Bài tập về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa có lời giải

Bài viết dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa.

Bài tập về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa có lời giải

A. Lý thuyết & Phương pháp giải

Một số lý thuyết cần nắm vững để làm được các bài tập dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa

1. Dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa

- Ở một nhiệt độ nhất định:

+ Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch vẫn có thể hòa tan thêm chất tan.

+ Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

Ví dụ: Hòa tan dần muối ăn (NaCl) vào nước:

+ Ở giai đoạn đầu: muối ăn tan trong nước ta được dung dịch muối, dung dịch này vẫn có thể hòa tan thêm muối ⇒ dung dịch chưa bão hòa.

+ Ở giai đoạn sau: cứ hòa tan mãi muối thì đến thời điểm không thể hòa tan thêm muối được nữa ⇒ dung dịch bão hòa.

2. Độ tan của một chất trong nước

Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ nhất định.

Công thức tính độ tan: S = Bài tập về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa có lời giải .100 ⇒ mct = Bài tập về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa có lời giải

Trong đó: mct là khối lượng chất tan để tạo thành dung dịch bão hòa

mdm là khối lượng dung môi (nước) để tạo thành dung dịch bão hòa

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Em hãy nêu cách tiến hành thí nghiệm chuyển đổi một dung dịch đường bão hòa thành một dung dịch có thể hòa tan thêm đường.

Lời giải:

Thí nghiệm: Cho thêm một lượng nước nữa vào dung dịch ta sẽ thu được dung dịch đường chưa bão hòa. Từ đó sẽ hòa tan thêm được đường.

Ví dụ 2: Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, 100 gam nước có thể hòa tan tối đa 200 gam đường. Có thể lấy khối lượng đường là bao nhiêu để tạo dung dịch chưa bão hòa với 100 gam nước?

Lời giải:

100 gam nước có thể hòa tan tối đa 200 gam đường nên lấy 200 gam đường sẽ thu được dung dịch bão hòa

Để tạo dung dịch chưa bão hòa với 100 gam nước, khối lượng đường có thể lấy là dưới 200 gam

Ví dụ 3: Ở 20oC, hòa tan m gam KNO3 vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Biết độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 20oC là 42,105 gam. Giá trị của m là bao nhiêu?

Lời giải:

Công thức tính độ tan: S = Bài tập về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa có lời giải.100 ⇒ mct = Bài tập về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa có lời giải

Khối lượng KNO3 cần hòa tan vào 95 gam nước để thu được dung dịch bão hòa là:

m = Bài tập về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa có lời giải = 40 gam

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Định nghĩa nào đúng về dung dịch chưa bão hòa:

A. Là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

B. Là dung dịch có tỉ lệ 1 : 2 giữa chất tan và dung môi.

C. Là dung dịch có tỉ lệ 1 : 1 giữa chất tan và dung môi.

D. Là dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ.

Lời giải:

Đáp án A

Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

Câu 2: Dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan là:

A. Dung dịch bão hòa

B. Dung dịch chưa bão hòa

C. Cả A và B

D. Không có đáp án đúng

Lời giải:

Đáp án B

Dung dịch chưa bão hòa có thể hòa tan thêm chất tan

Câu 3: Biết độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 20oC là 42,105 gam. Có thể lấy khối lượng muối KNO3 là bao nhiêu để tạo dung dịch chưa bão hòa với 100 gam nước

A. nhỏ hơn 42,105 gam

B. lớn hơn 42,105 gam

C. bằng 42,105 gam

D. Cả A và C

Lời giải:

Đáp án A

100 gam nước có thể hòa tan tối đa 42,105 gam KNO3 nên lấy 42,105 gam KNO3 sẽ thu được dung dịch bão hòa

Để tạo dung dịch chưa bão hòa với 100 gam nước, khối lượng KNO3 có thể lấy là nhỏ hơn 42,105 gam

Câu 4: Có một cốc đựng dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ phòng. Để dung dịch đó trở thành chưa bão hòa, cần làm gì ?

A. Cho thêm tinh thể NaCl vào dung dịch.

B. Cho thêm nước cất vào dung dịch.

C. Đun nóng dung dịch.

D. cả B và C đều đúng.

Lời giải:

Đáp án D

Để dung dịch đó trở thành chưa bão hòa ta có thể :

- Cho thêm nước cất vào dung dịch ⇒ tạo thành dung dịch loãng hơn, có thể tan thêm NaCl.

- Đun nóng dung dịch ⇒ độ tan tăng, muối có khả năng tan nhiều hơn ⇒ tạo thành dung dịch chưa bão hòa

Câu 5: Có một cốc đựng nước đường chưa bão hòa ở nhiệt độ phòng. Làm thế nào để dung dịch đó trở thành bão hòa?

A. Cho thêm đường vào dung dịch.

B. Cho thêm nước cất vào dung dịch.

C. Đun nóng dung dịch.

D. cả A và C đều đúng.

Lời giải:

Đáp án A

Cho thêm đường vào dung dịch đến khi đường không thể tan được nữa thì thu được dung dịch bão hòa

Câu 6: NaCl có độ tan trong nước ở 25°C là 36 gam. Khi mới hòa tan 5 gam NaCl vào 45 gam nước thì phải hòa tan thêm bao nhiêu gam NaCl để được dung dịch bão hòa?

A. 11 gam

B. 11,2 gam

C. 11,5 gam

D. 12 gam

Lời giải:

Đáp án B

Gọi khối lượng NaCl cần hòa tan thêm là m

Khối lượng NaCl hòa tan vào 45 gam nước để tạo dung dịch bão hòa là:

mct = m + 5

Ta có: mdm = 45 gam

Công thức tính độ tan: S = Bài tập về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa có lời giải .100

Hay 36 = Bài tập về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa có lời giải .100 ⇒ m = 11,2 gam

Câu 7: Ở 20oC, độ tan của K2CO3 là 112 gam. Vậy ở 20oC, cần hòa tan bao nhiêu gam K2CO3 vào 250 gam nước để thu được dung dịch bão hòa?

A. 210 gam

B. 240 gam

C. 275 gam

D. 280 gam

Lời giải:

Đáp án D

Gọi khối lượng của K2CO3 cần hòa tan vào 250 gam nước để tạo dung dịch bão hòa là: mct

Công thức tính độ tan: S = Bài tập về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa có lời giải .100 ⇒ mct = Bài tập về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa có lời giải

mct = Bài tập về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa có lời giải = 280 gam

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 55 g NaNO3 vào 500 g nước ở 500C. Hạ nhiệt độ dung dịch tới 200C (biết độ tan của NaNO3 trong nước ở 200C là 88g) thì:

A. Được dung dịch bão hòa

B. Được dung dịch chưa bão hòa

C. Có 11 g NaNO3 tách ra khỏi dung dịch

D. Có một lượng muối tách ra khỏi dung dịch mà không xác định được khối lượng

Lời giải:

Đáp án B

Biết rằng, ở 20°C, 100 g nước hoà tan được tối đa 88g NaNO3

Vậy, ở 20°C, 500 g nước hoà tan được tối đa: Bài tập về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa có lời giải = 440 (g) NaNO3

⇒ Thu được dung dịch chưa bão hòa

Câu 9: Biết độ tan trong nước của KCl ở 30oC là 37 gam. Khối lượng KCl hòa tan trong 250 ml nước để thu được dung dịch bão hòa (DH2O = 1 gam/ml ) ở 30oC là

A. 79 gam

B. 81 gam

C. 92,5 gam

D. 136 gam

Lời giải:

Đáp án C

mH2O = D.V = 1. 250 = 250g

Công thức tính độ tan: S = Bài tập về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa có lời giải .100 ⇒ mct = Bài tập về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa có lời giải

Khối lượng KCl hòa tan trong 250 ml nước để thu được dung dịch bão hòa là:

mct = Bài tập về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa có lời giải = 92,5 gam

Câu 10: Biết độ tan trong nước của Na2CO3 ở 18oC là 21,2 gam. Tính khối lượng Na2CO3 cần hòa tan trong 250 gam nước để thu được dung dịch bão hòa ở nhiệt độ này ?

A. 51 gam

B. 53 gam

C. 62 gam

D. 78 gam

Lời giải:

Đáp án B

Công thức tính độ tan: S = Bài tập về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa có lời giải .100 ⇒ mct = Bài tập về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa có lời giải

Khối lượng Na2CO3 hòa tan trong 250 gam nước để thu được dung dịch bão hòa là:

mct = Bài tập về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa có lời giải = 53 gam

C. Bài tập thêm

Câu 1: Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là

A. Số gam chất đó tan trong 100g dung dịch.

B. Số gam chất đó tan trong 100g dung môi.

C. Số gam chất đó tan trong nước tạo ra 100g dung dịch.

D. Số gam chất đó tan trong 100g nước để tạo dung dịch bão hoà.

Câu 2: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào?

A. Đều tăng.     

B. Đều giảm.     

C. Phần lớn tăng.      

D. Phần lớn giảm.

Câu 3: Hoà tan 14,36 gam NaCl vào 40 gam nước ở nhiệt độ 20℃ thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của NaCl ở nhịêt độ đó là

A. 35,5 gam.              

B. 35,9 gam.

C. 36,5 gam.          

D. 37,2 gam.

Câu 4: Ở 20℃, độ tan của dung dịch muối ăn là 36g. Nồng độ % của dung dịch muối ăn bão hoà ở 20℃ là

A. 25%.            

B. 22,32%.             

C. 26,4%.                

D. 25,47%.

Câu 5: Khi hoà tan 100 gam đường glucose (C6H12O6) vào 500 gam nước ở 20℃ thì thu được dung dịch bão hoà. Độ tan của đường ở 20℃ là

A. 20 gam.               

B. 10 gam.          

C. 15 gam.           

D. 30 gam

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên