Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 59 Chân trời sáng tạo
Với Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 59 trong Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 12 trang 59.
Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 59 Chân trời sáng tạo
Luyện tập 1 trang 59 KTPL 12: Em hãy cho biết kế hoạch thu, chi của gia đình em và đánh giá về cách thực hiện kế hoạch thu, chi đó.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Kế hoạch thu chi của gia đình em
- Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình và thời gian thực hiện: Gia đình em (có 4 thành viên) đặt ra mục tiêu:
+ Sau 3 tháng mua một chiếc xe đạp điện chuẩn bị cho em gái vào học trung học phổ thông;
+ Sau 1 năm tích luỹ được một khoản tiền cho em vào học đại học;
+ Sau 10 năm sẽ mua được một căn chung cư,...
- Bước 2: Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình. Để thực hiện được các mục tiêu tài chính đã đặt ra, gia đình em đã liệt kê tất cả các nguồn thu nhập trong gia đình bao gồm:
- Thu nhập từ tiền lương của bố mẹ em.
- Lãi suất từ hai quyển sổ tiết kiệm của gia đình đã tích luỹ được trước đó.
- Thu nhập từ tiền làm thêm của bố, mẹ.
- Thu nhập từ tiền cho thuê cửa hàng của gia đình.
- Bước 3: Thống nhất các khoản chi thiết yếu và không thiết yếu trong gia đình.
+ Các khoản chi phí cần trả như: tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn uống, tiền học của con,... là các khoản chi bắt buộc, thiết yếu.
+ Còn các khoản chi cho giải trí, mua sắm, ăn uống bên ngoài và các chi tiêu cá nhân khác được xác định là khoản chi không thiết yếu.
- Bước 4: Thống nhất tỉ lệ phân chia các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu và tiết kiệm trong gia đình. Trong cuộc sống, gia đình em thực hiện triệt để quy tắc 50/30/20, các chi tiêu trong gia đình sẽ được chia thành tỉ lệ 50%, 30% và 20%. Trong đó:
+ 50% dành cho các chi tiêu thiết yếu cho gia đình như: chi phí đi lại, ăn uống, điện nước, tiển học cho con,...
+ 30% thu nhập được dùng cho các mục tiêu tài chính như trả nợ, tiết kiệm, quỹ dự phòng,...
+ 20% dành cho các chi tiêu cá nhân của các thành viên trong gia đình bao gồm các khoản chi phí mua sắm, du lịch, giải trí,...
=> Cuối mỗi tháng, mẹ em sẽ tổng hợp chi tiêu trong tháng, so sánh chi tiêu thực tế với kế hoạch đề ra. Từ đó, đưa ra những nhận định khách quan và điều chỉnh chi tiêu những tháng sau cho phù hợp. Trước khi điều chỉnh, mẹ luôn thảo luận tạo sự đồng tình của các thành viên để chi tiêu hợp lí và đảm bảo hoà khí trong gia đình.
- Bước 5: Thực hiện các khoản thu, chi hằng tháng theo kế hoạch
Luyện tập 2 trang 59 KTPL 12: Em hãy phân tích vai trò của việc quản lí thu, chi trong gia đình và cho ví dụ minh hoạ.
Lời giải:
- Vai trò của quản lí thu, chi trong gia đình:
+ Đối với gia đình: kiểm soát và cân đối được thu, chi; chủ động và ứng phó với những tình huống trong tương lai; nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Đối với các thành viên trong gia đình: chủ động thực hiện kế hoạch thu, chi.
- Ví dụ: Đối với các thành viên trong gia đình, sau khi đã có sự trao đổi và thống nhất sẽ hiểu được ý nghĩa của kế hoạch thu, chi nên sẽ chủ động thực hiện.
Luyện tập 3 trang 59 KTPL 12: Em hãy đánh giá về thói quen chi tiêu của chủ thể trong các trường hợp sau:
a. Vợ chồng chị H đồng thuận thực hiện kế hoạch quản lí thu, chi bằng sổ theo dõi hằng tháng sau khi bàn bạc trong tháng đầu chung sống.Theo đó, vợ chồng chị sẽ dành 50% tổng thu nhập cho chi tiêu thiết yếu, sinh hoạt hằng ngày; 20% dành cho các khoản dự phòng, tiết kiệm, mua nhà,... và 30% còn lại dành cho các hoạt động giải trí, giao tiếp xã hội,...
b. Chị C thích mua hàng trực tuyến, chị mua rất nhiều các sản phẩm vào các ngày giảm giá. Trong dịp lễ, các ứng dụng bán hàng trực tuyến thường đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi. Trong những tháng đó, chị phải đi mượn tiền hoặc ứng trước lương để chi trả cho các đơn hàng trên mạng đã mua.
Lời giải:
- Trường hợp a. Thói quen chi tiêu tốt, tỉ lệ phân chia hợp lí, có sự trao đổi và thống nhất giữa các thành viên trong gia đình.
- Trường hợp b. Thói quen chi tiêu chưa tốt, mua hàng theo cảm tính, không cân đối được thu, chi.
Lời giải KTPL 12 Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
KTPL 12 Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế
KTPL 12 Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác
KTPL 12 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình
KTPL 12 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Giáo dục KTPL 12 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Giáo dục KTPL 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST