Bài tập về hệ số nhiệt độ Van't Hoff lớp 10 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập về hệ số nhiệt độ Van't Hoff lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về hệ số nhiệt độ Van't Hoff.

Bài tập về hệ số nhiệt độ Van't Hoff lớp 10 (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

I. Lý thuyết và phương pháp giải

- Nhiệt độ càng cao, tốc độ phản ứng càng lớn. Với đa số các phản ứng, khi nhiệt độ tăng 10oC thì tốc độ phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần. Giá trị γ = 2 ÷ 4 này được gọi là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff.

- Mối liên hệ của hệ số Van’t Hoff với tốc độ và nhiệt độ như sau:

v2v1=γ(T2T110)

Trong đó, v2 và v1 là tốc độ phản ứng ở nhiệt độ T2 và T1 tương ứng.

Chú ý: Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff chỉ gần đúng trong khoảng nhiệt độ không cao.

(cho biết tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần khi ∆t = 10oC).

II. Ví dụ minh họa

Quảng cáo

Ví dụ 1: Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 2 lần. Tốc độ phản ứng sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ từ 20oC lên 70oC?

A. 2 lần.    B. 8 lần.

C. 16 lần.    D. 32 lần.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Áp dụng công thức: v2v1=γ(T2T110)

v2=v1×2(702010)=25v1=32v1

Vậy tốc độ phản ứng tăng 32 lần so với ban đầu.

Ví dụ 2: Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ phản ứng hoá học tăng lên 3 lần. Để tốc độ phản ứng đó (đang tiến hành ở 30oC) tăng lên 27 lần thì cần thực hiện phản ứng ở nhiệt độ bao nhiêu?

Quảng cáo

A. 40oC.    B. 50oC.

C. 60oC.    D. 70oC.

Hướng dẫn giải

Ta có hệ số nhiệt độ Van’t Hoff: γ = 3.

Áp dụng công thức: v2v1=γ(T2T110)

v2=v1×3(T23010)=27v1=33v1T23010=3T2=60

Vậy phản ứng cần thực hiện ở 60oC.

III. Bài tập minh họa

Quảng cáo

Câu 1: Một phản ứng có hệ số nhiệt độ Van’t Hoff bằng 3,5. Ở 20°C, tốc độ của phản ứng này bằng 0,2 M s-1. Tốc độ của phản ứng ở 45°C là

A. 2,3 M s-1.

B. 4,6 M s-1.

C. 2,0 M s-1.

D. 4,0 M s-1.

Câu 2: Ở nhiệt độ cao NOCl bị phân hủy theo phản ứng hóa học sau:

2NOCl → 2NO + Cl2

Tốc độ phản ứng ở 70oC là 2.10-7 mol/(L.s) và ở 80oC là 4,5.10-7 mol/(L.s). Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff (γ) của phản ứng là

A. 2,25.    B. 2,50.

C. 3,00.    D. 4,25.

Câu 3: Cho phản ứng của acetone với iodine:

CH3COCH3 + I2 → CH3COCH2I + HI

Phản ứng có hệ số nhiệt độ γ trong khoảng nhiệt độ từ 30oC đến 50oC là 2,5. Nếu ở 35oC, phản ứng có tốc độ là 0,036 M h-1 thì ở 45oC phản ứng có tốc độ là

A. 0,09 M s-1.

B. 0,09 M h-1.

C. 0,9 M s-1.

D. 0,9 M h-1.

Câu 4: Ở 30oC, tốc độ của một phản ứng là 0,05 M s-1. Ở 40oC, tốc độ của phản ứng này là 0,15 M s-1. Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng này là

A. 1.    B. 2.

C. 3.    D. 4.

Câu 5: Cho các phát biểu sau:

(1) Với đa số các phản ứng, khi nhiệt độ tăng lên 10oC thì tốc độ phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần. Giá trị γ = 2 – 4 này gọi là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff.

(2) Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, sau phản ứng khối lượng chất xúc tác giảm đi.

(3) Với phản ứng có γ = 2, nếu nhiệt độ tăng từ 20oC lên 50oC thì tốc độ phản ứng tăng lên 16 lần.

(4) Thức ăn chậm bị ôi, thiu hơn khi được bảo quản trong tủ lạnh.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 2.    B. 3.

C. 4.    D. 1.

Câu 6: Khi tăng nhiệt độ từ 60oC đến 90oC thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần, biết rằng sau khi tăng nhiệt độ lên 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.

A. 2 lần.

B. 4 lần.

C. 8 lần.

D. 16 lần.

Câu 7: Mối quan hệ giữa nhiệt độ và tốc độ phản ứng hóa học được biểu diễn bằng công thức:

A. ν2ν1=γT2T110

B. ν2ν1=γT2T1

C. ν2ν1=γT2T110

D. ν2ν1=γT1T210

Câu 8: Cho phương trình hóa học của phản ứng:

2CO (g) + O2 (g) → 2CO2 (g)

Nếu hệ số nhiệt độ Van’t Hoff bằng 3, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ của phản ứng từ 30oC lên 50oC?

A. Tăng 9 lần.

B. Giảm 9 lần.

C. Tăng 3 lần.

D. Giảm 3 lần.

Câu 9: Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ phản ứng hoá học tăng lên 2 lần. Để tốc độ phản ứng đó (đang tiến hành ở 20oC) tăng lên 32 lần thì cần thực hiện phản ứng ở nhiệt độ bao nhiêu?

A. 40oC.    B. 50oC.

C. 60oC.    D. 70oC.

Câu 10: Một phản ứng có hệ số nhiệt độ Van’t Hoff bằng 3. Ở 25°C, tốc độ của phản ứng này bằng 0,2 M s-1. Tốc độ của phản ứng ở 45°C là

A. 0,6 M s-1.

B. 1,2 M s-1.

C. 1,8 M s-1.

D. 2,4 M s-1.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học 10 hay, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên