Bài tập tốc độ phản ứng trong đề thi đại học có đáp án
Bài viết tốc độ phản ứng trong đề thi đại học với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập tốc độ phản ứng trong đề thi đại học.
Bài tập tốc độ phản ứng trong đề thi đại học có đáp án
Câu 1 (ĐHB - 2011): Cho cân bằng hóa học sau:
2SO2 (k) + O2(k) ⇋ 2SO3 (k); ΔH <0
Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?
A.(1), (2), (4), (5) B.(2), (3), (5) C.(2), (3), (4), (6) D. (1), (2),
(4).Lời giải:
⇒ Đáp án B.
Dựa vào phản ứng: 2SO2 (k) +O2(k) ⇋ 2 SO3 (k); ΔH < 0
- Đây là một phản ứng tỏa nhiệt (ΔH < 0).
- Có sự chênh lệch số mol trước và sau phản ứng.
Vì vậy, các yếu tố làm cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận là:
+ Hạ nhiệt độ (2).
+ Tăng áp suất (3).
+ Giảm nồng độ SO3 (5).
Câu 2 (ĐHA – 2011): Cho cân bằng hóa học:
H2 (k) + I2 (k) ⇋ 2HI (k); ΔH < 0.
Cân bằng không bị chuyển dịch khi:
A. Tăng nhiệt độ của hệ B. Giảm nồng độ HI
C. Tăng nồng độ H2 D. Giảm áp suất chung của hệ
Lời giải:
⇒ Đáp án D.
Từ phản ứng: H2 (k) + I2 (k) ⇋ 2HI (k); ΔH > 0.
- Đây là phản ứng thu nhiệt (ΔH > 0)
- ∑số mol trước khi phản ứng = ∑số mol sau khi phản ứng, do đó áp suất chung của hệ không làm thay đổi sự của dịch chuyển cân bằng.
Câu 3 (ĐHA - 2010): Cho cân bằng:
2SO2 (k) + O2 (k) ⇋ 2SO3 (k).
Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là:
A. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
B. Phản ứng nghịch tỏa nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
D. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
Lời giải:
⇒ Đáp án D.
Khi tăng nhiệt độ tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi chứng tỏ phản ứng dịch theo chiều nghịch. Vì vậy, đây là phản ứng tỏa nhiệt.
Câu 4 (ĐHA - 2010): Xét cân bằng:
N2O4 (k) ⇋ 2NO2 (k) ở 25oC.
Khi chuyển dich sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2.
A. Tăng 9 lần B. Tăng 3 lần C. Tăng 4,5 lần D. Giảm 3 lần.
Lời giải:
⇒ Đáp án B.
Xét phản ứng: N2O4 (k) ⇋ 2NO2 (k) ở 25oC
[N2O4] tăng lên 9 lần ⇒ [NO2] tăng lên là:
Áp dụng công thức: K = ⇒ khi tăng [N2O4] lên 9 lần thì [NO2] cần tăng thêm là 3 lần để đạt đến trạng thái cân bằng.
Câu 5 (ĐHA – 2009): Cho cân bằng sau trong bình kín:
2NO2 (k) ⇋ N2O4
(màu nâu đỏ) (không màu)
Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:
A. ΔH > 0, phản ứng tỏa nhiệt B. ΔH < 0, phản ứng tỏa nhiệt
C. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt D. ΔH < 0, phản ứng thu nhiệt.
Lời giải:
⇒ Đáp án B.
2NO2 (k) ⇋ N2O4 (k), NO2 là màu nâu, N2O4 không màu.
Khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần, chứng tỏ phản ứng xảy ra theo chiều thuận, vì vậy phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt (ΔH < 0).
Câu 6 (ĐHA - 2009): Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3M và 0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở toC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở toC của phản ứng có giá trị là:
A. 2,500 B. 3,125 C. 0,609 D. 0,500.
Lời giải:
⇒ Đáp án B.
3H3 + N2 ⇋ 2NH3 (1). Gọi a là [N2] phản ứng.
Vậy theo phản ứng (1): [H2] phản ứng là 3a; [NH3] phản ứng là 2a.
Khi đạt đến trạng thái cân bằng: [N2] = 0,3 – a, [H2] = 0,7 – 3a
Để đơn giản ta xét 1 lít hỗn hợp.
Sau khi phản ứng đạt cân bằng: 0,3 – a + 0,7 – 3a + 2a = 1 – 2a
Mặt khác %H2 =
Khi đạt cân bằng [N2] = 0,3 – 0,1 = 0,2 (M)
[H2] = 0,7 – 0,3 = 0,4 (M)
[NH3] = 0,2 (M).
⇒ KC =
Câu 7 (ĐHA - 2008): Cho cân bằng hóa học:
2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k)
Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu đúng là:
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.
C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.
Lời giải:
⇒ Đáp án B.
Từ phản ứng 2SO2 (k) + O2 (k) ⇋ 2SO3 (k) (ΔH< 0).
Các bạn cần chú ý đến hai yếu tố của phản ứng sau:
- ∑số mol khí trước khi phản ứng > ∑số mol khí sau khi phản ứng.
- ΔH < 0 phản ứng tỏa nhiệt.
Tăng nhiệt độ phản ứng dịch chuyển theo chiều thu nhiệt (chiều nghịch) loại A.
Giảm áp suất phản ứng dịch chuyển theo chiều tăng số mol khí (chiều nghịch) loại C.
Giảm nồng độ SO3 phản ứng dịch chuyển theo chiều thuận, loại D.
Câu 8 (ĐHB - 2008): Cho cân bằng hóa học:
N2 (k) + 3H2 (k) ⇋ 2NH3 (k)
Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hóa học không bị chuyển dịch khi:
A. Thay đổi áp suất của hệ B. Thay đổi nồng độ N2
C. Thay đổi nhiệt độ D. Thêm chất xúc tác Fe.
Lời giải:
⇒ Đáp án D.
Ta có: N2 (k) + 3H2 (k) → 2NH3 (k) (ΔH< 0).
Lưu ý: Chất xúc tác chỉ làm tăng tốc độ phản ứng chứ không làm thay đổi cân bằng.
Câu 9 (ĐH A - 2013): Cho các cân bằng hóa học sau:
A. H2 (k) + I2 (k) ⇋ 2HI(k)
B. 2NO2 (k) ⇋ N2O4 (k)
C. 3H2 (k) +N2 (k) ⇋ 2NH2
D. 2SO2(k) + O2 (k) ⇋ 2SO3
Lời giải:
⇒ Đáp án A.
Khi nhiệt độ không đổi nếu thay đổi áp suất của chung của hệ mà khung làm thay đổi cân bằng thì số mol trước và sau phản ứng là như nhau:
I2 + H2 = 2HI
n trước = n sau
Câu 10 (ĐHB – 2013): Trong một bình kín có cân bằng hóa học sau: 2NO2 (k) N2O4 (k). Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H2 ở nhiệt độ T1 bằng 27,6 và ở nhiệt độ T2 bằng 34,5.Biết T1 >T2.Phát biểu nào sau đây về cân bằng trên là đúng?
A.Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.
B.Khi tăng nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng giảm.
C.Khi giảm nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng tăng.
D.Phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt.
Lời giải:
⇒ Đáp án A.
Câu 11 (ĐHB – 2013): Cho phương trình hóa học của phản ứng:
X + 2Y → Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên là
A. 4,0.10-4mol/(l.s). B. 7,5.10-4mol/(l.s).
C. 1,0.10-4mol/(l.s). D. 5,0.10-4mol/(l.s).
Lời giải:
⇒ Đáp án C.
V = =1. 10 M/s
Câu 12 (ĐH B – 2013): Trong một bình kín có cân bằng hóa học sau : 2NO2(k) ⇋ N2O4(k)
Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H2 ở nhiệt độ T1 bằng 27,6 và ở nhiệt độ T2 bằng 34,5. Biết T1 > T2. Phát biểu nào sau đây về cân bằng trên là đúng?
A. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.
B. Khi tăng nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng giảm
C. Khi giảm nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng tăng
D. Phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt
Lời giải:
⇒ Đáp án A.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 10 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
Dạng 1: Bài tập Lý thuyết về tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
20 bài tập trắc nghiệm chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có đáp án
- 25 câu trắc nghiệm Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có lời giải (cơ bản)
- 25 câu trắc nghiệm Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có lời giải (nâng cao)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều