70 câu trắc nghiệm Cacbon, Silic có lời giải (cơ bản - phần 2)
Với 70 câu trắc nghiệm Cacbon, Silic (cơ bản - phần 2) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Cacbon, Silic (cơ bản - phần 2).
70 câu trắc nghiệm Cacbon, Silic có lời giải (cơ bản - phần 2)
Bài 1:Nấu chảy 6 gam Mg với 4,5 gam silic đioxit thu được hỗn hợp Y. Tính thể tích khí ở đkc khi cho lượng dư dung dịch NaOH vào Y. Giả sử phản ứng được tiến hành với hiệu suất 100%?
A. 3,36 lít
B. 1,68 lít
C. 4,48 lít
D. 2,24 lít
Lời giải:
Đáp án A
Số mol Mg bằng 0,25 mol; số mol SiO2 bằng 0,075 mol
PTHH: 2Mg + SiO2 → 2MgO + Si
Ta có: 0,25/2 > 0,075/1 → SiO2 phản ứng hết
→ nSi= nSiO2= 0,075 mol
hỗn hợp Y chứa MgO, Si, Mg dư
Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2
Ta có: nH2= 2.nSi= 2.0,075= 0,15 mol → VH2=3,36 lít
Bài 2:Xác định khối lượng kết tủa thu được khi dẫn từ từ 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch Ca(OH)2 1M?
A. 20 gam
B. 30 gam
C. 40 gam
D. 35 gam
Lời giải:
Đáp án A
Ta có: nCO2= 0,2 mol; nCa(OH)2= 0,3 mol
→ Xảy ra PTHH sau:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
0,2 0,3 0,2 mol
→ mCaCO3= 0,2.100= 20 gam
Bài 3:Có một hỗn hợp gồm Si, Al và CaCO3. Cho hỗn hợp trên tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo thành 17,92 lít khí (đktc).Cũng lượng hỗn hợp trên khi tác dụng với lượng dư dung dịch HCl cũng sinh ra 17,92 lít khí (đktc) và lượng khí này tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 tạo ra 16,2 gam Ca(HCO3)2. Khối lượng của Si trong hỗn hợp là:
A. 1,4 gam
B. 2,8 gam
C. 5,6 gam
D. 7,0 gam
Lời giải:
Đáp án B
Đặt số mol Si, Al, CaCO3 lần lượt là x, y, z mol
Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2 (1)
Al+ NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2 (2)
Theo PT(1), (2) ta có: nH2= 2.nSi + 3/2.nAl= 2x+ 3/2y= 0,8 mol (*1)
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O (3)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (4)
Theo PT(3), (4) ta có: nkhí= nCaCO3 + 3/2.nAl= z+ 3/2y= 0,8 mol (*2)
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (5)
Theo PT (5): nCO2= 2. nCa(HCO3)2= 2. 16,2/162= 0,2 mol
Theo PT (3): nCaCO3= nCO2= 0,2 mol= z
Từ (*1), (*2) ta có: x=0,1; y= 0,4
→ mSi= 0,1.28 = 2,8 gam
Bài 4:Nung m1 gam Mg dư với lượng SiO2 thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 2M (đktc) thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Tính lượng Si tạo thành. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. 1,4 gam
B. 2,8 gam
C. 5,6 gam
D. 7,0 gam
Lời giải:
Đáp án B
PTHH: 2Mg + SiO2 → 2MgO + Si (1)
Chất rắn Y chứa MgO, Si và Mg dư
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O (2)
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (3)
Ta có: nHCl= 0,3.2= 0,6 mol; nH2= 0,1 mol
Theo PT (3): nMg= nH2= 0,1 mol; nHCl PT 3= 2.nH2= 0,2 mol
→ nHCl PT 2= 0,6- 0,2= 0,4 mol → nMgO= 0,2 mol
Theo PT (1): nSi=0,5 nMgO= 0,1 mol → mSi= 0,1.28= 2,8 gam
Bài 5:Đốt cháy 4,48 lít hỗn hợp khí CH4 và SiH4 ở đktc thu được m gam chất rắn và sản phẩm khí và hơi. Dẫn toàn bộ sản phẩm khí vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch tăng 1,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Thành phần phần trăm khối lượng của SiH4 trong hỗn hợp là:
A. 50%
B. 66,67%
C. 33,33%
D. 26,7%
Lời giải:
Đáp án B
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O (1)
x x mol 2x mol
SiH4 + 2O2 → SiO2 + 2H2O (2)
y mol 2y mol
Sản phẩm khí thu được chứa CO2, H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (3)
x x mol
Ta có: mdd tăng= mCO2 + mH2O - mCaCO3= 44x+ 18 (2x+2y)- 100x=-20x+ 36y= 1,6
mà nhỗn hợp khí= x+ y= 0,2 mol
Giải hệ trên ta có: x= 0,1; y= 0,1
Phần trăm khối lượng của SiH4 trong hỗn hợp là:
Bài 6:Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:
X X1+ CO2
X1+ H2O → X2
X2+ Y → X+ Y1+ H2O
X2+ 2Y → X + Y2+ 2H2O
Hai muối X, Y tương ứng là:
A. BaCO3, Na2CO3
B. CaCO3, NaHSO4
C. MgCO3, NaHCO3
D. CaCO3, NaHCO3
Lời giải:
Đáp án D
Do X nhiệt phân thu được sản phẩm X1 có khả năng phản ứng với nước nên X là BaCO3 hoặc CaCO3 → X2 là kiềm
Do X2+ Y tạo ra X nên Y là muối CO32-- hoặc HCO3-
Do X2 tác dụng với Y theo 2 tỉ lệ khác nhau nên Y phải là muối HCO3-
Vậy X là CaCO3, Y là NaHCO3
PTHH:
CaCO3 CaO+ CO2
CaO+ H2O → Ca(OH)2
Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH+ H2O
Ca(OH)2 + 2 NaHCO3 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
Bài 7:Có 3 dung dịch hỗn hợp:
1)NaHCO3 + Na2CO3
2) NaHCO3 + Na2SO4
3)Na2CO3 + Na2SO4
Chỉ dùng thêm một cặp chất nào trong số các cặp chất cho dưới đây để có thể phân biệt được các dung dịch hỗn hợp trên?
A. dung dịch HNO3 và dung dịch KNO3
B. dung dịch HCl và dung dịch KNO3
C. dung dịch HNO3 và dung dịch Ba(NO3)2
D. Dung dịch Ba(OH)2 dư
Lời giải:
Đáp án C
Cho dung dịch Ba(NO3)2 vào các dung dịch trên:
Ở cả 3 dung dịch đều xuất hiện kết tủa trắng:
-Ống nghiệm 1:
Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NaNO3
- Ống nghiệm 2:
Ba(NO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaNO3
-Ống nghiệm 3:
Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2NaNO3
Ba(NO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaNO3
Sau đó cho dung dịch HNO3 lần lượt vào các ống nghiệm trên:
-Ống nghiệm nào kết tủa tan hoàn toàn thì đó là BaCO3 → Ống nghiệm ban đầu chứa NaHCO3 + Na2CO3
2HNO3 + BaCO3 → Ba(NO3)2 + CO2 + H2O
-Ống nghiệm nào kết tủa không tan thì đó là BaSO4 → Ống nghiệm ban đầu chứa NaHCO3 + Na2SO4
-Ống nghiệm nào kết tủa tan 1 phần thì đó là BaCO3, BaSO4 → Ống nghiệm ban đầu chứa Na2CO3 + Na2SO4
2HNO3 + BaCO3 → Ba(NO3)2 + CO2 + H2O
Bài 8:Nung nóng 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khối lượng không đổi còn lại 69 gam chất rắn. % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 63% và 37%
B. 42% và 58%
C. 16% và 84%
D. 84% và 16%
Lời giải:
Đáp án C
Đặt số mol Na2CO3, NaHCO3 lần lượt là x, y mol → 106x + 84y= 100 (gam)
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
ymol y/2 mol
→ mNa2CO3= (x+y/2).106= 69 gam
Giải hệ trên ta có x= 8/53 mol; y= 1mol
→ %mNa2CO3= 16%; %mNaHCO3= 84%
Bài 9:Nung 49,2 gam hỗn hợp Ca(HCO3)2 và NaHCO3 đến khối lượng không đổi, được 5,4 gam H2O. Khối lượng chất rắn thu được là:
A. 43,8 gam
B. 30,6 gam
C. 21,8 gam
D. 17,4 gam
Lời giải:
Đáp án C
Đặt nCa(HCO3)2= x mol; nNaHCO3= y mol
→ mhỗn hợp= mCa(HCO3)2 + mNaHCO3= 162x + 84y= 49,2 gam
Ca(HCO3)2 CaO+2 CO2 + H2O (1)
x x x mol
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O (2)
y y/2 y/2 mol
Ta có: nH2O= x + y/2= 5,4/18= 0,3 mol
Suy ra x= 0,2 mol; y= 0,2 mol
Chất rắn thu được sau phản ứng là 0,2 mol CaO và 0,1 mol Na2CO3
→ mchất rắn= mCaO + mNa2CO3= 0,2. 56 + 0,1. 106= 21,8 gam
Bài 10:Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp MCO3 và RCO3 bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn được 5,1 gam muối khan. Giá trị của V là:
A. 1,12 lít
B. 1,68 lít
C. 2,24 lít
D. 3,36 lít
Lời giải:
Đáp án C
MCO3 + 2HCl → MCl2 + CO2 + H2O
x 2x x x mol
RCO3 + 2HCl → RCl2 + CO2 + H2O
y 2y y y mol
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mmuối carbonate + mHCl= m muối clorua + mCO2 + mH2O
→ 4 + 36,5. (2x+ 2y)= 5,1 + 44. (x+y) + 18 (x+y)
→ x+y= 0,1 mol → V= 2,24 lít
Bài 11:Cho 7,0 gam hỗn hợp hai muối carbonate của kim loại hóa trị II tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra V lít khí ở đktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 9,2 gam muối khan. Giá trị của V là:
A. 1,12 lít
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít
D. 4,48 lít
Lời giải:
Đáp án D
Đặt công thức của hai muối là RCO3: x mol
RCO3 + 2HCl → RCl2 + CO2 + H2O
x 2x x x mol
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mmuối carbonate + mHCl= m muối clorua + mCO2 + mH2O
→ 7,0 + 2x. 36,5=9,2+ 44x+18x → x= 0,2 mol → VCO2= 0,2.22,4= 4,48 lít
Bài 12:Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp 2 muối carbonate của 2 kim loại hóa trị II trong dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít khí không màu ở điều kiện tiêu chuẩn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được so với trước phản ứng là:
A. tăng 4,95 gam
B. giảm 4,95 gam
C. tăng 5,85 gam
D. giảm 5,85 gam
Lời giải:
Đáp án A
Đặt công thức của hai muối là RCO3
Ta có: nCO2= 10,08/22,4= 0,45 mol
RCO3 + 2HCl → RCl2 + CO2 + H2O
Theo PT ta có: nRCO3= nRCl2= nCO2= 0,45 mol
→ mRCl2- mRCO3= 0,45. (R+71)- 0,45. (R+60)= 4,95 gam
→ Muối sau phản ứng tăng so với trước phản ứng là 4,95 gam
Bài 13:Cho 1,84 gam hỗn hợp hai muối RCO3 và R'CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 0,672 lít khí CO2(đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X là bao nhiêu?
A. 2,17 gam
B. 1,51 gam
C. 2,575 gam
D. 1,105 gam
Lời giải:
Đáp án A
Ta có: nCO2= 0,672/22,4= 0,03 mol
RCO3 + 2HCl → RCl2 + CO2 + H2O
R'CO3 + 2HCl → R'Cl2 + CO2 + H2O
Ta có nHCl= 2.nCO2= 0,06 mol; nH2O= nCO2= 0,03 mol
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mmuối carbonate + mHCl= mmuối clorua + mCO2 + mH2O
1,84+ 0,06.36,5= mmuối clorua + 0,03.44+ 0,03.18 → mmuối clorua= 2,17 gam
Bài 14:Cho 0,53 gam muối carbonate của kim loại hóa trị I tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 112 ml khí CO2(đktc). Công thức phân tử nào dưới đây là của muối carbonate?
A. NaHCO3
B. KHCO3
C. Na2CO3
D. K2CO3
Lời giải:
Đáp án C
Ta có: nCO2= 0,112/22,4= 0,005 mol
-TH1: Muối carbonate trung hòa:
Đặt công thức của muối là R2CO3
R2CO3 + 2HCl → 2RCl+ CO2 + H2O
Theo PTHH: nR2CO3= nCO2= 0,005 mol → MR2CO3= 0,53/ 0,005=106
→ MR= 23 → Na → Na2CO3
-TH2: Muối carbonate axit
Đặt công thức của muối là RHCO3
RHCO3 + HCl → RCl+ CO2 + H2O
Theo PTHH: nRHCO3= nCO2= 0,005 mol → MRHCO3= 0,53/ 0,005=106
→ MR= 465 → Loại
Bài 15:Hấp thụ hoàn toàn a mol khí CO2vào dung dịch chứa b mol Ca(OH)2 thì thu được sản phẩm chỉ chứa muối axit. Quan hệ giữa a và b là:
A. a≥2b.
B. a<b.
C. b<a<2b.
D. a=b.
Lời giải:
Đáp án A
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)
Sau phản ứng thu được muối axit nên
→ a ≥ 2b
Bài 16:Cacbon chỉ thể hiện tính khử trong phản ứng hóa học nào sau đây?
A. C + O2 CO2
B. C + 2H2 CH4
C. 3C+ 4Al Al4C3
D. 3C + CaO CaC2 + CO
Lời giải:
Đáp án A
-Ở đáp án A: số oxi hóa của C tăng từ 0 lên +4 → C là chất khử
-Ở đáp án B: số oxi hóa của C giảm từ 0 xuống -4 → C là chất oxi hóa
-Ở đáp án C: số oxi hóa của C giảm từ 0 xuống -4 → C là chất oxi hóa
-Ở đáp án D: số oxi hóa của C tăng từ 0 lên +2 và xuống -1 nên C vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử
Bài 17:Dẫn khí CO dư đi qua ống sứ đựng 7,2 gam bột FeO nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là:
A. 5,0
B. 10,0
C. 7,2
D. 15,0
Lời giải:
Đáp án B
CO + FeO Fe + CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Theo PTHH: nCaCO3= nCO2= nFeO= 7,2/72= 0,1 mol → mCaCO3= 0,1.100= 10 gam
Bài 18:Hấp thụ hoàn toàn a mol khí CO2vào dung dịch chứa b mol Ca(OH)2 thì thu được hỗn hợp chứa 2 muối. Quan hệ giữa a và b là:
A. a>b.
B. a<b.
C. b<a<2b.
D. a=b.
Lời giải:
Đáp án C
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)
Sau phản ứng thu được 2 muối nên
→ b < a <2b
Bài 19:Cho 224,0 ml khí CO2(đktc) hấp thụ hết trong 100,0 ml dung dịch KOH 0,200M. Khối lượng của muối tạo thành là:
A.1,38 gam.
B. 2gam
C. 1gam
D. 1,67 gam
Lời giải:
Đáp án A
Ta có: nCO2= 0,224/22,4= 0,01 mol; nKOH= 0,1.0,2= 0,02 mol
→ CO2tác dụng với KOH tạo muối trung hòa theo PTHH:
CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O
0,01 0,02 0,01 mol
→ mK2CO3= 0,01.138= 1,38 gam
Bài 20:Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở đktc), sau phản ứng thu được 1,12 gam Fe và 0,03 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị V lần lượt là
A. Fe3O4 và 0,224.
B. Fe2O3 và 0,672.
C. Fe3O4 và 0,448.
D. FeO và 0,224.
Lời giải:
Đáp án B
Đặt công thức oxit sắt là FexOy
Ta có: nFe= 1,12/56= 0,02mol
FexOy + yCO xFe+ yCO2
Theo PTHH:
→ Oxit là Fe2O3
Ta có: nCO= nCO2= 0,03 mol → V= 0,03.22,4= 0,672 lít
Bài 21:V lít khí CO2(đktc) vào 1,5 lít Ba(OH)2 0,1M được 19,7 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là?
A. 1,12
B. 2,24
C. 4,48
D. 6,72
Lời giải:
Đáp án C
Ta có: nBa(OH)2= 1,5. 0,1= 0,15 mol; nBaCO3= 19,7/197= 0,1 mol
Do đề hỏi giá trị lớn nhất của V nên xảy ra các phương trình hóa học sau:
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
0,1 0,1 ← 0,1 mol
2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2
0,1 ← (0,15-0,1)
Vậy nCO2= 0,1 + 0,1= 0,2 mol → VCO2= 0,2.22,4= 4,48 lít
Bài 22:Thổi V lit (đktc) CO2vào 100 ml dd Ca(OH)2 1M, thu được 6g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa lấy dd đun nóng lại có kết tủa nữa. Giá trị V là:
A.3,136
B. 1,344
C. 1,344 hoặc 3,136
D. 3,36 hoặc 1,12
Lời giải:
Đáp án A
Ta có: nCa(OH)2= 1,0. 0,1= 0,1 mol; nBaCO3= 6/100= 0,06 mol
Do sau khi đun nóng dung dịch lại xuất hiện kết tủa nên CO2tác dụng với Ca(OH)2 theo 2 PTHH sau:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
0,06 0,06 ← 0,06 mol
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
0,08 ← (0,1-0,06)
Vậy nCO2= 0,06 + 0,08= 0,14 mol → VCO2= 0,14.22,4= 3,136 lít
Bài 23:Khử 4,64 gam hỗn hợp X gồm các oxit MgO, FeO, Fe3O4, và Fe2O3 bằng khí CO ỏ nhiệt độ cao, người ta thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y và khí Z. Khí Z dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 1,97 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 4,84
B. 4,40
C. 4,48
D. 4,68
Lời giải:
Đáp án C
Bản chất phản ứng:
CO + Ooxit → CO2
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O
Theo PTHH: nO (oxit)= nCO2= nBaCO3= 1,97/197 = 0,01 mol
→ m= mchất rắn X - mO (oxit tách)= 4,64 -0,01.16= 4,48 gam
Bài 24:Hấp thụ toàn bộ 0,3 mol CO2vào dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam?
A. Tăng 13,2gam
B. Tăng 20gam
C. Giảm 16,8gam
D. Giảm 6,8 gam
Lời giải:
Đáp án D
Ta thấy:
→ CO2phản ứng với Ca(OH)2 theo 2 PTHH sau:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
x x x mol
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
2y y y mol
Đặt nCaCO3= x mol; nCa(HCO3)2= y mol
Ta có: nCO2= x+2y= 0,3; nCa(OH)2= x+y= 0,25 mol
→ x= 0,2 và y= 0,05
→ Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm là:
mCaCO3- mCO2= 100.x- 0,3.44= 100. 0,2- 0,3.44= 6,8 gam
Bài 25:Trong các phản ứng hoá học sau,phản ứng nào sai?
A. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
B. SiO2 + 4HCl → SiCl4 + 2H2O
C. SiO2 + 2C Si + 2CO
D. SiO2 + 2Mg 2MgO + Si
Lời giải:
Đáp án B
SiO2 không phản ứng với HCl
Bài 26:Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và RCO3 (với tỉ lệ mol 1:1) bằng dung dịch HCl dư. Lượng CO2sinh ra cho hấp thụ hoàn toàn bởi 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5 M thu được 39,4 gam kết tủa.Kim loại R là
A. Ba.
B. Ca.
C. Fe.
D. Cu.
Lời giải:
Đáp án C
Đặt nMgCO3= nRCO3= x mol → 84.x + (R+60).x= 20 gam (*)
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O (1)
RCO3 + 2HCl → RCl2 + CO2 + H2O (2)
Theo PT (1,2): nCO2= nMgCO3 + nRCO3= x + x= 2x mol
Ta có: nBa(OH)2= 0,5.0,5= 0,25 mol; nBaCO3= 39,4/197= 0,2 mol
Do nBa(OH)2 > nBaCO3 nên có 2 trường hợp xảy ra:
-TH1: Ba(OH)2 dư:
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
Theo PT: nCO2= nBaCO3= 0,2 mol = 2x → x= 0,1 mol
Thay x= 0,1 vào (*) ta có: R=56 → R là Fe
-TH2: Ba(OH)2 phản ứng hết
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
0,2 0,2 ← 0,2 mol
2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2
0,1 ← (0,25-0,2)
Vậy nCO2= 0,2 + 0,1= 0,3 mol = 2x → x= 0,15
Thay x= 0,15 vào (*) ta có: R= -10,67 Loại
Vậy R là Fe
Bài 27:Cho V lít khí CO2(đktc) hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02 M thì thu được 0,5 gam kết tủa. Giá trị tối thiểu của V là
A. 0,336.
B. 0,112.
C. 0,224.
D. 0,448.
Lời giải:
Đáp án B
Ta có: nCa(OH)2= 0,5.0,02= 0,01 mol; nCaCO3= 0,5/100= 0,005 mol
Ta có: nCa(OH)2 > nCaCO3 và đề hỏi giá trị tối thiểu của V nên khi đó Ca(OH)2 dư
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
Theo PT: nCO2= nCaCO3= 0,005 mol → VCO2= 0,005.22,4= 0,112 lít
Bài 28:Hấp thụ hết V lít CO2(đktc) vào 300ml dung dịch NaOH x mol/l được 10,6g Na2CO3 và 8,4g NaHCO3. Giá trị V, x lần lượt là?
A. 4,48lít và 1M
B. 4,48lít và 1,5M
C. 6,72 lít và 1M
D. 5,6 lít và 2M
Lời giải:
Đáp án A
Ta có: nNa2CO3= 0,1 mol; nNaHCO3=0,1 mol
CO2 + NaOH → NaHCO3 (1)
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (2)
Theo PT (1,2): nCO2= nNaHCO3 + nNa2CO3= 0,2 mol → V= 0,2.22,4= 4,48 lít
Theo PT(1,)2: nNaOH= nNaHCO3 + 2.nNa2CO3= 0,1+0,1.2= 0,3 mol
→ CM NaOH= 0,3/ 0,3= 1,0M= x
Bài 29:Hấp thụ hết CO2vào dung dịch NaOH được dung dịch A. Chia A làm 2 phần bằng nhau. Cho dung dịch BaCl2 dư vào phần 1 được a gam kết tủa. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào phần 2 được b gam kết tủa. Cho biết a<b. Dung dịch A chứa:
A. Na2CO3
B. NaHCO3
C. NaOH và NaHCO3
D. NaHCO3, Na2CO3
Lời giải:
Đáp án D
Do dung dịch A tác dụng với BaCl2 dư thu được kết tủa → A chứa muối Na2CO3
Do dung dịch A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được kết tủa nhiều hơn khi tác dụng với dung dịch BaCl2 dư nên A ngoài Na2CO3 còn chứa NaHCO3
CO2 + NaOH → NaHCO3
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl
Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaOH
Ba(OH)2 + 2NaHCO3 → BaCO3 ↓ + Na2CO3 + 2H2O
Bài 30:Dung dịch X chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3. Thực hiện các thí ngiệm sau:
TN1: cho (a+b)mol CaCl2; TN2: cho (a+b) mol Ca(OH)2 vào dung dịch X. Khối lượng kết tủa thu được trong 2 TN là
A. Bằng nhau
B. Ở TN1 < ở TN2
C. Ở TN1 > ở TN2
D. Không xác định
Lời giải:
Đáp án B
TN1: CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaCl (a+b) b b mol
TN2:
Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH
b b b mol
Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 ↓ + NaOH + H2O
a a a mol
Vậy nCaCO3 (TN1) < nCaCO3 (TN2) → mCaCO3 (TN1) < mCaCO3 (TN2)
Bài 31:Dung dịch X có chứa: 0,1 mol Na2CO3; 0,1 mol K2CO3 và 0,3 mol NaHCO3. Thêm từ từ V ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 250 ml
B. 300 ml
C. 350 ml
D. 400 ml
Lời giải:
Đáp án C
Ta có: nCO3(2-)= 0,1 + 0,1= 0,2 mol; nCO2= 0,15 mol
Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch X thì xảy ra các PTHH sau:
H+ + CO32- → HCO3-
0,2 ← 0,2 → 0,2
Tổng số mol HCO3- là: 0,2 + 0,3= 0,5 mol
H+ + HCO3- → CO2 +H2O
0,15 0,15 ← 0,15
Ta có: nH+= 0,2 + 0,15= 0,35 mol= nHCl → V= 0,35/1= 0,35 lít = 350 ml
Bài 32:Cho khí CO qua ống chứa 15,2g hỗn hợp gồm CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B và 13,6g chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15,0.
B. 10,0.
C. 20,0.
D. 25,0
Lời giải:
Đáp án B
Bản chất phản ứng:
CO + Ooxit → CO2
Khối lượng chất rắn giảm chính là khối lượng oxi trong oxit bị tách ra
→ mO (oxit tách ra)= mCuO,FeO- mhỗn hợp C= 15,2-13,6= 1,6 gam
→ nO (oxit tách ra)= 0,1 mol
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Theo PTHH: nCaCO3= nCO2= nO(oxit)= 0,1 mol → mCaCO3= 0,1.100= 10 gam
Bài 33:Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Tổng số gam 2 oxit ban đầu là
A. 6,24.
B. 5,32.
C. 4,56.
D. 3,12.
Lời giải:
Đáp án D
Đặt nFe3O4= x mol; nCuO= y mol
4CO + Fe3O4 4CO2 + 3Fe
x 4x 3x mol
CO + CuO CO2 + Cu
y y y mol
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
(4x+y) (4x+y)
Theo PTHH: nCO2= 4x + y= nCaCO3= 5/100= 0,05 mol
mkim loại= mFe + mCu= 3x.56+ 64y= 2,32 gam
Giải hệ trên ta có: x= 0,01; y= 0,01 mol
→ m2 oxit= mFe3O4 + mCuO= 232x + 80y= 3,12 gam
Bài 34:Cho 1,568 lít CO2(đktc) hấp thụ hết vào dung dịch chứa 3,36 gam NaOH. Muối thu được có khối lượng là?
A.7,112g
B. 6,811g
C. 6,188g
D. 8,616g
Lời giải:
Đáp án C
Ta có: nCO2= 0,07 mol; nNaOH= 0,084 mol
→ Sau phản ứng tạo thành 2 muối:
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
CO2 + NaOH → NaHCO3
Đặt số mol nNa2CO3= xmol; nNaHCO3= y mol
Ta có: nCO2= x + y= 0,07 mol; nNaOH= 2x+ y=0,084 mol
→ x= 0,014; y= 0,056
→ mmuối= mNa2CO3 + mNaHCO3= 0,014.106 + 0,056.84=6,188 gam
Bài 35:Thể tích dung dịch Ca(OH)2 0,01M tối thiểu để hấp thụ hết 0,02mol khí CO2là
A. 1,0 lít.
B. 1,5 lít.
C. 2,0 lít.
D. 2,5 lít.
Lời giải:
Đáp án A
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)
Theo PT (1) và (2) thì nCa(OH)2 tối thiểu= 0,5. nCO2= 0,5. 0,02= 0,01 mol
→ V= n/CM= 0,01 / 0,01= 1 lít
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Dạng 1: Bài tập lý thuyết về tính chất hóa học của Cacbon, Silic
- Dạng 2: Bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
- 70 câu trắc nghiệm Cacbon, Silic có lời giải (cơ bản - phần 1)
- 70 câu trắc nghiệm Cacbon, Silic có lời giải (nâng cao - phần 1)
- 70 câu trắc nghiệm Cacbon, Silic có lời giải (nâng cao - phần 2)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều