Hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm

A. kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống.

B. nhiều tiền để phục vụ nhu cầu cá nhân.

C. tình yêu thương, đoàn kết với cộng đồng.

D. nhiều người bạn mới, mở rộng mối quan hệ xã hội.

Câu hỏi thông hiểu : 

Câu 1: Trong bài hát Lá cờ, nhạc sĩ Tạ Quang Thắng đã viết: “Chuyện của cha tôi, là những giấc mơ dang dở, là xếp bút nghiên chiến đấu, vì một màu cờ đỏ tươi thấm máu bao người”. Theo em, lời bài hát đó đề cập đến truyền thống tốt đẹp nào của gia đình Việt Nam? 

A. Hiếu học. 

B. Yêu nước.

C. Lao động cần cù.

D. Giữ nghề truyền thống. 

Câu 2: Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ở Việt Nam?

A. Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

B. Hòn đất mà biết nói năng/ Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn.

C. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

D. Mưa tháng bảy, gãy cành trám/ Mưa tháng tám, rám trái bưởi..

Câu 3: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi: 

Đã nhiều đời nay, các thành viên trong dòng họ nhà A đều đạt được thành tích cao trong học tập, chú của A hiện đang học lên Thạc sĩ, bố A hiện đã được nhà nước phong hàm Giáo sư.

Theo em, dòng họ nhà A có truyền thống tốt đẹp nào?

A. Lao động cần cù 

B. Yêu thương con người

C. Hiếu học 

D. Giữ nghề truyền thống.

Câu 4. Nghề truyền thống nào được đề cập đến trong câu đố sau đây:

“Thình thịch tiếng chày,

Bay bay hương nếp

Xanh xanh hạt dẹp

Quà đẹp làng Vòng?”

A. Nghề làm Cốm ở làng Vòng (Hà Nội).

B. Nghề làm kẹo chè lam ở Đường Lâm (Sơn Tây).

C. Nghề làm nón lá ở Ngọc Mỹ (Quốc Oai).

D. Nghề làm gốm ở Bát Tràng (Hà Nội).

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên