Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 68 Chân trời sáng tạo

Với Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 68 trong Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 12 trang 68.

Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 68 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Luyện tập 4 trang 68 KTPL 12: Cho biết nhân vật trong trường hợp sau đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh như thế nào.

Trường hợp.Công ty của bà C hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Trong thời gian hoạt động, công ty đã kí hợp đồng với nhiều khách hàng đến từ các địa phương khác nhau với tổng doanh thu từ 15 đến 20 tỉ/năm. Tuy nhiên, khi kê khai thuế với mỗi hợp đồng, bà C đã chỉ đạo cấp dưới lập khổng hợp đồng kinh tế, ghi giá trị trên hoá đơn giá trị gia tăng thấp hơn so với số tiền khách hàng thanh toán để giảm số tiền thuế phải nộp.

Lời giải:

- Hành vi của công ty của bà C là lập khống hợp đồng kinh tế, ghi giá trị trên hoa đơn giá trị gia tăng thấp hơn so với số tiền khách hàng thanh toán để giảm số tiền thuế phải nộp. Hành vi này thực hiện chưa đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh.

Luyện tập 5 trang 68 KTPL 12: Hành vi của của nhân vật trong các trường hợp sau có phù hợp với quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh không? Vì sao?

a. Ông N và bà K đều mở cửa hàng kinh doanh các vật tư nông nghiệp như: giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y,.. Cả ông N và bà K đều bán một số sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm sử dụng. Tuy nhiên, khi cán bộ cơ quan chức năng kiểm tra thì chỉ xử phạt hành chính đối với bà K, còn ông N thì được bỏ qua vì có mối quan hệ họ hàng với cán bộ kiểm tra.

b. Bà Đ nộp hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp và được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Sau khi được cấp phép kinh doanh, bà Đ đã chủ động tuyển dụng lao động, tìm đối tác kinh doanh, quảng cáo nhằm thu hút khách hàng. Thời gian đầu, doanh nghiệp của bà Đ còn bỡ ngỡ trong hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, sau đó nhờ tìm hiểu kĩ hơn các quy định của pháp luật, bà Đ đã bổ sung đầy đủ số tiền thuế còn thiếu đúng thời hạn.

Quảng cáo

Lời giải:

- Trường hợp a: Hành vi của ông N và bà K không phù hợp vì vi phạm điều cấm của luật. Cụ thể, theo Phụ lục IV Luật Đầu tư năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), ông N và bà K sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lí tuỳ theo tính chất và múc độ. Cán bộ cơ quan chức năng kiểm tra cũng không làm hết chức năng của mình. Cán bộ cơ quan chức năng do có mối quan hệ họ hàng với ông N nên đã bỏ qua mà không xử lí. Như vậy, cán bộ cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

- Trường hợp b: Hành vi của bà phù hợp với quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế. Vì bà là chủ doanh nghiệp nên bà có quyền được tuyển dụng lao động, tìm đối tác kinh doanh cũng như chiến lược đầu tư để phát triển doanh nghiệp. Ở đây, bà có nộp thiếu tiền thuế do mới thành lập nên còn bỡ ngỡ trong việc kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, bà Đ đã kịp thời nộp bổ sung đầy đủ số tiền thuế đúng hạn.

Luyện tập 6 trang 68 KTPL 12: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp Anh A và chị B cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Vì đã hứa giúp đỡ chị B nên anh H, lãnh đạo cơ quan chức năng, yêu cầu chị P là nhân viên dưới quyền huỷ hồ sơ của anh A. Thấy chị B được cấp phép dù thiếu bằng chuyên ngành trong khi hồ sơ của mình đủ điều kiện vẫn bị loại, anh A đã thuê anh T tung tin đồn chị B thường xuyên phân phối hàng không đảm bảo chất lượng.

Các chủ thể trong trường hợp trên đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh như thế nào?

Lời giải:

- Anh H là lãnh đạo cơ quan chức năng, chị P là nhân viên cấp dưới và chị B đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh, cụ thể:

+ Chị B dựa vào mối quan hệ quen biết với anh H để nhờ cậy anh H giúp đỡ mình trong việc cấp giấy phép kinh doanh.

+ Anh H đã chỉ đạo chị P hủy hồ sơ của anh A và cấp phép kinh doanh cho chị B (dù chị B thiếu bằng cấp chuyên ngành).

Quảng cáo

Vận dụng trang 68 KTPL 12: Em hãy tìm hiểu một trường hợp vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh và nộp thuế, sau đó, nêu ý kiến nhận xét về trường hợp đó.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

♦ Trường hợp vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh:

- Trường hợp. Từ năm 2018, ông M thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Sản xuất G với ngành nghề kinh doanh dầu nhớt, phụ tùng xe gắn máy. Trong thời gian kinh doanh, ông M nhận thấy khách hàng ưa chuộng các phụ tùng xe gắn máy hiệu H và dầu nhớt hiệu K nên nảy sinh ý định làm giả sản phẩm của các thương hiệu này bán cho khách hàng để thu lợi. Ông M chỉ đạo nhân viên thiết kế các mẫu tem xác nhận hàng chính hãng và thuê người in nhiều mẫu tem để sử dụng, sau đó ông cùng vợ đến một số chợ trong khu vực tìm mua các phụ tùng xe gắn máy, dầu nhớt chất lượng kém đem về đóng gói, dán tem làm giả sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng, bán ra thị trường cho khách với giá thấp hơn hàng chính hãng từ 10% - 15%. Bằng thủ đoạn đó, trong thời gian gần 2 năm, vợ chồng ông M đã sản xuất số lượng hàng giả có giá trị tương đương hàng thật hơn 750 triệu đồng, thu lợi khoảng 300 triệu đồng.

- Nhận xét:

+ Vợ chồng ông M đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng trong kinh doanh, nghĩa vụ tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng, vì hành vi của vợ chồng ông M sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, vi phạm quyền tự do kinh doanh của công dân.

+ Hành vi vi phạm của vợ chồng ông M có thể dẫn đến những hậu quả như: Khiến người tiêu dùng bị thiệt hại về tài sản do mua và sử dụng những sản phẩm giả, kém chất lượng;  Gây thiệt hại về uy tín, tiền bạc cho các doanh nghiệp chân chính sản xuất dầu nhớt nhãn hiệu K; Gây rối loạn thị trường; vợ chồng ông M phải chịu trách nhiệm pháp lí tương ứng theo quy định của pháp luật;...

♦ Trường hợp vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong nộp thuế:

- Trường hợp. Công ty N của ông A hoạt động kinh doanh ngành nghề đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Trong thời gian hoạt động, công ty đã kí kết các hợp đồng đóng mới tàu cho khách hàng cá nhân hoạt động dịch vụ du lịch chở khách trên địa bàn với tổng doanh thu trên 15 tỉ đồng. Tuy nhiên, khi hạch toán kê khai thuế với mỗi hợp đồng đóng tàu, ông A đã chỉ đạo cấp dưới lập khống hợp đồng kinh tế, ghi giá trị trên hoá đơn giá trị gia tăng thấp hơn số tiền khách hàng thanh toán thực tế để giảm bớt số tiền thuế phải nộp so với thực tế.

- Nhận xét:

+ Ông A đã vi phạm nghĩa vụ khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nghĩa vụ sử dụng hoá đơn theo đúng quy định của pháp luật của người nộp thuế, vì theo quy định của pháp luật, người nộp thuế có trách nhiệm phải khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và sử dụng hoá đơn, chứng từ theo đúng quy định. Tuy nhiên, ông A đã cố tình chỉ đạo cấp dưới lập khống hợp đồng kinh tế, ghi sai giá trị trên hoá đơn giá trị gia tăng và khai thuế thấp hơn so với thực tế để nhằm mục đích trốn thuế.

+ Hành vi của ông A có thể gây ra những hậu quả như: gây thất thoát cho ngân sách nhà nước; khiến ông A phải chịu trách nhiệm pháp lí tương ứng;...

Lời giải KTPL 12 Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế hay khác:

Quảng cáo

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên