Các dạng toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải



Với Các dạng toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa 11.

Các dạng toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải

A. Lý thuyết ngắn gọn

Bài toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm tạo muối và nước, axit hoặc kiềm dư. Vì vậy để thuận lợi cho quá trình giải quyết bài toán ta có thể tư duy theo hướng sau:

P2O5 + 3H2O → H3PO4

H+ + OH- → H2O

Nghĩa là xét bài toán tác dụng với H2O sinh ra axit sau đó đến phản ứng trung hòa để làm đơn giản hóa vấn đề.

Xét T = Các dạng toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải 

+ T < 1: tạo muối H2PO4và H3PO4

+ T = 1: tạo muối H2PO4-

+ 1 < T < 2: tạo muối và H2PO4- và HPO42-

+ T = 2: tạo muối HPO42-

+ 2 < T < 3: tạo muối HPO42- và PO43-

+ T = 3: tạo muối PO43-

+ T > 3: tạo muối PO43- và OH-

B. Phương pháp giải

Tính tỉ lệ mol T = Các dạng toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải để từ đó xác định sản phẩm sinh ra trong phản ứng.

Viết phương trình phản ứng tạo ra các sản phẩm, đặt ẩn số mol cho các chất cần tính. Từ giả thiết suy mối quan hệ về số mol giữa các chất trong phản ứng và các chất sản phẩm, lập hệ phương trình, giải hệ phương trình. Từ đó suy ra kết quả mà đề yêu cầu.

C. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho 14,2 gam P2O5 vào 200 gam dung dịch NaOH 8% thu được dung dịch A. Muối thu được và nồng độ % tương ứng là

A. Na2HPO4 và 11,2%.

B. Na3PO4 và 7,66%.

C. Na2HPO4 và 13,26%. 

D. Na2HPO4; NaH2PO4 đều là 7,66%.

Lời giải chi tiết

Theo giả thiết ta có :

nP2O5 = Các dạng toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải= 0,1 mol; nNaOH = Các dạng toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải= 0,4 mol.

Khi cho P2O5 vào dung dịch kiềm thì trước tiên P2O5 phản ứng với nước sau đó mới phản ứng với dung dịch kiềm.

Phương trình phản ứng :

P2O5   +   3H2O   →  2H3PO4 (1)

mol:      0,1               →             0,2

Tỉ lệ Các dạng toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải⇒ Sản phẩm tạo thành là Na2HPO4.

2NaOH   +   H3PO4  →   Na2HPO4    +     2H2O           (1)

mol:         0,4     →    0,2          →   0,2

Theo (1) ta thấy : nNa2HPO4 = 0,2 mol → mNa2HPO4 = 142.0,2 = 28,4 gam

Khối lượng dung dịch sau phản ứng là : m = mdd NaOH + mP2O5 = 200 + 14,2 =  214,2 mol

Nồng độ phần trăm của dung dịch Na2HPO4 là : C%Na2HPO4 = Các dạng toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải. 100 = 13,26%. 

Chọn C.

Ví dụ 2: Cho m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được 8,56 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 1,76.

B. 2,13.

C. 4,46.

D. 2,84.

Lời giải chi tiết

P2O5   +   3H2O   →  2H3PO4

  x              3x                 2x

P2O5 : x mol + Các dạng toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giảiCác dạng toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải 

TH1: 3nH3PO4 ≤ nNaOH + nKOH

→ t = 6x 

Bảo toàn khối lượng: 142x + 40.0,1 + 56.0,05 + 18.3x = 8,56 + 18.6x

→ x = 0,02

→ m = 0,02.142 = 2,84g

TH2: 3nH3PO4 > nNaOH + nKOH

→ t = 0,15 

Bảo toàn khối lượng: 142x + 40.0,1 + 56.0,05 + 18.3x = 8,56 + 18.0,15

→ x = 0,05 (loại)

Chọn D.

Ví dụ 3: Cho m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được 3m gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1,76.

B. 2,13.

C. 4,46.

D. 2,85.

Lời giải chi tiết

P2O5   +   3H2O   →  2H3PO4

  x              3x                 2x

P2O5 : x mol + Các dạng toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giảiCác dạng toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải 

TH1: 3nH3PO4 ≤ nNaOH + nKOH

→ t = 6x 

Bảo toàn khối lượng: 142x + 40.0,1 + 56.0,05 + 18.3x = 3.142x + 18.6x

→ x = Các dạng toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải 

→ m = 2,857 g

TH2: 3nH3PO4 > nNaOH + nKOH

→ t = 0,15 

Bảo toàn khối lượng: 142x + 40.0,1 + 56.0,05 + 18.3x = 3.142x + 18.0,15

→ x = Các dạng toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải (loại)

Chọn D.

Các dạng toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải

D. Bài tập tự luyện

Câu 1: Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch có chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có chứa các chất:

A. K3PO4, K2HPO4.

B. K2HPO4 và KH2PO4.                               

C. K3PO4 và KOH.    

D. H3PO4 và KH2PO4.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho bằng oxi dư rồi cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch NaOH 32%, thu được muối Na2HPO4. Giá trị của m là

A. 25.

B. 50.          

C. 75.         

D. 100.

Câu 3: Cho 14,2 gam P2O5 vào 100 ml dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 2M, thu được dung dịch X. Các anion có mặt trong dung dịch X là

A. PO43-  và OH-

B. H2PO4- và HPO42-.

C. HPO42- và PO43-.

D. H2PO4- và PO43-.

Câu 4: Thêm 7,1gam P2O5 vào dung dịch chứa 150ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được :

A. KH2PO4 và K2HPO4                               

B. KH2PO4 và K3PO4

C. K3PO4 và K2HPO4 

D. K3PO4 và KOH dư

Câu 5: Cho 500ml dung dịch chứa 7,28g KOH và 3,55g P2O5 . Tìm CM   của các muối trong dung dịch thu được :

A. 0,05M và 0,06M                                          

B. 0,04M và 0,06M              

C. 0,04M và 0,08M                 

D. 0,06M và 0,09M

Câu 6: Cho 1,42g P2O5 vào dung dịch chứa 1,12g KOH . Tính khối lượng muối thu được :

A. 2,72g                        

B. 2,27g                        

C. 2,3g                          

D. 2,9g

Câu 7: Ôxi hoá hoàn toàn 6,2g photpho rồi hoà tan toàn bộ sản phẩm vào 25ml dd NaOH 25% ( d = 1,28g/ml) thì muối tạo thành sau pư là:  

A. Na3PO4                                            

B. Na2HPO4     

C. NaH2PO4     

D. Na3PO4 và Na2HPO4

Câu 8: Cho m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được 8,12 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 1,76.

B. 2,13.

C. 4,46.

D. 2,84.

Câu 9: Cho m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol KOH, thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được 8,56 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 1,76.

B. 2,13.

C. 4,97.

D. 2,84.

Câu 10: Cho m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol KOH, thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được 9,98 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 1,76.

B. 2,13.

C. 4,26.

D. 2,84.


ĐÁP ÁN

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

B

B

B

A

B

A

C

B

C

C

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


nhom-nito-photpho.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên