Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học (siêu ngắn)

Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học

ĐỀ 1

Gợi ý:

- Giải thích ý kiến của Nguyễn Văn Siêu: bày tỏ về quan niệm văn chương chân chính.

    + Loại văn chương “đáng thờ” là văn chương “chuyên chú ở con người”, là văn chương “vị nhân sinh”, hướng đến phục vụ đời sống con người.

    + Loại văn chương “không đáng thờ” là loại văn chương “chỉ chuyên chú ở văn chương”, lo rèn câu đúc chữ, ở hình thức nghệ thuật, đó là văn chương”vị nghệ thuật”.

- Nêu ý kiến về quan niệm của Nguyễn Văn Siêu:

    + Đó là ý kiến giàu sức thuyết phục, có ý nghĩa lâu bền bởi ở thời đại nào văn chương cũng phải xuất phát từ đời sống và cũng giống như nhiều loại hình nghệ thuật khác cần phục vụ cuộc sống con người (lấy dẫn chứng về những tác phẩm phục vụ cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vĩ đại của dân tộc).

    + Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến hình thức nghệ thuật. Hình thức và nội dung cần có sự tương xứng. Nghệ thuật giúp nội dung trở nên đặc sắc hơn.

⇒ Nguyễn Văn Siêu muốn nói đến chân giá trị của văn chương: văn học vị nhân sinh, văn học bắt nguồn từ đời sống và con người.

- Liên hệ đến các nhà văn có cùng quan điểm như Nguyễn Văn Siêu.

ĐỀ 2

Gợi ý:

- Giải thích khái niệm “phong cách”.

    + Phong cách là khái niệm dùng để chỉ những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự, tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó.

    + Trong văn học, phong cách là những nét độc đáo riêng của mỗi nhà văn thể hiện trong văn học.

- Phong cách được thể hiện trên hai phương diện: nội dung và hình thức.

    + Về nội dung: bao gồm những quan niệm về cuộc sống con người, việc lựa chọn đề tài, xây dựng chủ đề, cách lí giải về cuộc sống con người,…

    + Về nghệ thuật: phương thức biểu hiện, lựa chọn thủ pháp nghệ thuật, tổ chức kết cấu, tổ chức ngôn ngữ,…

- Điều thú vị khi đọc những tác phẩm văn học là phát hiện ra những nét độc đáo về phong cách của các tác giả.

- Những nhà văn, nhà thơ có tài năng thực sự mới có thể định hình phong cách riêng của mình.

- Giữa phong cách của mỗi tác giả có mối quan hệ chặt chẽ giữa bản thân cá tính mỗi tác giả.

- Bài học rút ra:

    + Nhà văn trong sáng tác cần biết tạo cho mình một phong cách riêng nổi bật.

    + Người đọc tiếp nhận cần có sự tìm tòi, suy nghĩ phát hiện nét phong cách riêng của mỗi nhà văn.

ĐỀ 3

Gợi ý:

- Giải thích ý kiến của La Bơ – ruy – e: đưa ra quan niệm về tiêu chí đánh giá một tác phẩm văn học, đó là dựa vào giá trị giáo dục của tác phẩm đó.

- Giá trị giáo dục của tác phẩm văn học: “nâng cao tinh thần”, gợi những tình cảm cao quý và can đảm” ⇒ hướng con người đến chân – thiện – mĩ.

- Khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của tác giả, lấy dẫn chứng trong những tác phẩm đã học

    + Văn học dân gian (những bài ca dao).

    + Văn học trung đại.

    + Văn học hiện đại.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn gọn, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên