Xác định công thức hóa học và gọi tên axit, bazơ và muối và cách giải bài tập (hay, chi tiết)



Với bài viết Xác định công thức hóa học và gọi tên axit, bazơ và muối và cách giải bài tập sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học 8.

Xác định công thức hóa học và gọi tên axit, bazơ và muối và cách giải bài tập

A. Lý thuyết và phương pháp giải

1. Axit.

- Khái niệm: Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

- Công thức hóa học: một hay nhiều nguyên tử H + gốc axit.

- Phân loại:

+ axit không có oxi: HCl, H2S,…

+ axit có oxi: H2SO4, H3PO4, HNO3, H2SO3

- Tên gọi

+ Axit không có oxi:

 Tên axit: axit + tên phi kim + hiđric.

VD: HCl: hydrochloric acid.

+ Axit có nhiều nguyên tử oxi:

Tên axit: axit + tên của phi kim + ic.

VD: HNO3: nitric acid.

+ Axit có ít nguyên tử oxi:

Tên axit: axit + tên phi kim + ơ.

VD: H2SO3: sulfurous acid.

2. Bazơ.

- Khái niệm: Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH)

- Công thức hóa học: Có một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm -OH.

- Công thức chung: M(OH)n

Trong đó:

+ M: là nguyên tử kim loại.

+ n: là số nhóm hiđroxit (n có giá trị bằng hóa trị của kim loại)

- Tên gọi: Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.

VD: NaOH: sodium hydroxide.        

Fe(OH)3: iron (III) hydroxide.

- Phân loại: Dựa vào độ tan trong nước, bazơ được chia làm 2 loại:

+ Bazơ tan trong nước: NaOH, KOH, LiOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2...

+ Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2,...

3. Muối (xét muối kim loại)

- Khái niệm: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

- Công thức hóa học:

+ Gồm 2 thành phần: kim loại và gốc axit.

+ Công thức hóa học dạng: MxAy

Trong đó: M là nguyên tử kim loại và A : là gốc axit.

VD: Na2CO3 NaHCO3

- Tên gọi = Tên KL + hoá trị (nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

VD: Na2SO4: sodium sulfate và Na2SO3: sodium sulfite

- Phân loại:

+ Muối trung hòa: Muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế nguyên tử kim loại.

VD: Na2SO4, Na2CO3.

+ Muối axit: Muối mà trong gốc axit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

VD: NaHCO3, NaHSO4.

4. Xác định công thức hóa học khi biết thành phần các nguyên tố.

Gọi công thức tổng quát của hợp chất là AxBy

Bước 1: Tìm khối lượng mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.

mA=%mA.MAxBy100;mB=%mB.MAxBy100

Bước 2Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất.

nA=mAMA;nB=mBMB

Bước 3: Lập công thức hóa học của hợp chất.

B. Ví dụ minh họa.

Ví dụ 1: Đọc tên các công thức hóa học sau: HBr, H2CO3, H2S, H3PO4.

Hướng dẫn giải:

- HBr: hydrobromic acid.

- H2CO3: carbonic acid

- H3PO4: phosphoric acid

- H2S: hydrogen sulfide acid

Ví dụ 2: Viết công thức hóa học của các muối có tên gọi sau: iron (II) chloride,

magie sunfat, zinc nitrate, natri hydrocarbon.

Hướng dẫn giải:

- iron (II) chloride: FeCl2

- Magie sunfat: MgSO4

- zinc nitrate: Zn(NO3)2

- Natri hydrocarbon? NaHCO3

Ví dụ 3: Đọc tên các bazơ sau: Mg(OH)2; Fe(OH)2; Al(OH)3.

Hướng dẫn giải:

Mg(OH)2: magnesium hydroxide.

Fe(OH)2: sắt(II) hiđroxit.

Al(OH)3: aluminum hydroxide.

C. Tự luyện.

Câu 1: Tên gọi của NaCl là

A. Sodium oxide.

B. Sodium hydroxide.

C. sodium chloride.

D. natri(I) clorua.

Hướng dẫn giải:

Tên muối = tên kim loại + gốc axit.

NaCl có tên là sodium chloride.

Đáp án C

Câu 2: Thành phần phân tử của bazơ gồm:

A. một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm -OH.

B. một nguyên tử kim loại và nhiều nhóm -OH.

C. một hay nhiều nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm -OH.

D. một hay nhiều nguyên tử kim loại và nhiều nhóm -OH.

Hướng dẫn giải:

Thành phần phân tử của bazơ gồm một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm -OH

Đáp án A

Câu 3: Công thức hóa học của muối silver chloride là:

A. AgCl2

B. Ag2Cl

C. Ag2Cl3

D. AgCl

Hướng dẫn giải:

Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit

⇒ Công thức hóa học của silver chloride là AgCl

Đáp án D

Câu 4: Dãy chất nào sau đây chỉ bao gồm muối:

A. MgCl2; Na2SO4; K2CO3

B. Na2CO3; NaCl; Ba(OH)2

C. CaSO4; HCl; MgCO3

D. H2O; Na3PO4; KOH

Hướng dẫn giải:

Dãy chất chỉ toàn bao gồm muối là: MgCl2; Na2SO4; K2CO3

Loại B vì Ba(OH)2 là bazơ

Loại C vì HCl là axit

Loại D vì H2O không phải muối, KOH là bazơ

Đáp án A

Câu 5: Trong các chất sau: NaCl, AgCl, Ca(OH)2, CuSO4, Ba(OH)2, Ca(HCO3)2 Số chất thuộc hợp chất bazơ là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hướng dẫn giải:

Các chất thuộc hợp chất bazơ là: Ca(OH)2, Ba(OH)2

Đáp án B

Câu 6: BaO có bazơ tương ứng là

A. BaOH.

B. Ba(OH)2.

C. Ba(OH)3.

D. Ba2(OH)2.

Hướng dẫn giải:

BaO có bazơ tương ứng là Ba(OH)2.

Đáp án B

Câu 7: Nitric acid là tên gọi của axit nào sau đây?

A. H3PO4.

B. HNO3.

C. HNO2.

D. H2SO3.

Hướng dẫn giải:

Nitric acid là tên gọi của axit nhiều oxi và có nguyên tố phi kim N → là axit HNO3

Đáp án B

Câu 8: Axit tương ứng với acidic oxide CO2 là

A. H2CO3

B. H2CO2.

C. HCO3.

D. HCO.

Hướng dẫn giải:

Axit tương ứng với acidic oxide CO2 là H2CO3

Đáp án A

Câu 9: Dãy chất chỉ bao gồm axit là:

A. HCl; KOH

B. BaO; H2SO4

C. H3PO4; HNO3

D. SO3; KOH

Hướng dẫn giải:

H3PO4: phosphoric acid

HNO3: nitric acid

Đáp án C

Câu 10: Hợp chất A có khối lượng mol 58,5 g/mol, thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố là: 60,68% Cl, còn lại là Na. Công thức hóa học của hợp chất là:

A. NaCl

B. NaCl2

C. Na2Cl

D. Na2Cl2

Hướng dẫn giải:

Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

mCl=60,68.58,5100=35,5g; mNa = 58,5 – 35,5 = 23 g.

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

nCl=35,535,5=1mol; nNa=2323=1mol

Vậy công thức hoá học của hợp chất là NaCl (sodium chloride)

Đáp án A

D. Bài tập thêm

Câu 1: Acid tương ứng với acidic oxide CO2 là

A. H2CO3

B. H2CO2.

C. HCO3.

D. HCO.

Câu 2: CuO có base tương ứng là

A. CuOH.

B. Cu(OH)2.

C. Cu(OH)3.

D. Cu2(OH)2.

Câu 3: Hydrochloric acid có công thức hóa học là

A. HCl.

B. HClO.

C. HClO2.

D. HClO3.

Câu 4: Xác định công thức hóa học của một acid, biết phân tử acid đó chỉ chứa 1 nguyên tử S và thành phần khối lượng các nguyên tố trong acid như sau: %H = 2,04%; %S = 32,65%, %O = 65,31%.

A. H2SO3.

B. H2SO2.

C. H2SO4.

D. H2SO5.

Câu 5: Hợp chất NaOH có tên gọi là

A. na hydroxide.

B. sodium monohydroxide.

C. sodium oxygenhydrogen.

D. sodium hydroxide.

Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Hóa học lớp 8 hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên