Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 146 Cánh diều

Với Giải KHTN lớp 6 trang 146 trong Bài 28: Lực ma sát Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 6 trang 146.

Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 trang 146 Cánh diều

Câu hỏi trang 146 KHTN lớp 6: Hãy lấy một ví dụ về việc ma sát giúp thúc đẩy chuyển động trong đời sống?

Quảng cáo

Trả lời:

- Lực ma sát giúp ta viết phấn lên bảng được dễ dàng hơn:

Hãy lấy một ví dụ về việc ma sát giúp thúc đẩy chuyển động trong đời sống

- Lực ma sát giúp các hành lí nằm yên trên băng chuyền, để vận chuyển được dễ dàng hơn:

Hãy lấy một ví dụ về việc ma sát giúp thúc đẩy chuyển động trong đời sống

Câu hỏi trang 146 KHTN lớp 6: Giải thích vì sao khi đi chân trần trên đường đất trơn thì rất khó đi, thậm chí không thể đi nổi?

Quảng cáo

Trả lời:

Khi đi chân trần trên đường đất trơn thì rất khó đi, thậm chí không thể đi nổi, vì:

Tác dụng qua lại giữa bề mặt tiếp xúc của chân và đất trơn bị giảm nhiều dẫn tới lực ma sát giữa chân và đất trơn bị giảm nhiều.

Câu hỏi trang 146 KHTN lớp 6: Hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát (có lợi và có hại) trong giao thông với các trường hợp sau đây:

- Người đi bộ

- Xe đạp chuyển động trên đường

- Xe lửa (tàu hỏa) chạy trên đường ray

Quảng cáo

Trả lời:

- Ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát (có lợi và có hại) trong giao thông với người đi bộ:

+ Có lợi: Nhờ có lực ma sát mà người đi bộ có thể đi lại được trên đường không bị trơn trượt, ngã:

Hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát có lợi và có hại trong giao thông

+ Có hại: Lực ma sát làm người đi bộ đi lại trên đường bị mòn đế giày dép.

Hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát có lợi và có hại trong giao thông

- Ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát (có lợi và có hại) trong giao thông với xe đạp chuyển động trên đường:

+ Có lợi: Nhờ có lực ma sát mà người đi xe đạp có thể đi lại được trên đường không bị trượt, đổ.

Hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát có lợi và có hại trong giao thông

+ Có hại: Lực ma sát làm người đi xe đạp đi lại trên đường bị mòn lốp xe.

Hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát có lợi và có hại trong giao thông

- Ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát (có lợi và có hại) trong giao thông với xe lửa (tàu hỏa) chạy trên đường ray.

+ Có lợi: Nhờ có lực ma sát mà tàu hỏa có thể chạy và không bị trượt khỏi đường ray.

Hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát có lợi và có hại trong giao thông

+ Có hại: Lực ma sát làm mòn bánh xe tàu hỏa

Hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát có lợi và có hại trong giao thông

Tìm hiểu thêm 3 trang 146 KHTN lớp 6: Khi xe đang di chuyển, người lái xe thấy có nguy hiểm phía trước. Trước khi người lái xe kịp phản ứng và đạp phanh thì xe đã di chuyển được một quãng đường nhất định. Tiếp theo quãng đường này là quãng đường phanh. Đó là quãng đường xe đi được kể từ khi người lái xe đạp phanh cho đến khi xe dừng hẳn. Quãng đường xe đi được từ khi người lái xe phát hiện nguy hiểm đến khi xe dừng hẳn chỉ phụ thuộc vào phanh xe hay còn phụ thuộc vào phản ứng của người lái xe?

Quảng cáo

Trả lời:

Quãng đường xe đi được từ khi người lái xe phát hiện nguy hiểm đến khi xe dừng hẳn phụ thuộc vào:

- phanh xe,

- phản ứng của người lái xe

- ngoài ra còn phụ thuộc vào lực cản,khối lượng của xe (mức quán tính).

Vận dụng 2 trang 146 KHTN lớp 6: Hãy thảo luận với bạn để đề xuất cách làm giảm tác hại của lực ma sát trong các trường hợp sau:

a) Đẩy một thùng hàng trên mặt sàn

b) Xe đạp chuyển động trên đường

Trả lời:

- Cách làm giảm tác hại của lực ma sát trong trường hợp đẩy một thùng hàng trên mặt sàn là cho thùng hàng lên xe lăn để thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn.

Hãy thảo luận với bạn để đề xuất cách làm giảm tác hại của lực ma sát

- Cách làm giảm tác hại của lực ma sát trong trường hợp xe đạp chuyển động trên đường là

+ Lực ma sát giữa xích xe và đĩa xe đạp có tác hại làm mòn các răng của đĩa, đồng thời làm xích xe chuyển động khó.

Biện pháp khắc phục là tra dầu nhớt để bôi trơn.

+ Lực ma sát trượt giữa trục bánh xe với ổ đĩa bánh xe làm bánh xe quay chậm, trục bị bào mòn.

Biện pháp khắc phục là làm giảm ma sát bằng cách gắn ổ bi để thay ma sát trượt thành ma sát lăn.

Hãy thảo luận với bạn để đề xuất cách làm giảm tác hại của lực ma sát

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Lực ma sát Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 - bộ sách Cánh diều (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm). Bản quyền lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên