Giải GDQP 12 trang 34 Cánh diều
Với lời giải GDQP 12 trang 34 trong Bài 3: Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam Giáo dục quốc phòng 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDQP 12 trang 34.
Giải GDQP 12 trang 34 Cánh diều
Luyện tập 5 trang 34 GDQP 12: Quân và Quyên là hai bạn thân nhau từ nhỏ. Hai bạn vừa trúng tuyển vào lớp 10. Quân tuyên bố với Quyên: “Tớ xác định sau này sẽ vào học một trường trong Quân đội. Từ nay, tớ sẽ tìm hiểu tổ hợp môn học xét tuyển vào trường Quân đội và xin bố mẹ cho tớ chỉ tập trung học các món này. Các môn khác, kể cả môn học bắt buộc tớ chỉ học vừa đủ điều kiện dự kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông”.
Nếu là Quyên, em sẽ xử trí như thế nào?
Lời giải:
- Nếu là Quyên, em sẽ khuyên bạn Quân: bên cạnh việc rèn luyện sức khỏe, bạn cần phải tập trung ôn luyện, học tập tốt các môn học khác; đồng thời rèn luyện, bồi dưỡng các phẩm chất chính trị đạo đức. Vì: theo quy định, các đối tượng tuyển sinh vào trường Công an cần:
+ Bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, sức khoẻ tuyển vào Công an nhân dân theo quy định hiện hành của Bộ Công an; Có khả năng giữ bình tĩnh, nhanh nhẹn, có trí nhớ tốt, tư duy logic và những phẩm chất khác theo yêu cầu của từng hệ lực lượng nghiệp vụ trong Công an nhân dân (nếu có).
+ Ngoài ra, các thí sinh cần đáp ứng các yêu cầu về độ tuổi; kết quả học tập, rèn luyện trong những năm học ở cấp trung học phổ thông; thời gian, kết quả xếp loại công tác theo quy định của Bộ Công an.
Luyện tập 6 trang 34 GDQP 12: Sau nhiều lần đắn đo, cân nhắc Minh dự định sẽ thi vào một trường Công an. Minh nói với Bình: “Phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm tới đơn giản hơn những năm trước, số môn thi bắt buộc ít hơn nhưng cơ hội chọn tổ hợp môn thi lại nhiều hơn. Tớ chỉ lo thi vào trường Công an còn phải khám sức khoẻ, sơ tuyến, xác minh chính trị và một số tiêu chuẩn nữa, không biết thông tin về các thủ tục này có thể tìm hiểu ở đâu”.
Nếu là Bình, em sẽ tư vấn như thế nào đề Minh yên tâm học tập và cố gắng đạt được nguyện vọng của mình?
Lời giải:
- Nếu là Bình, em sẽ khuyên Minh rằng: Minh có thể tìm hiểu các thông tin tuyển sinh của trường Công an thông qua: Internet; hoặc các hoạt động ngoại khoá, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp do cơ sở giáo dục trung học phổ thông phối hợp với các trường Quân đội, Công an tổ chức,…
Vận dụng 1 trang 34 GDQP 12: Em hãy chuẩn bị và trình bày trước lớp chủ đề: “Sẵn sàng trở thành học viên Quân đội nhân dân (hoặc Công an nhân dân)”.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Quy định về công tác Tuyển sinh đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học, cao đẳng hệ chính quy
♦ Đối tượng tuyển sinh
- Thanh niên ngoài Quân đội.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 4 năm tuyển sinh), quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh).
♦ Tiêu chuẩn tuyển sinh
- Tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức: Theo quy định của Đảng, Nhà nước, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
- Tiêu chuẩn về văn hoá (tính đến thời điểm xét tuyển): Đã tốt nghiệp trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tiêu chuẩn về độ tuổi (tính đến năm dự tuyển): Thanh niên ngoài Quân đội không quá 21 tuổi, quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân không quá 23 tuổi.
- Tiêu chuẩn về sức khỏe: Theo quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng và các hướng dẫn có liên quan.
♦ Các phương thức tuyển sinh
- Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh giỏi cấp trung học phổ thông.
- Xét tuyển từ kết quả kì thi đánh giá năng lực do các trường đại học trong nước tổ chức.
- Xét tuyển từ kì thi đánh giá năng lực do Bộ Quốc phòng tổ chức.
- Xét tuyển dựa vào kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
- Xét tuyển dựa vào học bạ trung học phổ thông.
Hằng năm, căn cứ thực tiễn công tác tuyển sinh để xác định tỉ lệ xét tuyển theo từng phương thức phù hợp với đối tượng, chương trình đào tạo của từng trưởng.
♦ Sơ tuyển
- Tất cả thí sinh dự tuyển đều phải qua sơ tuyến.
- Nội dung, cách thức đăng kí sơ tuyển; thẩm tra, xác minh lí lịch; khám sức khoẻ, chụp ảnh; kê khai, nộp hồ sơ đăng kí sơ tuyển; tổ chức thẩm định, xét duyệt hồ sơ sơ tuyển, công khai kết quả sơ tuyển thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Chú ý: Các trường tuyển sinh; phương thức, khu vực, chỉ tiêu, hồ sơ đăng kí tuyển sinh, ưu tiên trong tuyển sinh; tổ chức kỉ thi, tổ chức xét tuyển, xét duyệt điểm chuẩn, công bố kết quả tuyển sinh, báo gọi nhập học, hậu kiểm kết quả tuyển sinh và các nội dung khác trong tuyển sinh đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học, cao đẳng hệ chính quy thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn hằng năm của Bộ Quốc phòng.
Vận dụng 2 trang 34 GDQP 12: Em hãy tìm hiểu và giới thiệu một trường Quân đội (hoặc một trường Công an) có tuyển sinh học sinh trung học phổ thông.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Giới thiệu về Học viện An ninh nhân dân
Học viện An ninh nhân dân (ANND) ngày nay là cơ sở đào tạo đầu tiên của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (CAND), được thành lập ngày 25 tháng 6 năm 1946 với tên gọi Trường Huấn luyện Công an. Trải qua các giai đoạn với nhiều tên gọi khác nhau, song với tên gọi thân thương, gần gũi - Trường C500 - Ngôi trường danh tiếng đã khắc sâu trong tâm trí của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, công nhân viên và học viên đã từng học tập, công tác tại Trường.
Học viện ANND trực thuộc Bộ Công an, là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân, đào tạo đa ngành, có nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và nâng cao. Từ đào tạo một ngành nghiệp vụ, đến nay Học viện đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo 53 khoá đại học hệ chính quy và 128 khoá đại học thuộc các loại hình đào tạo khác với 66.287 học viên; 29 khoá đào tạo trình độ thạc sĩ với 3.740 học viên; 25 khoá đào tạo trình độ tiến sĩ với 530 nghiên cứu sinh. Học viện đã, đang ngày càng mở rộng, phát triển, hoàn thiện đào tạo theo hướng đa ngành và chuyên sâu với 10 ngành, 12 chuyên ngành ở trình độ đại học; 04 ngành, chuyên ngành ở trình độ thạc sĩ; 02 ngành, chuyên ngành ở trình độ tiến sĩ. Bên cạnh những ngành, chuyên ngành nghiệp vụ truyền thống, Học viện còn là một trong ba đơn vị của lực lượng CAND được đào tạo trình độ Cao cấp lý luận chính trị.
Trong quá trình phát triển, Học viện không chỉ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Công an mà còn đào tạo, bồi dưỡng hàng ngàn cán bộ cho lực lượng An ninh quân đội, Bộ đội Biên phòng và các lực lượng thuộc khối nội chính như: Tòa án, Viện Kiểm sát, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển… góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong các giai đoạn Cách mạng, đảm bảo an ninh tại các vùng trọng điểm, chiến lược của Tổ quốc. Đặc biệt, Học viện còn đào tạo cán bộ cho Bộ Công an nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia, góp phần thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác quốc tế.
Bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, Học viện là đơn vị duy nhất được Bộ Công an giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chỉ huy cấp cao là Cục trưởng, Giám đốc trong CAND; là nơi đào tạo hàng trăm khoá học ngắn hạn với hàng vạn cán bộ công an chi viện cho hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, chi viện cho các chiến trường B, C, K, góp phần quan trọng trực tiếp vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; là đơn vị chủ lực đào tạo cán bộ công an tham gia chiến đấu bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, bảo vệ an ninh quốc gia trong thời kỳ đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập quốc tế;
Với vai trò là trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu của ngành Công an, Học viện giữ vai trò nòng cốt cho sự phát triển hệ thống của lý luận nghiệp vụ An ninh. Hiện nay, với nguồn nhân lực chất lượng cao trong hệ thống giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của ngành Công an, với 03 Nhà giáo Nhân dân, 07 Nhà giáo Ưu tú, 05 Giáo sư, 24 Phó Giáo sư, 136 Tiến sĩ, 386 Thạc sĩ, 247 đại học, Học viện đã chủ trì thực hiện nghiên cứu hàng ngàn công trình khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở, chuyên đề lý luận cấp Tiểu ban, Hội đồng và xây dựng, hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu dạy học ở các trình độ.
Trải qua 78 năm xây dựng và phát triển, Học viện đã được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận đánh giá cao thông qua đội ngũ cán bộ được đào tạo tại Học viện, trong đó có nhiều cựu học viên đã nỗ lực phấn đấu đạt nhiều thành tích trong công tác, chiến đấu được bổ nhiệm, giữ các trọng trách của Đảng, Nhà nước và ngành Công an; hàng trăm cựu học viên đã được Nhà nước phong quân hàm cấp Tướng, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Từ một Trường Huấn luyện Công an, đến nay Học viện ANND đã vươn lên trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của ngành Công an; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín của cả nước; đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại của Học viện phát triển cả về quy mô và số lượng, đa dạng về loại hình, tính đến thời điểm hiện tại, Học viện có mạng lưới và quan hệ đối ngoại lên đến con số 14 nước, bao gồm: Lào, Campuchia, Liên bang Nga, Mỹ, New Zealand, Úc, Singapore, Đức, Bangladesh, Bungari, Mông Cổ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel với 23 đối tác song phương (là các cơ sở giáo dục đại học và các tổ chức hợp tác thuộc các nước); là đầu mối chủ chốt trong Bộ Công an tổ chức các hoạt động hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật, nghiên cứu khoa học với các hiệp hội quốc tế như: ASEANPOL, INTERPOL; là thành viên thứ 53 của Hiệp hội các trường đào tạo cảnh sát quốc tế (INTERPA).
Phát huy truyền thống đơn vị 2 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Học viện đã và đang không ngừng nỗ lực phấn đấu, đổi mới toàn diện mọi mặt công tác để xây dựng Học viện ANND trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia vào năm 2025, khẳng định chất lượng đầu ra đạt chuẩn quốc tế và khu vực, đáp ứng mục tiêu đào tạo lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, xứng đáng với niềm tin, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và của nhân dân.
Lời giải GDQP 12 Bài 3: Công tác tuyển sinh, đào tạo trong các trường Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
GDQP 12 Bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương
GDQP 12 Bài 8: Vận dụng các tư thế, động tác cơ bản khi vận động trong chiến đấu
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều