Bài tập cách nhận biết các chất vô cơ (chọn lọc, có đáp án)



Bài viết cách nhận biết các chất vô cơ với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập cách nhận biết các chất vô cơ.

Bài tập cách nhận biết các chất vô cơ (chọn lọc, có đáp án)

Bài 1: Có các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch của chất nào sau đây ?

Quảng cáo

A. dd NaOH        B. dd NH3        C. dd HCl        D. dd HNO3

Bài 2: Chỉ dùng thêm thuốc thử nào dưới đây có thể nhận biết được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H2SO4, BaCl2, Na2SO4?

A. Quì tím        B. Bột kẽm        C. Na2CO3        D. A hoặc B

Bài 3: Có 3 lọ, mỗi lọ đựng các dung dịch sau: BaCl2, Ba(NO3)2, Ba(HCO3)2. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên ?

A. Quì tím        B. Phenolphtalein        C. AgNO3        D. Na2CO3

Bài 4: Có hai dung dịch mất nhãn gồm: (NH4)2S và (NH4)2SO4. Dùng dung dịch nào sau đây để nhận biết được cả hai dung dịch trên ?

A. dd HCl        B. dd NaOH        C. Ba(OH)2        D. dd KOH

Bài 5: Có thể nhận biết được 3 dung dịch KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là:

A. Quì tím        B. BaCO3        C. Al        D. Zn

Quảng cáo

Bài 6: Dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch riêng biệt đã mất nhãn gồm: AlCl3, FeCl3, FeCl2, MgCl2?

A. dd H2SO4        B. dd Na2SO4        C. dd NaOH        D. dd NH4NO3

Bài 7: Hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được đồng thời các dung dịch mất nhãn riêng biệt gồm: NaI, KCl, BaBr2 ?

A. dd AgNO3        B. dd HNO3        C. dd NaOH        D. dd H2SO4.

Bài 8: Có các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn gồm: ZnSO4, Mg(NO3)2, Al(NO3)3. Để phân biệt các dung dịch trên có thể dùng:

A. Quì tím        B. dd NaOH        C. dd Ba(OH)2        D. dd BaCl2

Bài 9: Để phân biệt các dung dịch đựng các lọ riêng biệt, không dán nhãn: MgCl2, AlCl3, FeCl2, KCl bằng phương pháp hóa học, có thể dùng:

A. dd NaOH        B. dd NH3        C. dd Na2CO3        D. Quì tím

Bài 10: Để phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và Na2SO3 có thể chỉ cần dùng:

A. dd HCl        B. Nước Brom        C. dd Ca(OH)2        D. dd H2SO4

Quảng cáo

Đáp án và hướng dẫn giải

1. B 2. C 3. C 4. C 5. B
6. C 7. A 8. C 9. A 10. B

Bài 1: Để phân biệt 2 dd không màu ZnSO4 và AlCl3 ta dùng dd NH3, dd NH3 đều tạo kết tủa với 2 dd trên khi nhỏ từ từ dd NH3 vào, nhưng khi dd NH3 dư kết tủa Zn(OH)2 bị hòa tan do tạo phức với NH3.

PTHH:

ZnSO4 + 2NH3 + H2O → Zn(OH)2 + (NH4)2SO4

Zn(OH)2 + 4NH3 →[Zn(NH3)4](OH)2

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

⇒ Chọn B.

Bài 2:

Nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa: H2SO4, BaCl2, Na2SO4 bằng Na2CO3.

Vì Na2CO3 tác dụng với H2SO4 sẽ có hiện tượng sủi bọt khí (khí CO2), tác dụng với BaCl2 sẽ có hiện tượng kết tủa trắng (BaCO3), khi tác dụng với Na2SO4 sẽ không có hiện tượng gì xảy ra.

PTHH:

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl

⇒ Chọn C.

Quảng cáo

Bài 3:

Đun sôi 3 dung dịch thấy dd có khí thoát ra và tạo kết tủa là Ca(HCO3)2

Hai dd còn lại dùng thuốc thử AgNO3 để nhận biết: AgNO3 tạo kết tủa trắng với BaCl2, Ba(NO3)2 không xảy ra hiện tượng.

PTHH:

Ba(HCO3)2to→ BaCO3 + CO2 + H2O

BaCl2 + 2AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl

⇒ Chọn C.

Bài 4:

Dùng Ba(OH)2 để nhận biết 2 dung dịch (NH4)2S và (NH4)2SO4

Ba(OH)2 tác dụng với (NH4)2S tạo khí mùi khai.

Ba(OH)2 tác dụng với (NH4)2SO4 tạo khí mùi khai và kết tủa trắng.

PTHH:

Ba(OH)2 + (NH4)2S → BaS + 2NH3 + H2O

Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4 + 2NH3 + H2O

⇒ Chọn C.

Bài 5:

BaCO3 tác dụng với H2SO4 tạo kết tủa trắng và có khí thoát ra.

BaCO3 tác dụng với HCl kết tủa BaCO3 bị hòa tan và có khí thoát ra.

BaCO3 tác dụng với KOH không có hiện tượng gì xảy ra.

PTHH:

BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + CO2 + H2O

BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O

⇒ Chọn B.

Bài 6:

Sử dụng NaOH để nhận biết 4 muối AlCl3, FeCl3, FeCl2, MgCl2, khi NaOH tác dụng với 4 muối tạo 4 kết tủa hidroxit: Al(OH)3, Fe(OH)2, Fe(OH)2 và Mg(OH)2.

Al(OH)3 bị tan khi cho dư NaOH vào dd muối.

Fe(OH)3 là kết tủa màu nâu đỏ.

Fe(OH)2 là kết tủa trắng xanh, sau đó chuyển màu nâu đỏ.

Mg(OH)2 kết tủa trắng không tan.

⇒ Chọn C.

Bài 7:

Chọn AgNO3 là thuốc thử vì AgNO3 tác dụng với 3 muối tạo 3 kết tủa có màu đặc trưng.

AgCl màu trắng → KCl

AgBr màu vàng nhạt → BaBr2

AgI màu vàng đậm → NaI

⇒ Chọn A.

Bài 8:

Chọn Ba(OH)2 vì:

Ba(OH)2 tác dụng với ZnSO4 tạo kết tủa trắng, đến khi Ba(OH)2 dư thì kết tủa tan một phần.

Ba(OH)2 tác dụng với Mg(NO3)2 tạo kết tủa trắng không đổi.

Ba(OH)2 tác dụng với Al(NO3)3 tạo kết tủa trắng sau đó kết tủa tan hết khi Ba(OH)2 dư.

⇒ Chọn C.

Bài 9: Tương tự bài 6.

Chọn A.

Bài 10: Sử dụng dung dịch nước Brom vì trong 2 muối chỉ có muối Na2SO3 tác dụng được với nước brom, làm mất màu nước brom

Na2SO3 + Br2 + H2O → Na2SO4 + 2HBr

⇒ Chọn B.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


chuong-1-cac-loai-hop-chat-vo-co.jsp


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên