Soạn bài Kiểm tra tổng hợp học kì 1 lớp 12 (siêu ngắn)

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp học kì 1 lớp 12

Phần trắc nghiệm (trang 217, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Câu123456
Đáp ánCAACBB
Câu789101112
Đáp ánBBCBDA

Phần tự luận:

Đề 1

Câu 1 (trang 221, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Phát xít Nhật, kẻ đang chiếm đóng nước ta đầu hàng đồng minh. Nhân dân ta giành được chính quyền trên cả nước

- Ngày 26 – 8-1945, Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập

- Ngày 2 -9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lầm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam mới

Câu 2 (trang 221, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Lập luận chứng minh cho cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn:

- Hồ Chí Minh đã đưa ra những cơ sở pháp lý cho bản Tuyên ngôn của nước Việt Nam: Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp

- Từ việc trích tuyên ngôn của nước Mĩ, Bác đã dùng phương pháp suy luận trực tiếp “suy rộng ra” để khẳng định dân tộc Việt Nam có quyền hưởng tự do, bình đẳng như tất cả mọi dân tộc khác. Sau lời khẳng định đó, Người trích dẫn thêm bản tuyên ngôn của Pháp để nhấn mạnh, khẳng định dân tộc Việt Nam có đủ tư cách hưởng độc lập, tự do, bình đẳng. Từ những luận cứ như thế sẽ dẫn đến kết luận tất yếu “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

→ Đoạn mở đầu lập luận chặt chẽ, thể hiện tính chất khéo léo, kiên quyết và đầy sáng tạo.

Lập luận chứng minh cho cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn:

Hồ Chí Minh đã lập luận bác bỏ những luận điệu “khai hóa”, “bảo hộ” Việt Nam của bọn thực dân Pháp:

- Để bác bỏ luận điệu Pháp có công khai hóa nước Việt Nam, Bác dùng những dẫn chứng trên hai phương diện: chính trị và kinh tế

- Để bác bỏ luận điệu Pháp có công bảo hộ, Tuyên ngôn dùng sự thật lịch sử để thuyết phục:

- Những lập luận về lập trường chính nghĩa của nhân dân ta:

   + Nhân dân ta đã đứng về phe Đồng Minh chống Phát xít.

   + Nhân dân ta đã làm nên cuộc cách mạng dân tộc dân chủ: tiên phong chống Nhật, giành lấy đất nước từ tay Nhật, để lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “Pháp chạy. Nhật hàng. Vua Bảo Đại thoái vị”.

   + Quyền độc lập của dân tộc Việt Nam phù hợp với nguyên tắc dân chủ, bình đẳng của Đồng Minh ở hội nghị Tê- hê- răng và Cựu Kim Sơn

→ Đoạn này, với sự lập luận chặt chẽ, logic theo quan hệ nhân quả, dẫn chứng xác thực và đầy sức thuyết phục để làm nổi bật cở sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn.

Lời tuyên ngôn:

→ Khẳng định “Nước Việt Nam có quyền” và “Sự thật đã trở thành một nước độc lập”. Đây là lời khẳng định và là lời tuyên bố công khai.

→ Bày tỏ quyết tâm “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”, thể hiện quyết tâm, kêu gọi đồng bào cả nước chung sức giữ gìn độc lập, tự do vừa giành được.

Lời tuyên ngôn với những lời lẽ thuyết phục dựa trên cơ sở pháp lý và thực tiễn của bản Tuyên ngôn.

Đề 2

Câu 1 (trang 221, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

- Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập năm 1947:

   + Nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt Lào

   + Địa bàn hoạt động rộng: Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Sầm Nứa

   + Lính Tây Tiến chủ yếu là người Hà Nội, trẻ trung, yêu nước

- Năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến, là đại đội trưởng

- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã viết bài thơ tại Phù Lưu Chanh (Hà Tây)

- Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Đến năm 1957, in lại bỏ từ “nhớ”, in trong tập “Mây đầu ô”

Câu 2 (trang 221, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

I. Mở bài

Nêu vấn đề nghị luận

II. Thân bài

- Giải thích:

   + Đồng cảm: sự thấu hiểu, cảm thông lẫn nhau

   + Chia sẻ: quan tâm, san sẻ mọi nỗi niềm trong cuộc sống

- Biểu hiện của đồng cảm, sẻ chia:

   + Người đồng cảm là người có trái tim biết rung động trước hoàn cảnh của người khác, hiểu được tâm lý, cảm xúc của họ, thấu tỏ niềm vui nỗi buồn, mất mát mà người khác trải qua.

   + Từ sự đồng cảm dẫn đến hành động chia sẻ như chia sẻ về vật chất ( nhường cơm sẻ áo) lẫn chia sẻ về mặt tinh thần (động viên, thăm hỏi, lắng nghe...)

   + Các chương trình từ thiện, thiện nguyện,...

- Ý nghĩa của đồng cảm, sẻ chia:

   + Mang lại niềm vui cho bản thân và cho những người xung quanh

   + Cuộc sống trở nên có ý nghĩa và hạnh phúc hơn

- Tuy nhiên, bên cạnh những tấm lòng cao cả biết cảm thông, sẻ chia vẫn còn đó những con người vô cảm, dửng dưng quay lưng trước nỗi đau và mất mát của những người xung quanh. Đó là biểu hiện của lối sống ích kỷ, chúng ta cần lên án, phê phán những người có lối sống như thế

- Bài học nhận thức và hành động cho bản thân

III. Kết bài

Khái quát vấn đề nghị luận

Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn gọn, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên