25 câu trắc nghiệm Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có lời giải (nâng cao)

Với 25 câu trắc nghiệm Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học (nâng cao) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học (nâng cao).

25 câu trắc nghiệm Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có lời giải (nâng cao)

Bài 1:Cho phương trình hoá học của phản ứng tổng hợp amonia.

Quảng cáo

N2(k) + 3H2(k) 25 câu trắc nghiệm Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có lời giải (nâng cao) 2NH3(k)

Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần, tốc độ phản ứng thuận.

A. giảm đi 2 lần.

B. tăng lên 2 lần.

C. tăng lên 8 lần.

D. tăng lên 6 lần.

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án C.

vt = k. [N2].[H2]3 (k là hằng số tốc độ phản ứng được xác định bằng thực nghiệm)

→ Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần thì vt’= k. [N2].[2H2]3 = 8vt

→ Tốc độ phản ứng tăng lên 8 lần

Bài 2:Xét cân bằng. N2O4 (k) ⇌ 2NO2 (k) ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu tăng nồng độ của N2O4 lên 9 lần thì nồng độ của NO2

A. tăng 9 lần.

B. tăng 3 lần.

C. tăng 4,5 lần.

D. giảm 3 lần

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án B.

Vt = k[N2O4], Vn = k[NO2]2

ở trạng thái cân bằng. Vt = Vn

Nên khi tăng nồng độ của N2O4 lên 9 lần thì nồng độ của NO2 tăng 3 lần

Bài 3:Thực hiện phản ứng sau trong bình kín. H2(k) + Br2(k) → 2HBr (k)

Lúc đầu nồng độ hơi Br2 là 0,072 mol/l. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br2 còn lại là 0,048 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên là.

A. 8.10-4 mol/(l.s)

B. 6.10-4 mol/(l.s)

C. 4.10-4 mol/(l.s)

D. 2.10-4 mol/(l.s)

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án D.

Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

t= 2 phút = 120 giây ; CM bđ (Br2) = 0,072 mol/l ; CM sau(Br2) = 0,048 mol/l

→ CM pứ (Br2) = 0,072 - 0,048 = 0,024 mol/s ; Vtb =0,024/120 = 2.10-4 mol/(l.s)

Quảng cáo

Bài 4:Cho ba mẫu đá vôi (100% CaCO3) có cùng khối lượng. mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng viên nhỏ, mẫu 3 dạng bột mịn vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t1, t2, t3 giây. So sánh nào sau đây đúng?

A. t3<t2<t1

B. t1<t2<t1

C. t1=t2=t3

D. t2<t1<t3

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án A.

Sử dụng yếu tố diện tích tiếp xúc, diện tích tiếp xúc càng lớn, thời gian càng nhỏ.

Bài 5:Cho các cân bằng.

(1) H2 (k) + I2 (k) ⇌ 2HI (k)

(2) 2NO (k) + O2 (k) ⇌ 2NO2 (k)

(3) CO(k) + Cl2(k) ⇌ COCl2 (k)

(4) CaCO3 (r) ⇌ CaO (r) + CO2 (k)

(5) 3Fe (r) + 4H2O (k) ⇌ Fe3O4 (r) + 4H2 (k)

Các cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất là .

A. (1), (4).

B. (1), (5).

C. (2), (3), (5).

D. (2), (3).

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án D.

Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tổng số mol phân tử khí của chất tham gia phản ứng lớn hơn tổng số mol phân tử khí của sản phẩm.

(2) 2NO (k) + O2 (k) ⇌ 2NO2 (k)

3 mol phân tử khí 2 mol phân tử khí

(3) CO(k) + Cl2(k) ⇌ COCl2 (k)

2 mol phân tử khí 1 mol phân tử khí

Bài 6:Cho các phản ứng.

(1) H2 (k) + I2 (k) ⇌ 2HI (k)

(2) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k)

(3) 3H2 (k) + N2 (k) ⇌ 2NH3 (k)

(4) N2O4 (k)⇌ 2NO2 (k)

Các phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch khi ta giảm áp suất của hệ là .

A. (2), (3).

B. (2), (4).

C. (3), (4).

D. (1), (2).

Quảng cáo

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án A.

Giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tổng số mol chất phân tử khí của chất tham gia phản ứng lớn hơn tổng số mol phân tử khí của sản phẩm.

(2) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k)

3 mol phân tử khí 2 mol phân tử khí

(3) 3H2 (k) + N2 (k) ⇌ 2NH3 (k)

4 mol phân tử khí 2 mol phân tử khí

Bài 7:Phản ứng . 2SO2 + O2 ⇌ 2SO3 ΔH < 0. Khi giảm nhiệt độ và khi giảm áp suất thì cân bằng của phản ứng trên chuyển dịch tương ứng là .

A. Thuận và thuận.

B. Thuận và nghịch.

C. Nghịch và nghịch.

D. Nghịch và thuận.

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án B.

Phản ứng tỏa nhiệt, giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng số mol phân tử khí (chiều nghịch).

Bài 8:Cho cân bằng hóa học. 2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k); phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu đúng là.

A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.

C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.

D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án B.

Phản ứng tỏa nhiệt, nên khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Khi giảm áp suất, Cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng số mol phân tử khí (chiều nghịch).

Giảm nồng độ SO3, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng nồng độ SO3 (chiều thuận).

Bài 9:Cho phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng .

4NH3 (k) + 3O2 (k) ⇌ 2N2 (k) + 6H2O (h) ΔH < 0

Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi .

A. Tăng nhiệt độ.

B. Thêm chất xúc tác.

C. Tăng áp suất.

D. Loại bỏ hơi nước.

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án D.

Phản ứng tỏa nhiệt, nên khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng.

Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng số mol phân tử khí (chiều nghịch).

Quảng cáo

Bài 10:Cho phương trình hoá học .

N2 (k) + O2 (k) ⇌ 2NO (k) ΔH > 0

Hãy cho biết cặp yếu tố nào sau đây đều ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hoá học trên ?

A. Nhiệt độ và nồng độ.

B. Áp suất và nồng độ.

C. Nồng độ và chất xúc tác.

D. Chất xúc tác và nhiệt độ.

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án A.

Chất xúc tác và áp suất không ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng (do số mol phân tử khí ở hai vế là bằng nhau).

Bài 11:Cho 5 gam kẽm viên vào cốc đựng 50 ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25oC). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi ?

A. Thay 5 gam kẽm viên bằng 5 gam kẽm bột.

B. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M.

C. Tăng nhiệt độ phản ứng từ 25oC đến 50oC.

D. Thêm chất xúc tác.

Lời giải:

Hướng dẫn giải Đáp án D.

Bài 12:Cho các phát biểu sau .

(1) Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau.

(2) Chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch.

(3) Cân bằng hóa học là trạng thái mà phản ứng đã xảy ra hoàn toàn.

(4) Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, lượng các chất sẽ không đổi.

(5) Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, phản ứng dừng lại.

(6) Sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng thuận nghịch 2NO2 ⇌ N2O4 không phụ thuộc sự thay đổi áp suất.

Số phát biểu sai là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án C.

Các phát biểu sai. 1, 2, 4.

Bài 13:Cho cân bằng (trong bình kín) sau .

CO (k) + H2O (k)⇌ CO2 (k) + H2 (k) ΔH < 0

Trong các yếu tố. (1) tăng nhiệt độ ; (2) thêm một lượng hơi nước ; (3) thêm một lượng H2 ; (4) tăng áp suất chung của hệ ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là .

A. (1), (4), (5).

B. (1), (2), (3).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (2), (4).

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án B.

Tổng số mol phân tử khí ở hai vế là bằng nhau, nên áp suất không ảnh hưởng tới cân bằng.

Chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng hóa học.

Bài 14:Cho Fe (hạt) phản ứng với dung dịch HCl 1M. Thay đổi các yếu tố sau.

(1) Thêm vào hệ một lượng nhỏ dung dịch CuSO4.

(2) Thêm dung dịch HCl 1M lên thể tích gấp đôi.

(3) Nghiền nhỏ hạt sắt thành bột sắt.

(4) Pha loãng dung dịch HCl bằng nước cất lên thể tích gấp đôi.

Có bao nhiêu cách thay đổi tốc độ phản ứng?

A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án C.

Các yếu tố 1, 3, 4.

Bài 15:Khi phản ứng . N2 (k) + 3H2 (k) ⇌ 2NH3 (k) đạt đến trạng thái cân bằng thì hỗn hợp khí thu được có thành phần. 1,5 mol NH3, 2 mol N2 và 3 mol H2. Vậy số mol ban đầu của H2 là.

A. 3 mol

B. 4 mol

C. 5,25 mol

D. 4,5 mol

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án C.

N2 (k) + 3H2 (k)25 câu trắc nghiệm Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có lời giải (nâng cao) 2NH3 (k)

Cân bằng 2 3 1,5 (mol)

phản ứng 0,75 2,25 1,5

ban đầu 2,75 5,25 0

Bài 16:Cho phương trình hoá học của phản ứng tổng hợp amonia

N2 (k) + 3H2 (k)25 câu trắc nghiệm Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có lời giải (nâng cao) 2NH3 (k)

Khi tăng nồng độ của hidro lên 3 lần, tốc độ phản ứng thuận

A. tăng lên 9 lần.

B. giảm đi 3 lần.

C. tăng lên 27 lần.

D. giảm đi 27 lần

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án C.

Vt = k.[N2].[H2]3

Khi tăng nồng độ H2 lên 3 lần v = k.[N2].[3H2]3= 27vt

Bài 17:Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín.

CO (k) + H2O (k) ⇌ CO2 (k) + H2 (k) ΔH < 0

Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi

A. thêm khí H2 vào hệ.

B. tăng áp suất chung của hệ.

C. cho chất xúc tác vào hệ.

D. giảm nhiệt độ của hệ.

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án D.

Thêm H2, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Tăng áp suất, cân bằng không chuyển dịch (do số mol phân tử khí ở hai vế là như nhau).

Chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng.

Bài 18:Cho cân bằng hoá học .

PCl5(k) ⇌ PCl3(k)+Cl2(k) ΔH > 0

Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi

A. thêm PCl3 vào hệ phản ứng.

B. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng.

C. thêm Cl2 vào hệ phản ứng.

D. tăng áp suất của hệ phản ứng.

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án B.

Thêm PCl3, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Thêm Cl2, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm số mol phân tử khí (chiều nghịch)

PCl5(k) ⇌ PCl3(k)+Cl2(k) ΔH > 0

1 mol phân tử khí 2 mol phân tử khí

Bài 19:Cho cân bằng hoá học sau. 2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k); ΔH < 0. Cho các biện pháp. (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?

A. (2), (3), (4), (6).

B. (1), (2), (4).

C. (1), (2), (4), (5).

D. (2), (3), (5).

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án D.

Tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (do phản ứng tỏa nhiệt).

Chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng hóa học.

Sử dụng thông tin trả lời cầu hỏi 20,21

Ở một nhiệt độ nhất định, phản ứng thuận nghịch N2(k)+3H2(k)⇌ 2NH3(k) đạt trạng thái cân bằng khi nồng độ của các chất như sau. [H2] = 2,0 mol/lít. [N2] = 0,01 mol/lít. [NH3] = 0,4 mol/lít.

Bài 20:Hằng số cân bằng ở nhiệt độ đó là?

A. 2.

B. 3

C. 5

D. 7

Lời giải:

Đáp án A.

Bài 21:Nồng độ ban đầu của H2 là.

A. 2,6 M.

B. 1,3 M.

C. 3,6 M

D. 5,6 M.

Lời giải:

Đáp án A.

25 câu trắc nghiệm Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có lời giải (nâng cao)

N2 (k) + 3H2 (k) 25 câu trắc nghiệm Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có lời giải (nâng cao) 2NH3 (k)

Cân bằng 0,01 2 0,4 (M)

phản ứng 0,2 0,6 0,4

ban đầu 0,21 2,6 0

Bài 22:Cho phản ứng . N2 + O2⇌ 2 NO có KC= 36. Biết rằng nồng độ ban đầu của N2 và O2 đều bằng 0,01 mol/l.Hiệu suất của phản ứng tạo NO là .

A. 75%

B. 80%

C. 50%

D. 40%

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án A.

N2 + O2 ⇌ 2 NO

Ban đầu 0,01 0,01 (M)

Phản ứng x x 2x

Cân bằng 0,01-x 0,01-x 2x

25 câu trắc nghiệm Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có lời giải (nâng cao) ⇒ x = 0,0075

H% = 25 câu trắc nghiệm Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có lời giải (nâng cao)

Bài 23:Cho các cân bằng sau .

(1) 2HI (k)⇌ H2 (k) + I2 (k)

(2) CaCO3 (r) ⇌ CaO (r) + CO2 (k)

(3) FeO (r) + CO (k) ⇌ Fe (r) + CO2 (k)

(4) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k)

Khi tăng áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là .

A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án C.

Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tổng số mol phân tử khí của sản phẩm lớn hơn tổng số mol phân tử khí của các chất tham gia.

Cân bằng. 2.

Bài 24:Phản ứng N2 + 3H2 ⇌ 2NH3, ΔH< 0. Cho một số yếu tố . (1) tăng áp suất, (2) tăng nhiệt độ, (3) tăng nồng độ N2 và H2, (4) tăng nồng độ NH3, (5) tăng lượng xúc tác. Các yếu tố làm tăng hiệu suất của phản ứng nói trên là .

A. (2), (4).

B. (1), (3).

C. (2), (5).

D. (3), (5).

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Tăng áp suất và tăng nồng độ H2, N2 làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, làm tăng hiệu suất của phản ứng.

Bài 25:Cho cân bằng . 2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là .

A. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

B. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.

C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

D. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án B.

Tỉ khối so với H2 giảm ⇒ M trung bình giảm, tổng số mol khí tăng ⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. Khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch ⇒ chiều thuận là phản ứng tỏa nhiệt.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 10 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

toc-do-phan-ung-va-can-bang-hoa-hoc.jsp

Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên