Bài tập pha loãng, pha trộn các chất điện li để được pH định trước và cách giải



Với Bài tập pha loãng, pha trộn các chất điện li để được pH định trước và cách giải sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa 11.

Bài tập pha loãng, pha trộn các chất điện li để được pH định trước và cách giải

Dạng 01: Bài toán pha loãng để được pH định trước

1. Phương pháp giải

Bước 1: Gọi V1, V2 lần lượt là thể tích dung dịch trước và sau khi pha loãng.

Bước 2: Pha loãng chất điện li với nước (không có phản ứng hóa học xảy ra) thì số mol chất điện li không đổi.

Áp dụng công thức: C1.V1 = C2.V2

Chú ý: số mol chất tan trước và sau khi pha loãng không đổi.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Pha loãng dung dịch HCl có pH = 2 bao nhiêu lần để được dung dịch có pH = 3?
A. 5.               

B. 100.           

C. 20.  

D. 10.

Lời giải

Gọi V1, V2 lần lượt là thể tích dung dịch HCl có pH = 2, pH = 3

Do pH = 2 → [H+] = 10-2M → nH+ trước khi pha loãng= 10-2V1

pH = 3 → [H+] = 10-3M → nH+ sau khi pha loãng = 10-3V2

Ta có nH+ trước khi pha loãng = nH+ sau khi pha loãng→10-2V1 = 10-3V2

→ Bài tập pha loãng, pha trộn các chất điện li để được pH định trước và cách giải= 10

Vậy cần pha loãng axit 10 lần → Chọn D

Ví dụ 2: Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 10 ml dung dịch NaOH pH = 12 để được 1 dung dịch có pH = 11?

A. 90 ml

B. 10 ml

C. 20 ml

D. 50 ml 

Lời giải

pH = 12 → pOH = 14 – 12 = 2

pH = 11 → pOH = 14 -11 = 3

V1 = 0,01 (l)

Gọi Vlà thể tích dung dịch NaOH có pOH = 3

Do pOH = 2 → [OH-] = 10-2M → nOH- trước khi pha loãng= 10-2. 0,01

pOH = 3 → [OH-] = 10-3M →nOHsau khi pha loãng = 10-3V2

→ 10-2 . 0,01 = 10-3V2

→ V2 = 0,1 lít

→ Phải thêm 0,09 lít = 90 ml nước

  Chọn A

Dạng 02: Bài toán pha trộn để được pH định trước

1. Phương pháp giải

Bước 1: Tính số mol (tổng số mol) H+, OH-

Bước 2: Xác định môi trường của dung dịch dựa vào pH → tính mol axit hay bazơ dư

Bước 3: Tìm giá trị bài toán yêu cầu.

Chú ý: Vdd sau trộn = Vaxit + Vbazơ

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trộn 300 ml dung dịch HCl 0,05M với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 aM thu được 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là

A. 0,025 

B. 0,05  

C. 0,1   

D. 0,5

Lời giải

nHCl = 0,05. 0,3 =0,015 mol → nH+ = 0,015 mol

nBa(OH)2 = 0,2a mol →  nOH- = 2. 0,2a = 0,4a mol

Do sau phản ứng, pH = 12 → OHdư 

→ pOH =14 -12 = 2 → [OH-] dư = 10-2 M

→nOH- dư = 10-2.0,5 = 0,005 mol

nOH-pư = nH+ pư = 0,015 mol

nOH-  dư = nOH- ban đầu – nOHphản ứng 

→ 0,005 = 0,4a – 0,015 → a = 0,05M

 Chọn B

Ví dụ 2: Z là dung dịch H2SO4 1M. Để thu được dung dịch X có pH = 1 cần phải thêm vào 1 lit dd Z thể tích dung dịch NaOH 1,8M là

A. 1 lit.                          

B. 1,5 lit.                        

C. 3 lit.                          

D. 0,5 lit.

Lời giải:

nH2SO4 = 1 mol → nH+  ban đầu = 2 mol

Gọi V (lit) là thể tích dung dịch NaOH cần thêm

→ Vdd X = 1 + V (lít) 

nNaOH = 1,8V = nH+  phản ứng

pH = 1 dung dịch X có môi trường axit → axit dư [H+] dư = 0,1 mol

→ nH+   = 0,1.(1 + V)

nH+  ban đầu = nH+phản ứng + nH+

→ 2 = 1,8V + 0,1.(1 + V)            → V = 1 lit

 Chọn A

Bài tập pha loãng, pha trộn các chất điện li để được pH định trước và cách giải

B. Bài tập tự luyện

1. Đề bài

Câu 1: Dung dịch HCl có pH = 3. Cần pha loãng dung dịch axit này (bằng nước) bao nhiêu lần để thu được dung dịch HCl có pH = 4?
A. 9.               

B. 10.  

C. 99.  

D. 100.

Câu 2: Có một dd có pH = 1. Để thu được dd có pH = 3 ta phải pha loãng bằng nước dd ban đầu

A. 100 lần.                     

B. 99 lần.                       

C. 10 lần.                       

D. kết quả khác.

Câu 3: Pha loãng dung dịch KOH có pH = 13 bao nhiêu lần để được dung dịch có pH = 11?
A. 50.             

B. 100.           

C. 20.  

D. 10.

Câu 4: Dung dịch NaOH có pH = 12. Cần pha loãng dung dịch này bao nhiêu lần để thu được dung dịch NaOH mới có pH = 11?

A. 10.             

B. 100.           

C. 1000.         

D. 10000.

Câu 5: Cần trộn 100 ml dung dịch NaOH có pH = 12 với bao nhiêu ml dung dịch NaOH có pH=10 để thu được dung dịch NaOH có pH = 11.

A. 1    

B. 10    

C. 100    

D. 1000.

Câu 6: Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12 vào 8 lít dung dịch HCl có pH = 3 thu được dung dịch Y có pH = 11. Giá trị của a là:

A. 0,12.          

B. 1,6.            

C. 1,78.          

D. 0,8.

Câu 7: Có 10 ml dung dịch axit HCl có pH = 2,0. Cần thêm bao nhiêu ml nước cất để thu được dung dịch axit có pH = 4,0.

A. 90,0 ml.                     

B. 900,0 ml.                   

C. 990,0 ml.                   

D. 1000,0 ml.

Câu 8: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH aM thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là
A. 0,15.                                 

B. 0,3. 

C. 0,03.          

D. 0,12.

Câu 9: Thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,025M cần cho vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 và HCl có pH = 1, để thu được dung dịch có pH = 2 là:

A. 0,224 lít.    

B. 0,15 lít.      

C. 0,336 lít.    

D. 0,448 lít.

Câu 10: Có 50 ml dung dịch chứa hỗn hợp KOH 0,05M và Ba(OH)2 0,025M. Người ta thêm V ml dung dịch HCl 0,16M vào 50 ml dung dịch trên thu được dung dịch có pH = 2. Giá trị của V là:

A. 36,67.        

B. 30,33.        

C. 40,45.        

D. 45,67.

Câu 11: Trộn 300 ml dd hh gồm H2SO4 0,1M và HCl 0,15M với V ml dd hh gồm NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dd X có pH = 12. Giá trị của V là:

A. 100 ml    

B. 150 ml    

C. 200 ml    

D. 300 ml

Câu 12: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M thu được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là:

A. 1.               

B. 2.               

C. 3.               

D. 4.

Câu 13: Trộn 100 ml dung dịch X (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch Y (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M) thu được dung dịch Z. Giá trị pH của dung dịch Z là:

A. 1.               

B. 2.               

C. 6.               

D. 7.

Câu 14: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là

A. 13,0.          

B. 1,2.            

C. 1,0.            

D. 12,8.

Bài 15: Trộn V1 lit dung dịch H2SO4 có pH = 3 với V2 lit dung dịch NaOH có pH = 12 để được dung dịch có pH = 11, thì tỷ lệ V1: V2 có giá trị nào?

A. 9:11

B. 11:9

C. 9:2

D. 2:9

2. Đáp án tham khảo

1B

2A

3B

4A

5B

6C

7C

8D

9B

10A

11B

12B

13B

14A

15C






Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


su-dien-li.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên