24 câu trắc nghiệm Bàn về phép học (có đáp án)
24 câu trắc nghiệm Bàn về phép học (có đáp án)
Với 24 câu hỏi trắc nghiệm Bàn về phép học môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.
Vài nét về tác giả Nguyễn Thiếp
Câu 1. Nguyễn Thiếp là người thầy, là nhân sĩ nổi tiếng vào thời kì nào?
A. Thời kì Trịnh Nguyễn phân tranh
B. Thời kì Lê Trịnh
C. Thời Tây Sơn nửa cuối thế kỉ XVIII
D. Thời kì nhà Nguyễn, đầu thế kỉ XIX
Trả lời: Nguyễn Thiếp là người thầy, là nhân sĩ nổi tiếng vào thời kì Tây Sơn nửa cuối thế kỉ XVIII
Đáp án cần chọn: C
Câu 2. Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Thiếp?
A. Nam Định
B. Ninh Bình
C. Hà Nội
D. Hà Tĩnh
Trả lời: Nguyễn Thiếp quê quán: làng Mật Thôn, xã Ao Nguyệt, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ) tỉnh Hà Tĩnh.
Đáp án cần chọn: D
Câu 3. Đâu là năm sinh, năm mất của Nguyễn Thiếp?
A. 971 - 1025
B.972 - 2026
C.1773 - 1727
D. 1723-1804
Trả lời: Nguyễn Thiếp (1723-1804)
Đáp án cần chọn: D
Câu 4. Nguyễn Thiếp từng làm quan dưới triều đại nào?
A. Nguyễn
B. Lê
C.Lí
D. Trần
Trả lời: Ông từng làm quan dưới triều Lê
Đáp án cần chọn: B
Câu 5. Nguyễn Thiếp từng từ quan để làm nghề gì?
A. Thầy thuốc
B.Dạy học
C. Buôn bán
D. Nông dân
Trả lời: Ông từng làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học
Đáp án cần chọn: B
Câu 6. Ông từng được vị vua nào đích thân viết thư mời về làm quan?
A. Lý Công Uẩn
B.Trần Nhân Tông
C.Quang Trung
D. Nguyễn Ánh
Trả lời: Ông từng được vua Quang Trung viết thư mời giúp triều Tây Sơn, góp phần xây dựng đất nước về mặt chính trị.
Đáp án cần chọn: C
Câu 7. Đâu là sáng tác của Nguyễn Thiếp?
A. La Sơn tiên sinh thi tập
B. Bình Ngô Đại Cáo
C. Ức trai thi tập
D. Binh thư yếu lược
Trả lời: Những tác phẩm tiêu biểu: La Sơn tiên sinh thi tập, Hạnh Am di văn…
Đáp án cần chọn: A
Câu 8. Một danh hiệu về người thầy của Nguyễn Thiếp mà nhân dân thường gọi là gì?
A. Tuyết Giang phu tử
B. La Sơn phu tử
C. Nam Sơn phu tử
D. Cả A, B,C đều đúng
Trả lời: Một danh hiệu về người thầy của Nguyễn Thiếp mà nhân dân thường gọi là La Sơn phu tử
Đáp án cần chọn: B
Tìm hiểu chung về tác phẩm Bàn về phép học
Câu 1. Bàn luận về phép học được trích dẫn từ đâu ?
A. Bài cáo của vua Quang Trung
B.Bài tấu của Nguyễn Thiếp
C.Bài hịch của Nguyễn Thiếp
D. Bài tấu của Nguyễn Trãi
Trả lời: Bài tấu của Nguyễn Thiếp
Đáp án cần chọn: B
Câu 2. Bàn luận về phép học được sáng tác năm nào ?
A. 1010
B. 958
C. 1789
D. 1791
Trả lời: Trung xây dựng đất nước đã viết thư mời ông giúp dân giúp nước về mặt văn hóa giáo dục, vì vậy tháng 8 năm 1791, Nguyễn Thiếp đã đang lên vua bản tấu này.
Đáp án cần chọn: D
Câu 3. Văn bản "Bàn luận về phép học" được Nguyễn Thiếp viết dưới triều đại nào ?
A. Nhà Lý
B. Nhà Lê
C. Nhà Tây Sơn
D. Nhà Trịnh
Trả lời:
- Nguyễn Thiếp làm quan một thời gian dưới triều Lê rồi về dạy học. Khi Quang Trung xây dựng đất nước đã viết thư mời ông giúp dân giúp nước về mặt văn hóa giáo dục, vì vậy tháng 8 năm 1971, Nguyễn Thiếp đã đang lên vua bản tấu này.
- Đáp án: nhà Tây Sơn.
Đáp án cần chọn: C
Câu 4. Bố cục của văn bản "Bàn luận về phép học" gồm mấy phần?
A. Hai phần
B. Ba phần
C. Bốn phần
D. Năm phần
Trả lời: Bố cục của bài gồm 4 phần
Đáp án cần chọn: C
Câu 5. Văn bản thuộc thể loại gì?
A. Chiếu
B.Tấu
C. Hịch
D. Cáo
Trả lời: Văn bản thuộc thể loại tấu
Đáp án cần chọn: B
Câu 6. Câu nào dưới đây nói đúng về thể “tấu”?
A. Là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị
B. Là loại văn thư của vua gửi cho dân chúng để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.
C. Có thể viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.
D. Câu A và C đúng.
Trả lời: Tấu là thể văn thư của bề tôi, do thần dân dâng gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. Tấu có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần, văn biền ngẫu.
Đáp án cần chọn: D
Câu 7. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở văn bản Bàn luận về phép học ?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Thuyết minh
Trả lời: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở văn bản Bàn luận về phép học là nghị luận
Đáp án cần chọn: C
Câu 8. Chọn các đáp án đúng.
Nghệ thuật nổi bật trong văn bản là gì?
Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng
Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, ý tứ bộc lộ trực tiếp giàu sức thuyết phục
Tạo dựng tình huống truyện gay cấn
Xây dựng tâm lý nhân vật độc đáo
Kết hợp hài hòa giữa tình và lí.
Trả lời:
Nghệ thuật
- Bài tấu có cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng
- Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, ý tứ bộc lộ trực tiếp giàu sức thuyết phục
Phân tích chi tiết tác phẩm Bàn về phép học
Câu 1. Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học là gì ?
A. Học để làm người có đạo đức
B.Học để trở thành người có tri thức
C.Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước
D. Gồm cả A, B và C
Trả lời: Lựa chọn cách nói trực tiếp, không vòng vo, tác giả khẳng định mục đích chính của việc học là học đạo lí, học làm người bằng sự so sánh, liên tưởng đến hiện tượng có thật: ngọc không mài không thành đồ vật.
Đáp án cần chọn: D
Câu 2. Tác hại lớn nhất của những lối học mà tác giả phê phán ?
A. Làm cho “nước mất nhà tan”
B. Làm cho đạo lí suy vong
C.Làm cho “nền chính học bị thất truyền”
D. Làm cho nhân tài bị thui chột
Trả lời: Tác hại lớn nhất của những lối học mà tác giả phê phán là khiến cho nước mất nhà tan
Đáp án cần chọn: A
Câu 3. Các “phép học” mà Nguyễn Thiếp bàn luận đến trong bài tấu của mình là những phép nào ?
A. Học tuần tự từ những điều đơn giản tới những điều phức tạp.
B. Học rộng nắm gọn những vấn đề cơ bản.
C. Học phải áp dụng vào thực tế, học đi đôi với hành.
D. Gồm cả A, B và C.
Trả lời:
Các “phép học” mà Nguyễn Thiếp bàn luận đến trong bài tấu của mình là:
- Học tuần tự từ những điều đơn giản tới những điều phức tạp.
- Học rộng nắm gọn những vấn đề cơ bản.
- Học phải áp dụng vào thực tế, học đi đôi với hành.
Đáp án cần chọn: D
Câu 4. Câu văn nào thể hiện rõ nhất tác dụng của các “phép học” mà Nguyễn Thiếp nêu lên ?
A. Họa may kẻ nhân tài mới lập đường công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.
B. Đạo học thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.
C. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
D. Gồm câu A và B.
Trả lời: Ý nghĩa của phép học chân chính: tác giả dùng cách nói tăng tiến để thấy được mối quan hệ giữa giáo dục với chính trị: giáo dục tạo ra người tài đức, đất nước có người tài thì sẽ thái bình thịnh trị.
Đáp án cần chọn: D
Câu 5. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất ý nghĩa của câu “Người ta đua nhau lối học hình thức cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường” ?
A. Phê phán lối học sách vở, không gắn với thực tiễn.
B. Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi.
C. Phê phán lối học thụ động, bắt chước.
D. Cả A, B, C đều sai.
Trả lời: Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi.
Đáp án cần chọn: B
Câu 6. Trong văn bản gửi cho vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp đã đề cập đến ba điều mà các bậc làm vua nên biết. Đó là ba điều gì?
A. Dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh.
B. Văn, võ, hiếu
C. Quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học).
D. Cả A, B,C đều sai.
Trả lời: Quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học).
Đáp án cần chọn: C
Câu 7. Câu nào sau đây trong đoạn trích "Bàn luận về phép học" nêu rõ vai trò của việc học?
A. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người , kẻ đi học là học điều ấy.
B. Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo.
C. Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền
D. Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều đều tùy đâu, tiện đấy mà đi học.
Trả lời: Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người , kẻ đi học là học điều ấy.
Đáp án cần chọn: A
Câu 8. Theo Nguyễn Thiếp, muốn học tốt thì phải làm gì?
A. Đọc thật nhiều sách, tiếp thu thật nhiều tri thức.
B. Có phương pháp học đúng đắn, đồng thời phải siêng năng chăm chỉ.
C. Học phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.
D. Cần phải có thầy thật giỏi thì mới học tốt.
Trả lời: Học phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.
Đáp án cần chọn: C
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 mới nhất có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm Viết đoạn văn trình bày luận điểm
- Trắc nghiệm Thuế máu
- Trắc nghiệm Hội thoại
- Trắc nghiệm Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
- Trắc nghiệm Đi bộ ngao du
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:
- Soạn Văn 8
- Soạn Văn 8 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 8 siêu ngắn
- Soạn Văn lớp 8 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm Văn 8
- Tài liệu Ngữ văn 8 phần Tiếng Việt - Tập làm văn
- Giải vở bài tập Ngữ văn 8
- Top 55 Đề thi Ngữ Văn 8 có đáp án
Loạt bài 1000 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 gồm đầy đủ các câu hỏi trắc nghiệm về các tác phẩm, Tiếng Việt, Tập làm văn lớp 8 giúp bạn yêu thích môn Ngữ Văn 8 hơn.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều