Bài tập Axit tác dụng với muối có lời giải
Tài liệu Bài tập Axit tác dụng với muối có lời giải Hóa học lớp 9 với đầy đủ phương pháp giải chi tiết, các bài tập tự luyện đa dạng ở nhiều mức độ giúp bạn biết cách giải các dạng bài tập môn Hóa học lớp 9 từ đó ôn tập và đạt điểm cao trong bài thi môn Hóa học 9.
Bài tập Axit tác dụng với muối có lời giải
I – LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
- Có 3 nhóm axit thường gặp:
+ Axit loại 1: Thường gặp là HCl, H2SO4 loãng, HBr,...
+ Axit loại 2: Là các axit có tính oxi hoá mạnh, thường gặp: HNO3, H2SO4 đặc...
+ Axit loại 3: Là các axit có tính khử mạnh, thường gặp là HI, H2S...
- Trong chương trình hóa học lớp 9 học sinh thường gặp bài tập về các axit loại 1 phản ứng với dung dịch muối.
- Xét bài toán axit loại 1 tác dụng với muối:
+ Phản ứng xảy ra giữa các axit loại 1 và muối thường là phản ứng trao đổi.
Tổng quát: Muối + Axit → Muối mới + Axit mới.
Ví dụ:
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + H2O
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O
+ Để xảy ra phản ứng trao đổi giữa axit và muối thì sản phẩm của phản ứng phải có ít nhất một trong các điều kiện: có kết tủa, có chất khí, hoặc nước.
+ Phương pháp chung để giải các bài tính toán hóa học:
Bước 1: Tính các số mol của các chất mà đề bài cho dữ kiện (hoặc đặt ẩn tùy theo từng bài).
Bước 2. Viết các phương trình hoá học xảy ra, đặt số mol vào phương trình.
Bước 3. Xác định chất dư (nếu có) và tính toán theo yêu cầu của đề bài.
Ngoài ra có thể phối hợp áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn nguyên tố, ... để giải quyết bài toán.
II – MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:
A. Chất khí cháy được trong không khí
B. Chất khí làm vẫn đục nước vôi trong.
C. Chất khí duy trì sự cháy và sự sống.
D. Chất khí không tan trong nước.
Hướng dẫn:
Đáp án B
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O
CO2 là khí không cháy, không duy trì sự cháy, sự sống.
Khí CO2 tan ít trong nước và làm đục nước vôi trong theo phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Ví dụ 2. Cho phản ứng: BaCO3 + 2X → H2O + Y + CO2 ↑. X và Y lần lượt là
A. H2SO4 và BaSO4.
B. HCl và BaCl2.
C. H3PO4 và Ba3(PO4)2.
D. H2SO4 và BaCl2.
Hướng dẫn:
Đáp án B
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2↑ + H2O
Ví dụ 3. Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M.
Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A. 2,5 lít.
B. 3,5 lít.
C. 0,25 lít.
D. 1,5 lít.
Hướng dẫn:
Đáp án C
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑+ H2O
0,25 → 0,5 mol
III – BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1: Các cặp chất cùng tồn tại trong một dung dịch là
1. CuSO4 và HCl
2. H2SO4 và Na2SO3
3. HCl và NaCl
4. H2SO4 và BaCl2
A. (1; 2)
B. (3; 4)
C. (2; 4)
D. (1; 3)
Lời giải:
CuSO4 + HCl → không phản ứng;
H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O
HCl + NaCl → không phản ứng;
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl
Bài 2: Cho 50g CaCO3 vào dung dịch HCl dư, thể tích CO2 thu được ở đktc là
A. 11,2 lít.
B. 1,12 lít.
C. 2,24 lít.
D. 22,4 lít
Lời giải:
Đáp án A
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
0,5 → 0,5 mol
→ Vkhí = n.22,4 = 0,5.22,4 = 11,2 lít.
Bài 3. Biết 12 gam muối hỗn hợp muối gồm: CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl thu được 0,672 lít khí (ở đktc). Thành phần % theo khối lượng của CaCO3 và CaSO4 có trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. 25% và 75%.
B. 30% và 70%.
C. 75% và 25%.
D. 70% và 30%.
Lời giải:
Đáp án A
Trong hai muối chỉ có CaCO3 tác dụng với HCl.
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
0,03…………………….. 0,03 mol
Bài 4. Cho 8,4 gam MgCO3 tác dụng với 500ml dung dịch H2SO4 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol của muối trong dung dịch sau phản ứng là(coi thể tích dung dịch sau phản ứng vẫn là 500 ml).
A. 0,2M.
B. 0,25M.
C. 0,5M.
D. 0,4M.
Lời giải:
Đáp án A
MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 (↑) + H2O
Có
→ H2SO4 dư.
Dung dịch sau phản ứng gồm: MgSO4: 0,1 mol và H2SO4 dư
Bài 5: Cho 2,24 gam hỗn hợp G gồm: CaCO3 và Mg vào một lượng vừa đủ dd HCl 10%. Sau phản ứng thu được dd A và 0,672 lít hỗn hợp khí B ở đktc. Thành phần % khối lượng của CaCO3 trong G là
A. 10,71%.
B. 14,71%.
C. 89,29%.
D. 29,89%.
Lời giải:
Đáp án C
Gọi số mol CaCO3 là x mol; số mol Mg là y mol
→ 100x +24y = 2,24
PTHH:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑ + H2O (1)
x...........................................x mol
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (2)
y.........................y mol
Theo bài ra, ta có hệ phương trình:
Bài 6: Cho hỗn hợp gồm: CaCO3 và Al vào một lượng vừa đủ V lít dung dịch HCl 2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và 8,96 lít khí B ở đktc. Cô cạn A thu được 37,8 gam muối khan. Nồng độ các chất tan có trong A là
A. 0,25M và 0,5M.
B. 0,5M và 0,5M.
C. 0,25M và 0,75M.
D. 0,75M và 0,5M.
Lời giải:
Đáp án A
Gọi số mol CaCO3 là x mol; số mol Al là y mol;
PTHH:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O (1)
x........................... x.............x (mol)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (2)
y .........................y........... 1,5y (mol)
Vậy A gồm CaCl2: x mol và AlCl3: y mol
Ta có hệ phương trình:
Từ (1) và (2) ta có: nHClpư = 2x + 3y = 0,8 mol
Các chất tan trong A gồm: CaCl2 0,1 mol và AlCl3 = 0,2 mol.
Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể sau phản ứng.
Vậy:
Bài 7: Cho 19,2 gam hỗn hợp muối carbonate của kim loại hóa trị I và muối carbonate của kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít một chất khí (đktc). Khối lượng muối có trong dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 21,4 gam.
B. 24,1 gam.
C. 12,4 gam.
D. 16,8 gam.
Lời giải:
Đáp án A
Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = nmuối carbonate = 0,2(mol)
Gọi công thức hai muối carbonate là M2CO3 và M'CO3
M2CO3 + 2HCl → 2MCl + CO2 ↑+ H2O
M'CO3 + 2HCl → M'Cl2 + CO2↑+ H2O
Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng:
1 mol muối cacbonnat tạo thành muối clorua ⇒ khối lượng tăng 35,5.2 – 60 = 11 (gam)
⇒ mmuối clorua = mmuối carbonate + 0,2.11 = 19,2 + 2,2 = 21,4 (gam).
Bài 8: Cho 9,125 gam muối hydrocarbon?t của một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch H2SO4 (dư), thu được dung dịch chứa 7,5 gam muối sunfat trung hòa. Công thức của muối hydrocarbon?t là
A. NaHCO3.
B. Mg(HCO3)2.
C. Ba(HCO3)2.
D. Ca(HCO3)2.
Lời giải:
Đáp án B
Đặt công thức của muối là: M(HCO3)2.
M(HCO3)2 + H2SO4 → MSO4 + 2CO2 + 2H2O
Theo PTHH có:
Vậy muối là Mg(HCO3)2.
Bài 9: Cho m gam hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHSO3 có số mol bằng nhau tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 41,4 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 21.
B. 42.
C. 24.
D. 12.
Lời giải:
Đáp án A
Đặt
Phương trình hóa học:
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O
x………………………………..x mol
2NaHSO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2SO2 + 2H2O
x………………………………….x mol
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O
x……………………x mol
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3↓ + H2O
x…………………….x mol
Bài 10: Cho hỗn hợp hai muối MgCO3 và CaCO3 tan trong dung dịch HCl vừa đủ tạo ra 4,48 lít khí (đktc). Tổng số mol của hai chất trong hỗn hợp đầu là
A. 0,2 mol.
B. 0,3 mol
C. 0,4 mol
D. 0,6 mol.
Lời giải:
Đáp án A
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O
a………………………………a mol
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
b……………………………b mol
Theo PTHH có nhh = a + b = nkhí = 0,2 mol.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 9 chọn lọc, có lời giải chi tiết hay khác:
- Bài tập Muối tác dụng với muối có lời giải
- Bài tập Muối tác dụng với bazo có lời giải
- Bài tập Phản ứng trao đổi trong hóa học vô cơ có lời giải
- Bài tập Kim loại tác dụng với axit có lời giải
- Bài tập Kim loại tác dụng với muối có lời giải
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:
- Giải bài tập Hóa học 9
- Giải sách bài tập Hóa 9
- Đề thi Hóa học 9
- Wiki 200 Tính chất hóa học
- Wiki 3000 Phản ứng hóa học quan trọng
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều