Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Tác giả Tác phẩm - sách mới)

Tác giả tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt chương trình sách mới giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm của văn bản.

Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Tác giả Tác phẩm - sách mới)

Quảng cáo

Bài giảng: Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

I. Đôi nét về tác giả Lưu Quang Vũ

- Lưu Quang Vũ sinh năm 1948, mất năm 1988, quê gốc ở Đà Nẵng, sinh ra tại Phú Thọ trong một gia đình trí thức, cha là hà viết kịch Lưu Quang Thuận, nên thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm đưuọc bộc lộ từ nhỏ

- Từ năm 1965 đến năm 1970, ông vào bộ đội, phục vụ trong quân chủng Phòng không – Không quân

- Từ năm 1970 đến năm 1978, ông xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh, như làm hợp đồng cầu đường, vẽ pa-nô, áp-phích,…

- Từ năm 1978 đến năm 1988, ông là biên tập viên tạp chí Sân khấu và bắt đầu sáng tác kịch nói, với vở kịch đầu tay “Sống mãi tuổi 17”

- Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh…nhưng thành công nhất là kịch. Ông không chỉ là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX mà còn được coi là một trong số những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại

- Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

- Các tác phẩm chính:

   + Kịch: Sống mãi tuổi 17, Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Chết cho điều chưa có, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc và vô tận, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta,…

   + Thơ: Và anh tồn tại, Tiếng Việt, Vườn trong phố, Bầy ong trong đêm,…

   + Tập tiểu luận: Diễn viên và sân khấu

II. Đôi nét về tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt

1. Hoàn cảnh ra đời

Quảng cáo

- “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng, là một trong số những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước

- Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc

- Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch

2. Tóm tắt

Trương Ba rất giỏi đánh cờ. Nam Tào đã xoá tên ông trong sổ Trời. Sau đó, Nam Tào và Đế Thích đã cho hồn Trương Ba tái sinh nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Từ đó, hồn Trương Ba trú ngụ trong xác hàng thịt, xác hàng thịt mang hồn Trương Ba. Cũng từ đó xảy ra bao chuyện lộn xộn. Lí trưởng sách nhiễu. Vợ hàng thịt đòi chồng. Vợ, con, cháu của Trương Ba cảm thấy chồng, cha, ông của mình sao mà xa lạ, vụng về và cục cằn. Bản thân Trương Ba có quá nhiều thay đổi: Nhiễm nhiều thói xấu, trở nên tha hoá, sống lạc lõng. Có nhiều lúc hồn Trương Ba và xác hàng thịt cãi nhau, nặng lời với nhau. Vợ Trương Ba chán ngán đòi bỏ đi. Cái Gái, cu Tị, hai đứa cháu đều ghét ông. Chị con dâu đau khổ nói với hồn Trương Ba về sự tan hoang, đổ vỡ của gia đình, "đau đớn thấy... mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần...". Hồn Trương Ba bải hoải bài hoài, thắp hương xin gặp Đế Thích. Gặp Đế Thích, hồn Trương Ba nói về thân phận cay đắng "sống nhờ" của mình và xin được chết cho thảnh thơi. Đế Thích hết lời khuyên giải, nhưng hồn Trương Ba vẫn không nghe. Vừa lúc đó, cái Gái chạy đến oà khóc, báo tin cu Tị con chị Lụa đã chết. Nam Tào, Bắc Đẩu báo tin Ngọc Hoàng đã tha cho Đế Thích cái tội nhập hồn Trương Ba vào xác hàng thịt và cho phép hồn Trương Ba được sống trong xác hàng thịt. Nhưng hồn Trương Ba xin được chết để cu Tị sống lại. Hồn Trương Ba an ủi, dặn dò vợ con rồi nhắm mắt qua đời.

3. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “Vợ Trương Ba bước vào”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt

- Phần 2 (tiếp đó đến “Không cần!”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

- Phần 3 (còn lại): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba, Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba

4. Giá trị nội dung

Qua đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng đưuọc sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết dấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

5. Giá trị nghệ thuật

Quảng cáo

- Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn

- Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính, tạo nên chiều sâu ý nghĩa cho vở kịch

- Hành động kịch của nhân vật phù hợp với tính cách, hoàn cảnh, góp phần thúc đẩy tình hống, xung đột kịch phát triển

- Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ tính cách và quan niệm về lẽ sống đúng đắn

III. Dàn ý phân tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Lưu Quang Vũ (những nét chính về tiểu sử, các sáng tác chính…)

- Giới thiệu về vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (hoàn cảnh ra đời, tóm tắt vở kịch, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt

- Hồn Trương Ba:

   + Cho rằng mình vẫn có một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn

   + Xem xác chỉ là cái vỏ bên ngoài, âm u, đui mù, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc, nếu có thì chỉ là những thứ thấp kém. Hồn Trương Ba phủ nhận vai trò của xác anh hàng thịt

   + Thái độ: từ quả quyết, mạnh mẽ sang ấp úng, bịt tai lại, tuyệt vọng

- Xác anh hàng thịt:

   + Cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác anh hàng thịt

   + Thái độ: từ giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng thắng thế

- Kết quả: phần thắng thuộc về xác anh hàng thịt

⇒ Cuộc đấu tranh giữa phần con và phần người, giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng và dục vọng

2. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

- Hồn Trương Ba: cho rằng mình vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn

- Những người thân trong gia đình:

Quảng cáo

   + Vợ Trương Ba: đau đớn, khóc lóc, nhận ra Trương Ba không còn là Trương Ba của ngày xưa, “ông đâu còn là ông”

   + Cháu gái: giận dữ, quyết liệt, phản đối nhất mực, cho rằng ông mình đã chết àm thay vào đó là một Trương ba vô cùng vụng về, thô lỗ, phũ phàng

   + Con dâu: cảm thông, chia sẻ và yêu thương với ông nhưng vẫn thấy không còn nhận ra Trương Ba của trước đây nữa

→ Mối người trong gia đình ở một vị trí, một thái độ khác nhau nhưng đều có điểm chung là thấy Trương Ba đã thay đổi, không còn nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn

- Kết quả: Trương Ba vỡ lẽ, nhận ra sự thay đổi của bản thân và sự lấn át của phần xác đối với phần hồn trong ông

⇒ Mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm

3. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba

- Sự giác ngộ về ý thức:

   + Không được bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn

   + Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết

   + Không thể sống với bất cứ giá nào đưuọc. Có những cái giá quá đắt, không thể trả được…tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa

→ Con người sống cần có sự hài hào giữa thể xác và tâm hồn, cần được sống là chính mình và cần phải sống có ý nghĩa,.

- Hành động mang tính bước ngoặt của Trương Ba:

   + Trả lại xác cho anh hàng thịt còn Trương Ba sẽ chết

   + Phép thử của Đế Thích (Trương Ba nhập vào xác cu Tị): Trương Ba đã để cho cu Tị sống còn mình thì chết

→ Một quyết định đầy khó khăn nhưng hết sức đúng đắn của Trương Ba

- Cách kết thúc vở kịch: Đoạn kết có ý nghĩa rất to lớn nó có tác dụng thúc đẩy ý chí nhận thức của con người về cách sống để tránh làm cho tâm hồn của mình bị tổn thương, không hoán đổi thân xác và sống nhờ vào thân xác của người khác.Được sống làm người quý giá thật nhưng được sống đúng mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung

- Bài học cho bản thân: phải sống là chính mình, không được chạy theo những nhu cầu vật chất tầm thường….

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

tac-gia-tac-pham-lop-12.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên