Giải Lịch Sử 12 trang 17 Kết nối tri thức
Với Giải Lịch Sử 12 trang 17 trong Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh Sử 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch Sử 12 trang 17.
Giải Lịch Sử 12 trang 17 Kết nối tri thức
Câu hỏi trang 17 Lịch Sử 12: Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
Lời giải:
- Sự đối đầu căng thẳng đã khiến cho cả hai cực Xô-Mỹ đều bị tốn kém về tài chính, suy giảm thế mạnh kinh tế, phải hạn chế cuộc chạy đua vũ trang để ổn định và củng cố vị thế của mình.
- Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, xu thế hòa hoãn Đông - Tây đã xuất hiện
- Sự vươn lên nhanh chóng của các nước trên thế giới nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của hai cực, đặc biệt, thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập đã làm thay đổi khuôn khổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
- Sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới là một yếu tố góp phần làm suy yếu Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và những sai lầm trong công cuộc cải tổ đã làm suy giảm sức mạnh, dẫn tới sự tan rã của Liên Xô-quốc gia đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa, cùng với đó là sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
Câu hỏi trang 17 Lịch Sử 12: Phân tích tác động của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta đối với tình ng của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực hình thế giới.
Lời giải:
- Sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta đã mở ra một thời kì phát triển mới trong quan hệ quốc tế, thúc đẩy những xu hướng phát triển mới, đảm bảo lợi ích của các quốc gia, các dân tộc trong quan hệ quốc tế.
- Sự tan rã của Liên Xô đã làm thay đổi so sánh lực lượng với ưu thế tạm thời thuộc về Mỹ. Tuy nhiên, vai trò của các cường quốc khác, các trung tâm kinh tế, các tổ chức quốc tế, khu vực,... ngày càng gia tăng, trong khi sức mạnh của Mỹ cũng suy giảm tương đối.
- Sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới mới.
Luyện tập 1 trang 17 Lịch Sử 12: Hãy tóm tắt những nét chính về quá trình hình thành và tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
Lời giải:
♦ Quá trình hình thành:
- Đầu năm 1945, tại thành phố I-an-ta (Liên Xô) đã diễn ra hội nghị giữa ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh. Hội nghị đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng, như:
+ Thống nhất mục tiêu chung trong việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật;
+ Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế;
+ Thoả thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước lớn, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ ở châu Âu, châu Á sau chiến tranh.
- Những quyết định của Hội nghị I-an-ta cùng những thoả thuận sau đó giữa các cường quốc đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới - “Trật tự thế giới hai cực I-an-ta”.
♦ Quá trình tồn tại: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta tồn tại từ năm 1945 đến năm 1991, chi phối toàn bộ đời sống chính trị thế giới trong nửa sau thế kỉ XX, trải qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xác lập và phát triển với sự đối đầu về tư tưởng, chính trị, kinh tế, quân sự,... giữa một bên là cực Mỹ, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và một bên là cực Liên Xô, đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa.
- Giai đoạn từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xói mòn và đi đến sụp đổ.
Luyện tập 2 trang 17 Lịch Sử 12: Lập sơ đồ tư duy (theo ý tưởng của em) về nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta đối với tình hình thế giới.
Lời giải:
Vận dụng 1 trang 17 Lịch Sử 12: Dựa vào tư liệu sưu tầm từ sách, báo, internet và vận dụng những kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta không phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
Lời giải:
Sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta không phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, vì:
- Trật tự hai cực Ianta đã xác lập vai trò và vị thế rất lớn của hai siêu cường Liên Xô – Mỹ; hai cực này đã khống chế, kiểm soát và chi phối hầu hết các lĩnh vực phát triển của thế giới.
- Trong thời gian tồn tại của trật tự hai cực Ianta, đặt biệt là giai đoạn từ 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, khi:
+ Cuộc Chiến tranh lạnh diễn ra với việc Mỹ và Liên Xô tăng cường chạy đua vũ trang, thành lập các liên minh quân sự ở nhiều nơi trên thế giới…
+ Các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột quân sự đã xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau đều có sự hỗ trợ của 2 nước đứng đầu 2 cực. Ví dụ như: Ở châu Á, chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953); chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (1945 - 1954) và chiến tranh xâm lược Việt Nam của để quốc Mỹ (1954 - 1975), ... là những cuộc chiến tranh cục bộ tiêu biểu. Ở khu vực Trung Đông, chiến tranh Trung Đông giữa I-xra-en và các nước A-rập bắt đầu từ năm 1948 và kéo dài trong nhiều năm.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:
Lịch Sử 12 Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Lịch Sử 12 Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 12 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch Sử 12 Kết nối tri thức
- Giải SBT Lịch Sử 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT