Tính tốc độ trung bình của phản ứng lớp 10 (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải bài tập Tính tốc độ trung bình của phản ứng lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tính tốc độ trung bình của phản ứng.
Tính tốc độ trung bình của phản ứng lớp 10 (cách giải + bài tập)
I. Lý thuyết và phương pháp giải
1. Khái niệm tốc độ phản ứng
- Tốc độ phản ứng của một phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nồng độ của chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
- Tốc độ phản ứng được kí hiệu là 𝒱, có đơn vị là: (đơn vị nồng độ) (đơn vị thời gian)-1.
Ví dụ: mol L-1 s-1 hay M s-1.
2. Tốc độ trung bình của phản ứng
- Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ tính trung bình trong một khoảng thời gian phản ứng.
- Cho phản ứng tổng quát: aA + bB → mM + nN
Tốc độ phản ứng tổng quát trên được tính dựa theo sự thay đổi nồng độ của một chất bất kì trong phản ứng theo quy ước sau:
Trong đó:
∆C = C2 – C1 và ∆t = t2 – t1 lần lượt là biến thiên nồng độ và biến thiên thời gian tương ứng.
C1, C2 là nồng độ của một chất tại thời điểm tương ứng t1 và t2 (với t2 > t1)
3. Định luật tác dụng khối lượng
- Định luật tác dụng khối lượng áp dụng cho các phản ứng đơn giản, biểu thị sự phụ thuộc tốc độ phản ứng theo nồng độ các chất phản ứng.
- Với các phản ứng đơn giản có dạng: aA + bB → sản phẩm
Tốc độ phản ứng được tính như sau:
Trong đó:
CA; CB là nồng độ mol L-1 tương ứng của chất A và B;
k là hằng số tốc độ phản ứng mà giá trị của nó chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của các chất tham gia phản ứng.
Chú ý:
- Định luật tác dụng khối lượng: Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với tích nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp.
- Hằng số tốc độ của phản ứng càng lớn thì tốc độ của phản ứng đó càng lớn.
- Hằng số tốc độ phản ứng có giá trị đúng bằng tốc độ phản ứng khi nồng độ các chất phản ứng bằng nhau và bằng 1M.
II. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho phản ứng phân hủy N2O5 như sau:
2N2O5(g) → 4NO2 (g) + O2 (g)
Tại thời điểm ban đầu, nồng độ của N2O5 là 0,02M; Sau 100s, nồng độ N2O5 còn 0,0169M. Tốc độ trung bình của phản ứng phân hủy N2O5 trong 100 s đầu tiên là
A. 1,55.10-5 (M s-1).
B. 1,55.10-5 (M phút-1).
C. 1,35.10-5 (M s-1).
D. 1,35.10-5 (M phút-1).
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Tốc độ trung bình của phản ứng trong 100s đầu tiên là:
Ví dụ 2: Phản ứng của H2 với I2 là phản ứng đơn giản:
H2(g) + I2(g) → 2HI(g)
Nếu nồng độ của I2 tăng gấp đôi, thì
A. tốc độ phản ứng không thay đổi.
B. tốc độ phản ứng tăng hai lần.
C. tốc độ phản ứng giảm hai lần.
D. tốc độ phản ứng tăng bốn lần.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Theo định luật tác dụng khối lượng, tốc độ phản ứng được viết dưới dạng:
Khi nồng độ của I2 tăng gấp đôi thì: .
Vậy tốc độ phản ứng tăng 2 lần.
III. Bài tập minh họa
Câu 1: Cho phản ứng
Ban đầu nồng độ oxygen là 0,024M. Sau 5s thì nồng độ của oxygen là 0,02M. Tốc độ trung bình của phản ứng trên trong 5s đầu tiên là
A. 2,67.104 M.
B. 2,67.104 M s-1.
C. 2,67.10-4 M.
D. 2,67.10-4 M s-1.
Câu 2: Cho phản ứng phân hủy N2O5 như sau:
2N2O5 (g) → 4NO2 (g) + O2 (g)
Nồng độ ban đầu của NO2 là 0 M, sau 100 s là 0,0062 M. Tốc độ trung bình của phản ứng trong 100 s đầu tiên là
A. 1,55.10-5 (M phút-1).
B. 1,35.10-5 (M s-1).
C. 1,35.10-5 (M phút-1).
D. 1,55.10-5 (M s-1).
Câu 3: Hydrogen peroxide phân hủy theo phản ứng sau:
2H2O2 → 2H2O + O2
Tại thời điểm ban đầu, thể tích khí oxygen là 0 cm3, sau thời gian 15 phút thể tích khí oxygen là 16 cm3. Tốc độ trung bình của phản ứng trong 15 phút đầu tiên là
A. 1,067 M s-1.
B. 1,067 M phút-1.
C. 1,067 cm3 s-1.
D. 1,067 cm3 phút-1.
Câu 4: Cho phản ứng hóa học sau:
Mg (s) + 2HCl (aq) → MgCl2 (aq) + H2 (g)
Sau 40 giây, nồng độ của dung dịch HCl giảm tử 0,6 M về còn 0,4 M. Tốc độ trung bình của phản ứng theo HCl trong 40 giây là
A. 5 × 10-3 (M/s).
B. 5 × 103 (M/s).
C. 2,5 × 10-3 (M/s).
D. 2,5 × 103 (M/s).
Câu 5: Cho phản ứng đơn giản sau (xảy ra trong bình kín):
2NO (g) + O2 (g) → 2NO2 (g)
Ở nhiệt độ không đổi, nồng độ NO tăng hai lần, nồng độ O2 không đổi thì
A. tốc độ phản ứng không thay đổi.
B. tốc độ phản ứng tăng 2 lần.
C. tốc độ phản ứng tăng 4 lần.
D. tốc độ phản ứng giảm 2 lần.
Câu 6: Cho phương trình hóa học sau: CHCl3 (g) + Cl2 (g) → CCl4 (g) + HCl (g). Khi nồng độ của CHCl3 giảm 2 lần, nồng độ Cl2 giữ nguyên thì tốc độ phản ứng sẽ
A. tăng gấp đôi.
B. giảm một nửa.
C. tăng 4 lần.
D. giảm 4 lần.
Câu 7: Cho phản ứng hóa học sau:
2SO2 (g) + O2 (g) → 2SO3 (g)
Trong khoảng thời gian 420 giây, nồng độ SO2 giảm từ 0,027 M xuống 0,0194 M. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo nồng độ SO2 trong khoảng thời gian trên là
A. 9 × 10-2 M/s.
B. 9 × 10-3 M/s.
C. 9 × 10-5 M/s.
D. 9 × 10-6 M/s.
Câu 8: Cho phản ứng xảy ra như sau:
H2 (g) + Cl2 (g) → 2HCl (g)
Công thức đúng để xác định tốc độ trung bình của phản ứng là
A.
B.
C.
D.
Câu 9: Phản ứng 3H2 (g) + N2 (g) → 2NH3 (g) có tốc độ mất đi của H2 so với tốc độ hình thành NH3 là
A. bằng .
B. bằng .
C. bằng .
D. bằng .
Câu 10: Thiết bị sau có thể được sử dụng để đo tốc độ phản ứng của một số phản ứng hóa học:
Cho các phản ứng sau:
(1) AgNO3(aq) + HCl(aq) → AgCl(s) + HNO3(aq)
(2) 2H2O2(aq) 2H2O(l) + O2(g)
(3) MgO(s) + 2HCl (aq) → MgCl2(aq) + H2O(l)
(4) ZnCO3(s) + 2HCl (aq) → ZnCl 2(aq) + CO2(g) + H2O(l)
Hai phản ứng phù hợp với thiết bị trên là
A. 1 và 2.
B. 1 và 3.
C. 2 và 4.
D. 3 và 4.
Câu 11: . Đối với phản ứng tổng quát: aA + bB cC + dD
Gọi CA, CB, CC, CD lần lượt là biến thiên lượng chất các chất A, B, C, D trong khoảng thời gian t. Tốc độ trung bình của phản ứng được tính theo biểu thức là
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 12:Xét phản ứng đơn giản sau: 2NO (g) + O2 (g) 2NO (g).
Mối liên hệ giữa tốc độ phản ứng và nồng độ các chất tham gia phản ứng được thể hiện bằng biểu thức:
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 13: Đâu là đơn vị tốc độ phản ứng ?
A.mol L−1 s−1.
B.m s.
C.M s−1.
D.Cả A và C.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tốc độ tức thời của phản ứng là tốc độ phản ứng tại một thời điểm nào đó.
B. Tốc độ phản ứng có thể nhận giá trị dương hoặc âm.
C. Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ tính trung bình trong một khoảng thời gian phản ứng.
D. Tốc độ phản ứng nổ của khí bình gas lớn hơn tốc độ của phản ứng gỉ sắt.
Câu 15: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 3H2(g) + N2 (g) ⟶ 2NH3 (g).
Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào nếu nồng độ H2 và N2 đều tăng 2 lần?
A. Tăng 4 lần.
B. Tăng 6 lần.
C. Tăng 8 lần.
D. Tăng 16 lần.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học 10 hay, chi tiết khác:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
- Bài tập về hệ số nhiệt độ Van't Hoff
- Trắc nghiệm lí thuyết Nguyên tố nhóm VIIA (nhóm halogen)
- Bài tập về đơn chất halogen
- Bài tập về hydrogen halide và các hydrohalic acid
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều