Giải GDQP 12 trang 46 Cánh diều

Với lời giải GDQP 12 trang 46 trong Bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương Giáo dục quốc phòng 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDQP 12 trang 46.

Giải GDQP 12 trang 46 Cánh diều

Quảng cáo

Khám phá 5 trang 46 GDQP 12: Công dân có trách nhiệm gì trong xây dựng, gìn giữ và phát huy truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương?

Lời giải:

- Trách nhiệm của công dân:

+ Tích cực, chủ động tìm hiểu và vận động người thân, cộng đồng tìm hiểu về truyền thống lực lượng vũ trang của quê hương và địa phương nơi đang sinh sống.

+ Thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, Dân quân tự vệ, Lực lượng dự bị động viên, quyền và trách nhiệm của công dân về quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.

+ Tích cực tham gia phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” và các hoạt động vận động, chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, chăm sóc, gìn giữ công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ, tượng đài...

Quảng cáo

+ Đấu tranh, phản bác với quan điểm, tư tưởng trái với truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương; phát hiện, cung cấp thông tin và tham gia ngăn chặn các hành vi xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương.

Vận dụng 1 trang 46 GDQP 12: Em hãy tìm hiểu và báo cáo trước lớp về truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương của quê hương em hoặc ở nơi em đang sinh sống.

Lời giải:

(*) Tham khảo: : Lực lượng vũ trang Phú Thọ phát huy truyền thống “Trung thành - Anh dũng - Chiến thắng”

          - Trước Cách mạng tháng 8/1945, thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng các căn cứ địa cách mạng, giữa năm 1945, Chiến khu Vần Hiền Lương và các căn cứ du kích Vạn Thắng (Cẩm Khê), Phục Cổ (Yên Lập) lần lượt ra đời, cùng nhân dân cả nước nhất tề đứng lên giành chính quyền. Đây cũng là những lực lượng nòng cốt cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8/1945, đồng thời cũng là các đơn vị tiền thân của LLVT tỉnh Phú Thọ.

Quảng cáo

          - Một trong những nhiệm vụ quan trọng và hết sức cấp bách, cần giải quyết ngay sau khi giành chính quyền trên địa bàn tỉnh là thống nhất các LLVT địa phương, xây dựng đơn vị chủ lực của tỉnh, để kịp thời trấn áp kẻ thù. Dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Liên khu Giải phóng, ngày 26/8/1945, Ban cán sự lãnh đạo khởi nghĩa của tỉnh đã họp, bàn biện pháp thống nhất LLVT. Ngày 30/8/1945, các LLVT tỉnh đã được hợp nhất lại thành Chi đội Giải phóng quân, mang tên “Chi đội giải phóng quân Trần Quốc Toản”, đây là đơn vị chủ lực đầu tiên, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ.

          - Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, LLVT tỉnh đã phối hợp có hiệu quả với bộ đội chủ lực tham gia chiến đấu 614 trận lớn, nhỏ, tiêu diệt hơn 5.000 tên địch; thu, phá hủy nhiều vũ khí, trang bị quân sự của chúng, góp phần lập nên những chiến công oanh liệt như: Chiến thắng Sông Lô 1 (1947); Sông Lô 2 (1949); Tu Vũ (1951); Cầu 2 - Chân Mộng- Trạm Thản (1952), giải phóng quê hương khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

Quảng cáo

          - Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, với quyết tâm tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho Miền Nam ruột thịt, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Phú Thọ trở thành một trong những hậu phương lớn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Quân và dân Phú Thọ vừa lao động sản xuất, vừa tham gia chiến đấu, đã xây dựng được 461 trận địa bắn máy bay, tham gia chiến đấu 728 trận, góp phần bắn rơi 120 máy bay của địch. Hàng vạn thanh niên quê hương Đất Tổ tình nguyện lên đường tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế, góp phần cùng cả nước đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả.

          - Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ, LLVT tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống quê hương Đất Tổ anh hùng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QSQP), xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD), thế trận QPTD vững mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh, huyện, thị xã, thành phố ngày càng vững chắc. Chất lượng tổng hợp, trình độ và khả năng SSCĐ của lực LLVT tỉnh ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần quan trọng cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

          - 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, LLVT tỉnh Phú Thọ luôn nêu cao tinh thần chủ động, ý thức tự lực, tự cường, quyết chiến, quyết thắng, cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh anh dũng chiến đấu, giành được những thành tích đáng tự hào, viết nên truyền thống: “Trung thành - Anh dũng - Chiến thắng”; được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; 3 Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Chiến công thời kỳ đổi mới; Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương chiến công hạng Ba; Huân Chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì; 2 Huân chương bảo vệ Tổ Quốc hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác. Quân và dân Phú Thọ cùng 83 tập thể, 26 cá nhân được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; 1.235 Bà Mẹ được phong và truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng; nhiều tập thể được tặng Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Quốc phòng, Quân khu 2 và tỉnh Phú Thọ...

Vận dụng 2 trang 46 GDQP 12: Em hãy nêu những việc em đã, đang và sẽ làm để góp phần xây dựng, bảo vệ, gìn giữ và phát huy truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương quê hương em hoặc nơi em đang học tập, sinh sống.

Lời giải:

(*) Tham khảo: những việc em đã, đang và sẽ làm để góp phần xây dựng, bảo vệ, gìn giữ và phát huy truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương quê hương em

- Tích cực học tập, tìm hiểu về lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương; tự hào về những truyền thống tốt đẹp của nhà trường và quê hương.

- Đóng góp sức lực, trí tuệ nhỏ bé để xây dựng những truyền thống quê hương; thường xuyên vun đắp, tạo dựng nhiều truyền thống tốt đẹp khác ở nhà trường, địa phương trong quá trình học tập, sinh hoạt và công tác.

- Luôn biết ơn và trân trọng những cống hiến, hi sinh của thế hệ ông cha, tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tiếp lửa truyền thống, kỉ niệm các ngày lễ, ngày truyền thống... do nhà trường địa phương tổ chức.

- Thường xuyên tuyên truyền về lịch sử, truyền thống của nhà trường, địa phương với bạn bè trong nước và quốc tế; kịp thời phản ánh với nhà trường, chính quyền địa phương về những hành vi bôi nhọ, xuyên tạc về lịch sử, truyền thống của nhà trường và quê hương trên không gian mạng và các phương tiện thông tin đại chúng.

- Sẵn sàng tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự và phục vụ trong quân đội, công an lâu dài để cống hiến, hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì Chủ nghĩa xã hội.

Lời giải GDQP 12 Bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên