Soạn bài Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 1 (siêu ngắn)
Soạn bài Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 1
Câu 1 (trang 214, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
- Chặng đường 1945-1954:
+ Xuất hiện những tập truyện kí khá dày dặn
+ Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc
+ Kịch: một số vở kịch ra đời phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến
+ Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học chưa phát triển nhưng đã có một số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa quan trọng
- Chặng đường 1955-1964
+ Văn xuôi mở rộng phạm vi đề tài, bao quát được nhiều vấn đề
+ Thơ phát triển mạnh mẽ
+ Kịch nói có một số tác phẩm được dư luận chú ý
- Chặng đường 1965-1975:
+ Văn xuôi phản ánh cuộc chiến đấu và lao động, khắc họa thành công hình ảnh con người Việt Nam kiên cường, bất khuất
+ Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc
+ Kịch có nhiều thành tựu đáng ghi nhận
+ Nhiều công trình nghiên cứu, lí luận, phê bình xuất hiện
Câu 2 (trang 215, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Đặc điểm của văn học thời 1945-1975 là:
- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
+ Văn học là một thứ vũ khí, văn học phục vụ kháng chiến, phụng sự kháng chiến
+ Quá trình vận động và phát triển của văn học ăn nhập với từng chặng đường lịch sử của dân tộc
- Nền văn học hướng về đại chúng: đại chúng vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ của văn học, đồng thời là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho văn học
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
+ Khuynh hướng sử thi thể hiện ở đề tài, nhân vật trung tâm, lời văn, giọng điệu,...
+ Cảm hứng lãng mạn: niềm tin vào ngày mai tươi sáng, khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới,...
Câu 3 (trang 215, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh:
- Văn học là một thứ vũ khí phục vụ mục đích cách mạng
- Coi trọng tính chân thật của một tác phẩm văn chương
- Trước khi viết, bao giờ Hồ Chí Minh cũng tự mình đặt ra câu hỏi viết cho ai, viết để là gì, viết cái gì và viết như thế nào.
Câu 4 (trang 215, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Mục đích của Tuyên ngôn độc lập: tuyên bố với quốc dân đồng bào và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Đối tượng: nhân dân Việt Nam, bọn thực dân có ý định xâm lược nước ta, quân các nước đồng minh và nhân dân toàn thế giới
Chứng minh:
- Bản Tuyên ngôn là sản phẩm của một trí tuệ sáng suốt, một tầm tư tưởng và văn hóa lớn
+ Kết cấu bản tuyên ngôn: 3 phần rõ ràng, mạch lạc. Từ cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn trong hai phần đầu đi đến lời tuyên ngôn ở phân cuối như một lẽ tất yếu
+ Nghệ thuật lập luận sắc bén, dẫn chứng xác thực:
• Hệ thống luận điểm rõ ràng
• Chứng cứ xác thực: cụm từ “sự thật là” được láy đi láy lại nhiều lần
• Cách sử dụng các quan hệ từ: thế mã, tuy vậy,..
- Bản tuyên ngôn còn là sản phẩm của những tình cảm lớn – tình yêu nước, thương dân, khát khao độc lập cho dân tộc và lòng căm thù giặc
+ Nghệ thuật điệp từ “chúng”
+ Sử dụng câu văn giàu hình ảnh
+ Giọng văn chính luận đa dạng: đanh thép khi vạch tội kẻ thù, ôn tồn, thấu tình đạt lí khi nói về cuộc chiến của nhân dân, hùng hồn, trang trọng trong lời tuyên ngôn
Câu 5 (trang 215, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Tố Hữu- nhà thơ trữ tình, chính trị:
- Tính chính trị:
+ Thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc
+ Thơ Tố Hữu coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân.
- Tính trữ tình: những tư tưởng, tình cảm lớn của con người, những vấn đề lớn lao của đời sống được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành
Câu 6 (trang 215, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
- Về nội dung:
+ Đề tài: Cuộc chia tay lịch sự của những cán bộ cách mạng miền xuôi và các đồng bào dân tộc được tác giả ví như đôi bạn tình.
+ Chủ đề đậm đà tính dân tộc:
• Dựng lên bức tranh thiên nhiên, cuộc sống Việt Bắc chân thực, sống động, nên thơ, gợi cảm (bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc). Hiện thực sôi động hào hùng của những cuộc kháng chiến (Những đường Việt Bắc của ta, dạo miền ngược... thêm trường các khu ...).
• Khẳng định nghĩa tình gắn bó thắm thiên của những con người Việt Bắc, với nhân dân, với đất nước. Đó là ân tình cách mạng mà chiều sâu là truyền thống đạo lí thủy chung của dân tộc ... Đây cũng là lẽ sống lớn, tình cảm lớn tập trung trong thơ của Tố Hữu.
- Về nghệ thuật:
+ Thể thơ dân tộc: thể lục bát
+ Kết cấu: đối đáp – kiểu kết cấu thường thấy trong ca dao với cặp đại từ nhân xưng quen thuộc “mình” – “ta”
+ Ngôn ngữ:
• Sử dụng lời ăn, tiếng nói hằng ngày của nhân dân
• Ngôn ngữ giàu hình ảnh
• Ngôn ngữ giàu nhịp điệu tạo nên tính nhạc cho thơ
• Cặp đại từ nhân xưng “mình” – “ta” biến hóa linh hoạt
+ Biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng,... quen thuộc với cách cảm, cách nghĩ của nhân dân
+ Giọng thơ thủ thỉ, tâm tình, ngọt ngào mang âm hưởng của những câu hát tình nghĩa trong ca dao
Câu 7 (trang 215, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng):
- Luận điểm trung tâm của bài - Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc, tìm hiểu và đề cao hơn nữa
- Luận điểm triển khai:
+ Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước
+ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu
+ Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lục Vân Tiên
b) Mấy ý nghĩa về thơ (Nguyễn Đình Thi):
- Thơ là tiếng nói tâm hồn của con người
- Hình ảnh, tư tưởng, tính chân thực trong thơ
- Ngôn ngữ thơ khác loại hình ngôn ngữ của kịch, truyện, kí
c) Trong bài Đô-xtôi-ép-xki
- Nỗi khổ vật chất, tinh thần, sự vươn lên của nhà văn
- Vinh quang, cay đắng trong cuộc đời Đô-xtôi-ép-xki
- Cái chết của ông và sự yêu mến, khâm phục của nhân dân dành cho Đô-xtôi-ép-xki
Câu 8 (trang 215, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến:
- Lòng yêu nước, lòng dũng cảm, quyết tâm, không ngại gian khổ, hi sinh trên con đường hành quân:
+ Những khó khăn, gian khổ mà hằng ngày họ phải đối mặt
+ Thái độ lạc quan, dũng cảm, bất chấp hiểm nguy.
- Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa, yêu thiên nhiên và yêu cái đẹp
+ Những người lính trong đêm hội liên hoan cùng những người dân trên đường nghỉ lại
+ Trên đường hành quân, những người lính luôn mơ về những “dáng kiều thơm”
- Vẻ đẹp bi tráng:
+ Quang Dũng không hề che dấu sự gian khổ, khó khăn trên những chặng đường hành quân, những căn bệnh hiểm nghèo và cả những hi sinh mất mát của người lính.
+ Những câu thơ khẳng định mạnh mẽ khí phách của tuổi trẻ. Người lính Tây Tiến không chỉ tự nguyện chấp nhận mà còn vượt lên cái chết, sẵn sàng hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Đó là dũng khí tinh thần và hành động cao đẹp. Tư thế ra trận, lý tưởng lên đường hào hùng mà bi tráng.
+ Tuy nhiên, những người lính không hề chìm trong bi thương, bi luỵ. Bài thơ viết về sự hi sinh của người lính một cách thấm thía bằng cảm hứng bi tráng. Cái chết của người lính gợi lên sự bi thương nhưng họ đã “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, đó là cái chết hợp với trời đất, lòng người và trở nên thiêng liêng, bất tử.
Câu 9 (trang 215, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
- Nguyễn Đình Thi thì khắc hoạ hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai. Trong khi ấy Nguyễn Khoa Điềm lại viết bài thơ này theo một định hướng tư tưởng nhằm chứng minh: “đất nước này là đất nước của người dân”, mà tư tưởng cơ bản này đã chi phối toàn bộ bài thơ và nó quy định bút pháp của bài thơ
- Tuy rằng cả 2 bài thơ đất nước đều chia làm 2 phần nhưng sự liên kết 2 phần ở mỗi bài lại rất khác nhau.
Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi được bắt đầu bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa thu, mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng và mùa thu Việt Bắc trong hiện tại. Để rồi sau đó mới chuyển sang quá khứ 2 thời điểm khác để có những suy tư của tác giả đối với đất nước.
Trong khi ấy thì bố cục 2 phần của bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại theo một cách hoàn toàn khác. Phần 1 dành cho việc khắc hoạ hình tượng đất nước trong mối liên hệ với thời gian. Để rồi toàn bộ phần 2 nhằm chứng minh cho tư tưởng với đất nước của người dân.
Câu 10 (trang 215, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Hình tượng con sóng:
- con sóng ở tự nhiên mênh mông biển lớn kia có rất nhiều đối cực khác nhau, trạng thái khác nhau. Cũng như tình yêu vậy, tình yêu cũng có rất nhiều cung bậc, trạng thái và cuối cùng điều muốn nói nhất ở đây chính là như tâm hồn người phụ nữ có những mặt mâu thuẫn mà thống nhất (Hai câu đầu khổ 1)
- Cuộc hành trình có thể nói đầy táo bạo của sóng khi tìm ra với biển khơi hay nói khác đi đó cũng chính là cuộc hành trình của tình yêu hướng về cái vô biên, tuyệt đích. Và phải chăng nó giống như tâm hồn người phụ nữ không chịu chấp nhận sự chật hẹp, tù túng (hai câu cuối khổ 1)
- Điểm khởi đầu bí ẩn của sóng chính là điểm khởi đầu và sự mầu nhiệm, mọi việc, mọi chuyện dường như khó nắm bắt của tình yêu (Phân tích các khổ 3, 4 )
- Sóng luôn luôn vận động như tình yêu gắn liền với những khát khao mãnh liệt, trăn trở cứ lặp đi lặp lại không yên, và cũng như người phụ nữ khi yêu luôn da diết nhớ nhung, cồn cào ước vọng về một tình yêu vững bền, chung thủy (Phân tích các khổ 5, 6, 7, 8 )
- Sóng còn chính là hiện tượng thiên nhiên vĩnh cửu và lấy cái vĩnh cửu của sóng để nói , để ví von với tình yêu. Và đó là khát vọng muôn đời của bất cứ ai trong cuộc đời khi yêu nồng cháy. Và trước hết là người phụ nữ (nhân vật trữ tình trong bài thơ) muốn dâng hiến cả cuộc đời cho một tình yêu đích thực (khổ cuối)
Tâm hồn người phụ nữ khi yêu:
- Đằm thắm, dịu dàng, hồn hậu dễ thương và chung thủy trong tình yêu
- Táo bạo, mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc, dù có phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn vững tin vào sức mạnh của tình yêu.
Câu 11 (trang 215, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
a. Dọn về làng (Nông Quốc Chấn)
- Nội dung: Bài thơ miêu tả chân thực nỗi thống khổ của nhân dân, đồng thời, tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
- Nghệ thuật: hình ảnh, từ ngữ gần gũi, quen thuộc với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân.
b. Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
- Giá trị nội dung: từ sự trăn trở của một người bế tắc trong cuộc sống tới tìm thấy niềm vui trong cuộc sống khi hòa nhập với nhân dân, với đất nước và qua đó, tác giả thể hiện triết lí của mình – tình yêu luôn có một khả năng kì diệu và cuộc đời, nhân dân là ngọn nguồn của thơ ca chân chính
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng
+ Biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa,...
c. Đò Lèn (Nguyễn Duy)
- Nội dung: Từ tình yêu thương sâu sắc của bà, bài thơ thể hiện sự chiêm nghiệm của nhà thơ trước cuộc đời.
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh giản dị, gần gũi
+ Chất dân gian
d. Bác ơi! (Tố Hữu)
- Bài thơ khắc họa hình tượng Bác Hồ, qua đó thể hiện nỗi đau trước sự ra đi của Người cùng tình cảm yêu mến, kính trọng Người của nhân dân ta
- Bài thơ thể hiện rõ phong cách thơ trữ tình, chính trị của Tố Hữu
Câu 12 (trang 215, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
- Điểm thống nhất: đề cao cái Đẹp, xem nó là trung tâm của sáng tác
- Điểm khác biệt:
+ Trước cách mạng tháng Tám:
• Đề tài: đi tìm vẻ đẹp xưa cũ, về những điều đã “vang bóng một thời”
• Nhân vật: nho sĩ, những người có khí phách hiên ngang
+ Sau cách mạng tháng Tám:
• Đề tài: vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước
• Nhân vật: những con người đời thường
Câu 13 (trang 215, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
- Văn phong hướng nội, súc tích, tinh tế và tài hoa
- Sức liên tưởng phong phú, vốn hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực
- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa...)
- Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan
Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn gọn, hay khác:
- Soạn bài Kiểm tra tổng hợp học kì 1
- Soạn bài Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
- Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
- Soạn bài Nhân vật giao tiếp
- Soạn bài Vợ nhặt (Kim Lân)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều