Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 chọn lọc (phần 2)

Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 8 chọn lọc (phần 2)

Với 60 câu hỏi trắc nghiệm Đề đọc hiểu môn Ngữ văn lớp 8 (phần 2) có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.

Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 4

Câu 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng. Tiền bạc thì eo hẹp, thế mà đứa con gái cứ cố trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôi nổi giận. Dù có bị phạt đi nữa, sáng hôm sau đứa con gái cũng mang hộp quà đến cho cha và nói: "Con tặng cho cha nhân dịp giáng sinh.". Anh cảm thấy ngượng ngùng vì phản ứng gay gắt của mình hồi hôm trước nhưng rồi cơn giận lại bùng lên lần nữa khi anh mở hộp ra thấy hộp trống không.

    Anh nói to với con: "Này, con không biết rằng khi cho ai món quà thì phải có gì trong đó chứ."

    Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: "Cha ơi nó đâu có trống rỗng. Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của con vào đó. Tất cả dành cho cha mà."

    Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con vào lòng và cầu xin con tha thứ cho mình.

(Trích Hạt giống tâm hồn)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. 

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Thuyết minh 

Trả lời: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự.

Đáp án cần chọn: A

Câu 2. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng. Tiền bạc thì eo hẹp, thế mà đứa con gái cứ cố trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôi nổi giận. Dù có bị phạt đi nữa, sáng hôm sau đứa con gái cũng mang hộp quà đến cho cha và nói: "Con tặng cho cha nhân dịp giáng sinh.". Anh cảm thấy ngượng ngùng vì phản ứng gay gắt của mình hồi hôm trước nhưng rồi cơn giận lại bùng lên lần nữa khi anh mở hộp ra thấy hộp trống không.

    Anh nói to với con: "Này, con không biết rằng khi cho ai món quà thì phải có gì trong đó chứ."

    Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: "Cha ơi nó đâu có trống rỗng. Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của con vào đó. Tất cả dành cho cha mà."

    Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con vào lòng và cầu xin con tha thứ cho mình.

(Trích Hạt giống tâm hồn)

Câu văn “Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng.” có mấy cụm danh từ?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Trả lời: Câu văn trên có ba cụm danh từ: một người bạn, đứa con gái lên ba tuổi, cuộn giấy gói hoa màu vàng.

Đáp án cần chọn: B

Câu 3. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng. Tiền bạc thì eo hẹp, thế mà đứa con gái cứ cố trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôi nổi giận. Dù có bị phạt đi nữa, sáng hôm sau đứa con gái cũng mang hộp quà đến cho cha và nói: "Con tặng cho cha nhân dịp giáng sinh.". Anh cảm thấy ngượng ngùng vì phản ứng gay gắt của mình hồi hôm trước nhưng rồi cơn giận lại bùng lên lần nữa khi anh mở hộp ra thấy hộp trống không.

    Anh nói to với con: "Này, con không biết rằng khi cho ai món quà thì phải có gì trong đó chứ."

    Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: "Cha ơi nó đâu có trống rỗng. Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của con vào đó. Tất cả dành cho cha mà."

    Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con vào lòng và cầu xin con tha thứ cho mình.

(Trích Hạt giống tâm hồn)

Xét theo cấu tạo, câu văn “Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng. thuộc kiểu câu gì?

A.Câu đơn

B. Câu ghép

C. Câu rút gọn

D. Câu đặc biệt

Trả lời: Xét theo cấu tạo, câu văn trên thuộc kiểu câu ghép.

Hồi đó một người bạn tôi // bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi // đã phí phạm cả một cuộn (…)

                         CN1                                          VN1                   CN2                VN2

Đáp án cần chọn: B

Câu 4. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng. Tiền bạc thì eo hẹp, thế mà đứa con gái cứ cố trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôi nổi giận. Dù có bị phạt đi nữa, sáng hôm sau đứa con gái cũng mang hộp quà đến cho cha và nói: "Con tặng cho cha nhân dịp giáng sinh.". Anh cảm thấy ngượng ngùng vì phản ứng gay gắt của mình hồi hôm trước nhưng rồi cơn giận lại bùng lên lần nữa khi anh mở hộp ra thấy hộp trống không.

    Anh nói to với con: "Này, con không biết rằng khi cho ai món quà thì phải có gì trong đó chứ."

    Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: "Cha ơi nó đâu có trống rỗng. Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của con vào đó. Tất cả dành cho cha mà."

    Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con vào lòng và cầu xin con tha thứ cho mình.

(Trích Hạt giống tâm hồn)

Đoạn trích trên nói về tình cảm gì?

A. Tình cảm gia đình

B. Tình thầy trò

C. Tình bạn

D. Tình làng nghĩa xóm

Trả lời: Đoạn trích trên nói về tình cảm gia đình.

Đáp án cần chọn: A

Câu 5. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng. Tiền bạc thì eo hẹp, thế mà đứa con gái cứ cố trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôi nổi giận. Dù có bị phạt đi nữa, sáng hôm sau đứa con gái cũng mang hộp quà đến cho cha và nói: "Con tặng cho cha nhân dịp giáng sinh.". Anh cảm thấy ngượng ngùng vì phản ứng gay gắt của mình hồi hôm trước nhưng rồi cơn giận lại bùng lên lần nữa khi anh mở hộp ra thấy hộp trống không.

    Anh nói to với con: "Này, con không biết rằng khi cho ai món quà thì phải có gì trong đó chứ."

    Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: "Cha ơi nó đâu có trống rỗng. Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của con vào đó. Tất cả dành cho cha mà."

    Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con vào lòng và cầu xin con tha thứ cho mình.

(Trích Hạt giống tâm hồn)

Bài học rút ra từ câu chuyện trên là gì?

A. Khi nhận được sự giúp đỡ phải biết ơn, ghi nhớ.

B. Biết yêu thương và nhìn nhận mọi sự việc một cách sâu sắc.

C. Không cần để tâm đến những việc tiêu cực khiến mình bận lòng.

D. Sống vô tư, biết tự lực và không cần sự giúp đỡ của mọi người.

Trả lời: Bài học rút ra từ câu chuyện trên là biết yêu thương mọi người và nhìn nhận mọi sự việc một cách sâu sắc.

Đáp án cần chọn: B

Câu 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:  

Con hãy yêu thương tất cả mọi người chung quanh mình và tận tình giúp đỡ họ khi mình có thể làm được. Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu. Không có thương yêu, thế giới này lập tức biến thành địa ngục. Con hãy luôn luôn để mắt xem mọi người đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ. Nhưng hãy giúp đỡ một cách kín đáo đừng khoe cho mọi người biết, khi chúng ta tự hào về lòng tốt của mình thì tình nhân ái chân thật đã biến mất mà niềm kiêu hãnh đã chiếm chỗ.

(Việt Quang – Trở lại thiên đường)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. 

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Thuyết minh 

Trả lời: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận.

Đáp án cần chọn: C

Câu 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:  

Con hãy yêu thương tất cả mọi người chung quanh mình và tận tình giúp đỡ họ khi mình có thể làm được. Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu. Không có thương yêu, thế giới này lập tức biến thành địa ngục. Con hãy luôn luôn để mắt xem mọi người đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ. Nhưng hãy giúp đỡ một cách kín đáo đừng khoe cho mọi người biết, khi chúng ta tự hào về lòng tốt của mình thì tình nhân ái chân thật đã biến mất mà niềm kiêu hãnh đã chiếm chỗ.

(Việt Quang – Trở lại thiên đường)

Theo văn bản, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nào?

A. Khi chúng ta cầm súng bảo vệ đất nước

B. Khi nó được đong đầy bằng nỗ lực của mỗi người

C. Khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu

D. Khi nó đầy ắp tiếng cười của người thân yêu 

Trả lời: Theo văn bản, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu.

Đáp án cần chọn: C

Câu 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:  

Con hãy yêu thương tất cả mọi người chung quanh mình và tận tình giúp đỡ họ khi mình có thể làm được. Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu. Không có thương yêu, thế giới này lập tức biến thành địa ngục. Con hãy luôn luôn để mắt xem mọi người đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ. Nhưng hãy giúp đỡ một cách kín đáo đừng khoe cho mọi người biết, khi chúng ta tự hào về lòng tốt của mình thì tình nhân ái chân thật đã biến mất mà niềm kiêu hãnh đã chiếm chỗ.

(Việt Quang – Trở lại thiên đường)

Biện pháp tu từ nào nổi bật trong đoạn trích trên? 

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Điệp cấu trúc

D. Hoán dụ

Trả lời: Biện pháp tu từ điệp cấu trúc: “con”/ “con hãy”.

Đáp án cần chọn: C

Câu 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:  

Con hãy yêu thương tất cả mọi người chung quanh mình và tận tình giúp đỡ họ khi mình có thể làm được. Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu. Không có thương yêu, thế giới này lập tức biến thành địa ngục. Con hãy luôn luôn để mắt xem mọi người đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ. Nhưng hãy giúp đỡ một cách kín đáo đừng khoe cho mọi người biết, khi chúng ta tự hào về lòng tốt của mình thì tình nhân ái chân thật đã biến mất mà niềm kiêu hãnh đã chiếm chỗ.

(Việt Quang – Trở lại thiên đường)

Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: “Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình.”

A. Câu cầu khiến dùng để khuyên bảo

B. Câu trần thuật dùng để thông báo

C. Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc

D. Câu nghi vấn dùng để hỏi

Trả lời: Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình.

- Kiểu câu: câu cầu khiến.

- Chức năng: dùng để khuyên bảo.

Đáp án cần chọn: A

Câu 10. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:  

Con hãy yêu thương tất cả mọi người chung quanh mình và tận tình giúp đỡ họ khi mình có thể làm được. Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu. Không có thương yêu, thế giới này lập tức biến thành địa ngục. Con hãy luôn luôn để mắt xem mọi người đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ. Nhưng hãy giúp đỡ một cách kín đáo đừng khoe cho mọi người biết, khi chúng ta tự hào về lòng tốt của mình thì tình nhân ái chân thật đã biến mất mà niềm kiêu hãnh đã chiếm chỗ.

(Việt Quang – Trở lại thiên đường)

Đoạn trích gợi đến suy nghĩ về?

A. Giá trị của sự đợi chờ trong cuộc sống

B. Tình yêu thương của mỗi con người

C. Sự cống hiến trong cuộc sống

D. Sự vô cảm của một bộ phận giới trẻ hiện nay

Trả lời: Đoạn trích gợi đến suy nghĩ về tình yêu thương của mỗi con người.

Đáp án cần chọn: B

Câu 11. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

                       Sau tất cả mọi vui buồn chết sống

                       Đôi khi cây thành chỗ nhớ cho người

                      Tôi viết về cây giữa mùa hạt giống

                      Đang trồng gieo trên khắp nước non ta

                      Cây của rừng sâu, đồng ruộng, vườn nhà

                      Cây xanh biếc của đường xuyên Nam Bắc

                      Cây dằng dịt ôm cuộc đời ấm áp

                      Người ở giữa cây, cây ở bên người.

                      Bài thơ xanh cây viết dưới mặt trời

                      Cho ta đọc những lời yêu mặt đất.

                                                                        (Tạ ơn cây, Vũ Quần Phương )

Đoạn thơ trên có cùng thể thơ với văn bản nào dưới đây?

A. Ông đồ (Vũ Đình Liên)

B. Quê hương (Tế Hanh)

C. Khi con tu hú (Tố Hữu)

D. Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)

Trả lời: Đoạn trên được viết theo thể thơ tám chữ, cùng thể thơ với bài Quê hương (Tế Hanh)

Đáp án cần chọn: B

Câu 12. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

                       Sau tất cả mọi vui buồn chết sống

                       Đôi khi cây thành chỗ nhớ cho người

                      Tôi viết về cây giữa mùa hạt giống

                      Đang trồng gieo trên khắp nước non ta

                      Cây của rừng sâu, đồng ruộng, vườn nhà

                      Cây xanh biếc của đường xuyên Nam Bắc

                      Cây dằng dịt ôm cuộc đời ấm áp

                      Người ở giữa cây, cây ở bên người.

                      Bài thơ xanh cây viết dưới mặt trời

                      Cho ta đọc những lời yêu mặt đất.

                                                                        (Tạ ơn cây, Vũ Quần Phương )

Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là?

A. Tự sự, miêu tả

B. Miêu tả, nghị luận

C. Miêu tả, biểu cảm

D. Thuyết minh, biểu cảm

Trả lời: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm.

Đáp án cần chọn: C

Câu 13. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

                       Sau tất cả mọi vui buồn chết sống

                       Đôi khi cây thành chỗ nhớ cho người

                      Tôi viết về cây giữa mùa hạt giống

                      Đang trồng gieo trên khắp nước non ta

                      Cây của rừng sâu, đồng ruộng, vườn nhà

                      Cây xanh biếc của đường xuyên Nam Bắc

                      Cây dằng dịt ôm cuộc đời ấm áp

                      Người ở giữa cây, cây ở bên người.

                      Bài thơ xanh cây viết dưới mặt trời

                      Cho ta đọc những lời yêu mặt đất.

                                                                        (Tạ ơn cây, Vũ Quần Phương )

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Cây của rừng sâu, đồng ruộng, vườn nhà/ Cây xanh biếc của đường xuyên Nam Bắc”? 

A. Điệp ngữ, liệt kê

B. Đảo ngữ, hoán dụ

C. Nhân hóa, ẩn dụ

D. Nói quá, điệp từ

Trả lời: Biện pháp tu từ:

- Liệt kê: Cây của rừng sâu, đồng ruộng, vườn nhà

- Điệp ngữ: “cây”, “của”.

Đáp án cần chọn: A

Câu 14. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

                       Sau tất cả mọi vui buồn chết sống

                       Đôi khi cây thành chỗ nhớ cho người

                      Tôi viết về cây giữa mùa hạt giống

                      Đang trồng gieo trên khắp nước non ta

                      Cây của rừng sâu, đồng ruộng, vườn nhà

                      Cây xanh biếc của đường xuyên Nam Bắc

                      Cây dằng dịt ôm cuộc đời ấm áp

                      Người ở giữa cây, cây ở bên người.

                      Bài thơ xanh cây viết dưới mặt trời

                      Cho ta đọc những lời yêu mặt đất.

                                                                        (Tạ ơn cây, Vũ Quần Phương )

Câu thơ “Người ở giữa cây, cây ở bên người” ẩn dụ cho điều gì?

A. Con người và thiên nhiên sống trong hòa hợp

B. Cây cối tạo ra con người

C. Con người làm chủ thiên nhiên

D. Cả ba phương án trên

Trả lời: Câu thơ trên ẩn dụ cho việc con người và thiên nhiên luôn sống trong hòa hợp.

Đáp án cần chọn: A

Câu 15. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

                       Sau tất cả mọi vui buồn chết sống

                       Đôi khi cây thành chỗ nhớ cho người

                      Tôi viết về cây giữa mùa hạt giống

                      Đang trồng gieo trên khắp nước non ta

                      Cây của rừng sâu, đồng ruộng, vườn nhà

                      Cây xanh biếc của đường xuyên Nam Bắc

                      Cây dằng dịt ôm cuộc đời ấm áp

                      Người ở giữa cây, cây ở bên người.

                      Bài thơ xanh cây viết dưới mặt trời

                      Cho ta đọc những lời yêu mặt đất.

                                                                        (Tạ ơn cây, Vũ Quần Phương )

Nội dung chính của đoạn thơ trên là?

A. Tình cảm tri ân của tác giả đối với cây

B. Sự xót xa khi cây cối bị chặt phá

C. Sự căm phẫn về những kẻ phá hoại môi trường

D. Phương pháp chăm sóc cây trồng

Trả lời: Đoạn thơ thể hiện niềm tri ân của tác giả đối với cây. Trong cảm nhận của nhà thơ, cây luôn hiện diện trong cuộc sống, có vai trò quan trọng và có mối liên hệ gắn bó khăng khít với con người.

Đáp án cần chọn: A

Câu 16. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

[...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [...]

(Vũ Quần Phương)

Lời nhận xét viết về bài thơ nào đã học trong chương trình Văn 8?

A. Ông đồ

B. Quê hương

C. Khi con tu hú

D. Ngắm trăng

Trả lời: Lời nhận xét viết về bài thơ Ông đồ.

Đáp án cần chọn: A

Câu 17. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

[...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [...]

(Vũ Quần Phương)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Thuyết minh 

Trả lời: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận.

Đáp án cần chọn: C

Câu 18. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

[...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [...]

(Vũ Quần Phương)

Câu “Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ.” thực hiện hành động nói nào? 

A. Hỏi

B. Trình bày

C. Điều khiển

D. Hứa hẹn

Trả lời: Câu "Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ.” thực hiện hành động nói trình bày.

Đáp án cần chọn: B

Câu 19. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

[...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [...]

(Vũ Quần Phương)

Câu: “Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?

A. Câu nghi vấn

B. Câu cầu khiến

C. Câu cảm thán

D. Câu trần thuật

Trả lời: Câu: “Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu trần thuật.

Đáp án cần chọn: D

Câu 20. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

[...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [...]

(Vũ Quần Phương)

Câu văn “Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng.” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Đảo ngữ

C. Liệt kê

D. Nói quá

Trả lời: Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ liệt kê (ảm đạm, lạnh, buồn, vắng).

Đáp án cần chọn: C

Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 5

Câu 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào với tới sự phát triển tương lai của đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”.Nhà vua rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Thật cảm động một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc: “Dân khỏi chịu cảnh ngập lụt”. Nơi đây dân sẽ được hưởng no ấm thái bình vì“muôn vật cũng rất mực tốt tươi...”. Nhà vua đánh giá kinh đô mới “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của của đế vương muôn đời”.Chính vì thế nhà vua mới bày tỏ ý muốn:“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”.

(Nguồn Internet)

Xét về mục đích nói, câu văn “Thủ đô có ý nghĩa rất lớn.” thuộc kiểu câu gì?

A. Cầu khiến

B. Cảm thán

C. Nghi vấn

D. Trần thuật

Trả lời: Xét về mục đích nói, câu văn “Thủ đô có ý nghĩa rất lớn.” thuộc kiểu câu trần thuật.

Đáp án cần chọn: D

Câu 2. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào với tới sự phát triển tương lai của đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”.Nhà vua rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Thật cảm động một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc: “Dân khỏi chịu cảnh ngập lụt”. Nơi đây dân sẽ được hưởng no ấm thái bình vì“muôn vật cũng rất mực tốt tươi...”. Nhà vua đánh giá kinh đô mới “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của của đế vương muôn đời”.Chính vì thế nhà vua mới bày tỏ ý muốn:“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”.

(Nguồn Internet)

Đoạn trích trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập II?

A. Hịch tướng sĩ

B. Nước Đại Việt ta

C. Chiếu dời đô

D. Bàn luận về phép học

Trả lời: Đoạn trích trên gợi em nhớ đến văn bản Chiếu dời đô.

Đáp án cần chọn: C

Câu 3. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào với tới sự phát triển tương lai của đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”.Nhà vua rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Thật cảm động một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc: “Dân khỏi chịu cảnh ngập lụt”. Nơi đây dân sẽ được hưởng no ấm thái bình vì“muôn vật cũng rất mực tốt tươi...”. Nhà vua đánh giá kinh đô mới “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của của đế vương muôn đời”.Chính vì thế nhà vua mới bày tỏ ý muốn:“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”.

(Nguồn Internet)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Thuyết minh 

Trả lời: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận.

Đáp án cần chọn: C

Câu 4. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào với tới sự phát triển tương lai của đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”.Nhà vua rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Thật cảm động một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc: “Dân khỏi chịu cảnh ngập lụt”. Nơi đây dân sẽ được hưởng no ấm thái bình vì“muôn vật cũng rất mực tốt tươi...”. Nhà vua đánh giá kinh đô mới “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của của đế vương muôn đời”.Chính vì thế nhà vua mới bày tỏ ý muốn:“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”.

(Nguồn Internet)

Câu văn "Các khanh nghĩ thế nào" thực hiện hành động nói gì?

A. Điều khiển

B. Trình bày

C. Bộc lộ cảm xúc

D. Hỏi

Trả lời: Câu văn “Các khanh nghĩ thế nào?” thực hiện hành động hỏi.

Đáp án cần chọn: C

Câu 5. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào với tới sự phát triển tương lai của đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”.Nhà vua rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Thật cảm động một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc: “Dân khỏi chịu cảnh ngập lụt”. Nơi đây dân sẽ được hưởng no ấm thái bình vì“muôn vật cũng rất mực tốt tươi...”. Nhà vua đánh giá kinh đô mới “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của của đế vương muôn đời”.Chính vì thế nhà vua mới bày tỏ ý muốn:“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”.

(Nguồn Internet)

Vị vua anh minh được nhắc đến trong văn bản trên là ai?

A. Trần Nhân Tông

B. Lý Công Uẩn

C. Lê Thái Tổ

D. Quang Trung

Trả lời: Vị vua anh minh được nhắc đến trong văn bản trên là Lý Công Uẩn.

Đáp án cần chọn: B

Câu 6. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha

Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.

Quê nghèo mưa nắng trào tuôn

Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm

Thương con cha ráng sức ngâm

Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa.

Lúa xanh, xanh mướt đồng xa

Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy

Cánh diều con lướt trời mây

Chở câu lục bát hao gầy tình cha.

(“Lục bát về cha"- Thích Nhuận Hạnh)

Đoạn thơ trên có cùng thể thơ với văn bản nào dưới đây?

A. Ông đồ (Vũ Đình Liên)

B. Quê hương (Tế Hanh)

C. Khi con tu hú (Tố Hữu)

D. Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)

Trả lời: Đoạn trên được viết theo thể thơ lục bát, cùng thể thơ với bài Khi con tu hú (Tố Hữu).

Đáp án cần chọn: C

Câu 7. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha

Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.

Quê nghèo mưa nắng trào tuôn

Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm

Thương con cha ráng sức ngâm

Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa.

Lúa xanh, xanh mướt đồng xa

Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy

Cánh diều con lướt trời mây

Chở câu lục bát hao gầy tình cha.

(“Lục bát về cha"- Thích Nhuận Hạnh)

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Trả lời: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm.

Đáp án cần chọn: C

Câu 8. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha

Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.

Quê nghèo mưa nắng trào tuôn

Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm

Thương con cha ráng sức ngâm

Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa.

Lúa xanh, xanh mướt đồng xa

Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy

Cánh diều con lướt trời mây

Chở câu lục bát hao gầy tình cha.

(“Lục bát về cha"- Thích Nhuận Hạnh)

Biện pháp tu từ nổi bật nàođược sử dụng trong hai câu thơ “Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn”? 

A. Điệp ngữ

B. Đảo ngữ

C. Nhân hóa

D. So sánh

Trả lời: Phép tu từ so sánh đặc sắc: cha - dải ngân hà; con - giọt nước sinh ra từ nguồn.

Đáp án cần chọn: D

Câu 9. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha

Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.

Quê nghèo mưa nắng trào tuôn

Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm

Thương con cha ráng sức ngâm

Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa.

Lúa xanh, xanh mướt đồng xa

Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy

Cánh diều con lướt trời mây

Chở câu lục bát hao gầy tình cha.

(“Lục bát về cha"- Thích Nhuận Hạnh)

Từ “hao gầy” trong bài thơ ẩn dụ cho điều gì?

A. Đức hi sinh của cha.

B. Tính cách của cha

C. Thói quen của cha

D. Tình cảm của cha

Trả lời: “Hao gầy”: miêu tả hình ảnh cha vóc dáng gầy gò, sọp đi -> đức hi sinh, tất cả vì con của cha.

Đáp án cần chọn: A

Câu 10. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha

Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.

Quê nghèo mưa nắng trào tuôn

Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm

Thương con cha ráng sức ngâm

Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa.

Lúa xanh, xanh mướt đồng xa

Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy

Cánh diều con lướt trời mây

Chở câu lục bát hao gầy tình cha.

(“Lục bát về cha"- Thích Nhuận Hạnh)

Nội dung chính của đoạn thơ trên là?

A. Tình cảm tri ân của tác giả đối với cha mẹ

B. Sự xót xa khi thời gian đã mang cha đi mất

C. Ca ngợi tình cha đẹp đẽ, bao la, vĩ đại.

D. Lời dạy của cha dành cho con

Trả lời: Đoạn thơ đã ca ngợi tình cha đẹp đẽ, tinh túy, bao la, vĩ đại.

Đáp án cần chọn: C

Câu 11. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Một vị tướng người Pháp, khi hành quân ngang qua trường học cũ của mình đã ghé thăm trường. Gặp lại thầy giáo dạy mình hồi lớp Một, ông kính cẩn:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ em không? Em là...

Người thầy giáo già hoảng hốt;

- Thưa ngài, ngài là thống tướng...

- Không, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công của ngày hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào.

(Nguồn: Sưu tầm)

Ngôi kể được sử dụng trong đoạn văn trên là?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba 

Trả lời: Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ ba.

Đáp án cần chọn: C

Câu 12. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Một vị tướng người Pháp, khi hành quân ngang qua trường học cũ của mình đã ghé thăm trường. Gặp lại thầy giáo dạy mình hồi lớp Một, ông kính cẩn:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ em không? Em là...

Người thầy giáo già hoảng hốt;

- Thưa ngài, ngài là thống tướng...

- Không, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công của ngày hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào.

(Nguồn: Sưu tầm)

Hai nhân vật đã tham gia hội thoại với những vai xã hội nào?

A. Quan hệ trên – dưới

B. Quan hệ thân – sơ

C. Quan hệ ngang hàng

D. Quan hệ thân tình

Trả lời: Hai nhân vật đã tham gia hội thoại với những vai xã hội trên – dưới theo quan hệ địa vị xã hội.

Đáp án cần chọn: A

Câu 13. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Một vị tướng người Pháp, khi hành quân ngang qua trường học cũ của mình đã ghé thăm trường. Gặp lại thầy giáo dạy mình hồi lớp Một, ông kính cẩn:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ em không? Em là...

Người thầy giáo già hoảng hốt;

- Thưa ngài, ngài là thống tướng...

- Không, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công của ngày hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào.

(Nguồn: Sưu tầm)

Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu: "Thưa thầy, thầy còn nhớ em không?" thuộc kiểu câu gì?

A. Câu trần thuật

B. Câu nghi vấn

C. Câu cầu khiến

D. Câu cảm thán

Trả lời: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu: "Thưa thầy, thầy còn nhớ em không?" thuộc kiểu câu nghi vấn.

Đáp án cần chọn: B

>

Câu 14. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Một vị tướng người Pháp, khi hành quân ngang qua trường học cũ của mình đã ghé thăm trường. Gặp lại thầy giáo dạy mình hồi lớp Một, ông kính cẩn:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ em không? Em là...

Người thầy giáo già hoảng hốt;

- Thưa ngài, ngài là thống tướng...

- Không, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công của ngày hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào.

(Nguồn: Sưu tầm)

Từ “Thưa thầy” trong câu “Thưa thầy, thầy còn nhớ em không?” thuộc loại từ gì?

A. Trợ từ

B. Thán từ

C. Tình thái từ

D. Phó từ

Trả lời: Từ “Thưa thầy” trong câu “Thưa thầy, thầy còn nhớ em không?” thuộc loại thán từ gọi đáp.

Đáp án cần chọn: B

Câu 15. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Một vị tướng người Pháp, khi hành quân ngang qua trường học cũ của mình đã ghé thăm trường. Gặp lại thầy giáo dạy mình hồi lớp Một, ông kính cẩn:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ em không? Em là...

Người thầy giáo già hoảng hốt;

- Thưa ngài, ngài là thống tướng...

- Không, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công của ngày hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào.

(Nguồn: Sưu tầm)

Đoạn trích khiến em liên tưởng đến câu tục ngữ nào dưới đây?

A. Trọng thầy mới được làm thầy

B. Có công mài sắt, có ngày nên kim

C. Đói cho sạch, rách cho thơm

D. Một giọt máu đào hơn ao nước lã

Trả lời: Đoạn trích khiến em liên tưởng đến câu tục ngữ Trọng thầy mới được làm thầy.

Đáp án cần chọn: A

Câu 16. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Nắm tay tôi chôn góc phù sa sông Mã

Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ

Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi

Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.


Con hến, con trai một đời nằm lệch

Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng

Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát

Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.


Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp

Cả những khi rổ rá đội lên đầu

Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu

Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.

      (Một góc phù sa, Nguyễn Minh Khiêm, NXB Hội Nhà văn, 2007)

Đoạn trích trên thuộc thể thơ nào?

A. Bảy chữ

B. Tám chữ

C. Lục bát

D. Tự do

Trả lời: Đoạn trên được viết theo thể thơ tự do.

Đáp án cần chọn: D

Câu 17. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Nắm tay tôi chôn góc phù sa sông Mã

Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ

Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi

Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.


Con hến, con trai một đời nằm lệch

Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng

Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát

Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.


Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp

Cả những khi rổ rá đội lên đầu

Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu

Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.

      (Một góc phù sa, Nguyễn Minh Khiêm, NXB Hội Nhà văn, 2007)

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Trả lời: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

Đáp án cần chọn: C

Câu 18. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Nắm tay tôi chôn góc phù sa sông Mã

Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ

Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi

Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.


Con hến, con trai một đời nằm lệch

Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng

Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát

Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.


Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp

Cả những khi rổ rá đội lên đầu

Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu

Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.

      (Một góc phù sa, Nguyễn Minh Khiêm, NXB Hội Nhà văn, 2007)

Biện pháp tu từ nàođược sử dụng trong câu thơ “Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi”?

A. Nói quá

B. Đảo ngữ

C. Nhân hóa

D. Điệp từ

Trả lời: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: nhân hóa.
- Nhân hóa: tre già.

Đáp án cần chọn: C

Câu 19. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Nắm tay tôi chôn góc phù sa sông Mã

Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ

Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi

Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.


Con hến, con trai một đời nằm lệch

Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng

Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát

Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.


Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp

Cả những khi rổ rá đội lên đầu

Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu

Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.

      (Một góc phù sa, Nguyễn Minh Khiêm, NXB Hội Nhà văn, 2007)

Các từ ngữ thác, ghềnh, đò, đất bùn thuộc trường từ vựng nào?

A. Cây cối

B. Thiên nhiên

C. Gia đình

D. Sông ngòi

Trả lời: Đây đều là những từ ngữ liên quan đến sông ngòi.

Đáp án cần chọn: D

Câu 20. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Nắm tay tôi chôn góc phù sa sông Mã

Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ

Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi

Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.


Con hến, con trai một đời nằm lệch

Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng

Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát

Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.


Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp

Cả những khi rổ rá đội lên đầu

Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu

Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.

      (Một góc phù sa, Nguyễn Minh Khiêm, NXB Hội Nhà văn, 2007)

Nội dung chính của đoạn thơ trên là?

A. Sự tiếc nuối của tác giả về một thời tuổi thơ đã xa và không quay trở lại

B. Nỗi day dứt của tác giả về những lỗi lầm trong quá khứ

C. Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý.

D. Sự hồi tưởng của tác giả về tuổi thơ và lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ và lời ru

Trả lời: Nội dung chính của đoạn thơ: Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý.

Đáp án cần chọn: C

Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 6

Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Mẹ là biển rộng mênh mông

Dạt dào che chở con trông, con chờ

Đi xa con nhớ từng giờ

Mẹ là tất cả bến bờ bình yên


Không gì sánh nổi mẹ hiền

Với con mẹ quý hơn tiên trên trời

Mẹ cho con cả cuộc đời

Mẹ là tất cả đầy vơi trong lòng!

(“Mẹ là tất cả” - Phạm Thái)

Đoạn thơ trên có cùng thể thơ với văn bản nào dưới đây?

A. Ông đồ (Vũ Đình Liên)

B. Quê hương (Tế Hanh)

C. Khi con tu hú (Tố Hữu)

D. Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)

Trả lời: Đoạn trên được viết theo thể thơ lục bát, cùng thể thơ với bài Khi con tu hú (Tố Hữu)

Đáp án cần chọn: C

Câu 2. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Mẹ là biển rộng mênh mông

Dạt dào che chở con trông, con chờ

Đi xa con nhớ từng giờ

Mẹ là tất cả bến bờ bình yên


Không gì sánh nổi mẹ hiền

Với con mẹ quý hơn tiên trên trời

Mẹ cho con cả cuộc đời

Mẹ là tất cả đầy vơi trong lòng!

(“Mẹ là tất cả” - Phạm Thái)

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Trả lời: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm.

Đáp án cần chọn: C

Câu 3. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Mẹ là biển rộng mênh mông

Dạt dào che chở con trông, con chờ

Đi xa con nhớ từng giờ

Mẹ là tất cả bến bờ bình yên


Không gì sánh nổi mẹ hiền

Với con mẹ quý hơn tiên trên trời

Mẹ cho con cả cuộc đời

Mẹ là tất cả đầy vơi trong lòng!

(“Mẹ là tất cả” - Phạm Thái)

Biện pháp tu từ nàođược sử dụng trong câu thơ “Mẹ là biển rộng mênh mông/ Dạt dào che chở con trông, con chờ”? 

A. So sánh, điệp từ

B. Nhân hóa, nói quá

C. Nhân hóa, nói giảm nói tránh

D. Nói quá, điệp ngữ

Trả lời: Biện pháp tu từ:

- So sánh: Mẹ với biển rộng.

- Điệp ngữ: “con”.

Đáp án cần chọn: A

Câu 4. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Mẹ là biển rộng mênh mông

Dạt dào che chở con trông, con chờ

Đi xa con nhớ từng giờ

Mẹ là tất cả bến bờ bình yên


Không gì sánh nổi mẹ hiền

Với con mẹ quý hơn tiên trên trời

Mẹ cho con cả cuộc đời

Mẹ là tất cả đầy vơi trong lòng!

(“Mẹ là tất cả” - Phạm Thái)

Đoạn thơ trên đã so sánh mẹ với những đối tượng nào?

A. Ngôi sao, bầu trời, bến bờ bình yên

B. Lọn mía, bờ ao, thiên đường

C. Bông hoa, dòng sữa, bà tiên

D. Biển rộng mênh mông, bến bờ bình yên, tiên trên trời

Trả lời: Đoạn thơ trên đã so sánh mẹ với biển rộng mênh mông, bến bờ bình yên, tiên trên trời.

Đáp án cần chọn: D

Câu 5. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Mẹ là biển rộng mênh mông

Dạt dào che chở con trông, con chờ

Đi xa con nhớ từng giờ

Mẹ là tất cả bến bờ bình yên


Không gì sánh nổi mẹ hiền

Với con mẹ quý hơn tiên trên trời

Mẹ cho con cả cuộc đời

Mẹ là tất cả đầy vơi trong lòng!

(“Mẹ là tất cả” - Phạm Thái)

Câu nào thể hiện đầy đủ nhất nội dung chính của đoạn thơ trên?

A. Tình cảm tri ân của tác giả đối với mẹ hiền

B. Sự ân hận về những lỗi lầm trong quá khứ của tác giả đối với mẹ

C. Ca ngợi tình yêu thương vô bờ của mẹ và thể hiện nỗi nhớ của con đối với mẹ

D. Cả ba phương án trên

Trả lời: Nội dung chính: Ca ngợi tình yêu thương vô bờ của mẹ và thể hiện nỗi nhớ của con đối với mẹ.

Đáp án cần chọn: C

Câu 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

- Chiếc xe này của bạn đấy à? . Cậu bé hỏi.

- Anhmình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

- Ồ, ước gì tôi... Cậu bé ngập ngừng.

     Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

-  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! . Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn nhé.

(“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006)

Từ “à” trong câu văn “Chiếc xe này của bạn đấy à?” thuộc loại từ gì?

A. Trợ từ

B. Phó từ

C. Tình thái từ

D. Thán từ

Trả lời: Từ “à” được in đậm trong đoạn trích trên thuộc tình thái từ

Đáp án cần chọn: C

Câu 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

- Chiếc xe này của bạn đấy à? . Cậu bé hỏi.

- Anhmình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

- Ồ, ước gì tôi... Cậu bé ngập ngừng.

     Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

-  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! . Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn nhé.

(“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Thuyết minh 

Trả lời: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự.

Đáp án cần chọn: A

Câu 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

- Chiếc xe này của bạn đấy à? . Cậu bé hỏi.

- Anhmình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

- Ồ, ước gì tôi... Cậu bé ngập ngừng.

     Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

-  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! . Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn nhé.

(“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006)

Câu “Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn nhé.” thực hiện hành động nói nào? 

A. Hỏi

B. Trình bày

C. Điều khiển

D. Hứa hẹn

Trả lời: Câu “Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn nhé.” thực hiện hành động nói hứa hẹn.

Đáp án cần chọn: D

Câu 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

- Chiếc xe này của bạn đấy à? . Cậu bé hỏi.

- Anhmình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

- Ồ, ước gì tôi... Cậu bé ngập ngừng.

     Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

-  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! . Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn nhé.

(“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006)

Cậu bé trong câu chuyện đã ước điều gì?

A. Ước mình có một người anh tốt

B. Ước mình có một chiếc xe đạp

C. Ước mình trở thành một người anh tốt

D. Ước em mình có thể khỏe mạnh

Trả lời: Cậu bé trong câu chuyện đã ước mình trở thành một người anh tốt với em trai của mình.

Đáp án cần chọn: C

Câu 10. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

- Chiếc xe này của bạn đấy à? . Cậu bé hỏi.

- Anhmình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻ  tự hào và mãn nguyện.

- Ồ, ước gì tôi... Cậu bé ngập ngừng.

     Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

-  Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! . Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn nhé.

(“Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006)

Đoạn văn gửi đến thông điệp gì?

A. Khi nhận được sự giúp đỡ phải biết ơn, ghi nhớ.

B. Biết yêu thương và nhìn nhận mọi sự việc một cách sâu sắc.

C. Biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với nhau, đặc biệt là với người thân trong gia đình

D. Sống vô tư, biết tự lực và không cần sự giúp đỡ của mọi người.

Trả lời: Bài học: Sống phải biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ , giúp đỡ lẫn nhau, nhất là với những người thân trong gia đình.

Đáp án cần chọn: C

Câu 11. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

      Ngày 19/4, Bộ Thông tin và Truyền thông đã khai mạc Hội sách trực tuyến quốc gia chào mừng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 7. Hội sách trực tuyến Quốc gia diễn ra tại địa chỉ book365.vn với chủ đề "Đọc sách, nâng cao trí tuệ, vượt qua nỗi lo dịch bệnh". Đây là hội chợ sách trực tuyến quốc gia đầu tiên ứng dụng những công nghệ 4.0 tiên tiến hàng đầu hiện nay, được tài trợ bởi công ty Vitranet24, thương hiệu quản lý trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam như: Công nghệ tọa đàm trực tuyến, công nghệ sàn sách trực tuyến, công nghệ call chat giao tiếp mạng xã hội 4.0, với kỳ vọng thu hút tối thiểu 10 triệu lượt truy cập và hàng trăm nghìn người cùng tham gia Hội sách. Hội sách online nhằm mục đích góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trong mùa dịch COVID-19. Ngoài ra, mỗi cuốn sách được bán ra tại hội sách lần này sẽ đóng góp 3% giá trị cho quỹ hỗ trợ phòng chống COVID-19. Đồng thời, thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của văn hóa đọc, giúp các nhà xuất bản và các đơn vị phát hành đưa được sách của mình đến bạn đọc. Những thông điệp về việc nói không với sách lậu, sách giả sẽ được đưa ra, tạo điều kiện cho nhân dân cơ hội tiếp cận kho sách chính thống, có giá trị.

(Báo tin tức – ngày 19.4.2020)  

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. 

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Thuyết minh 

Trả lời: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt thuyết minh.

Đáp án cần chọn: D

Câu 12. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

      Ngày 19/4, Bộ Thông tin và Truyền thông đã khai mạc Hội sách trực tuyến quốc gia chào mừng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 7. Hội sách trực tuyến Quốc gia diễn ra tại địa chỉ book365.vn với chủ đề "Đọc sách, nâng cao trí tuệ, vượt qua nỗi lo dịch bệnh". Đây là hội chợ sách trực tuyến quốc gia đầu tiên ứng dụng những công nghệ 4.0 tiên tiến hàng đầu hiện nay, được tài trợ bởi công ty Vitranet24, thương hiệu quản lý trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam như: Công nghệ tọa đàm trực tuyến, công nghệ sàn sách trực tuyến, công nghệ call chat giao tiếp mạng xã hội 4.0, với kỳ vọng thu hút tối thiểu 10 triệu lượt truy cập và hàng trăm nghìn người cùng tham gia Hội sách. Hội sách online nhằm mục đích góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trong mùa dịch COVID-19. Ngoài ra, mỗi cuốn sách được bán ra tại hội sách lần này sẽ đóng góp 3% giá trị cho quỹ hỗ trợ phòng chống COVID-19. Đồng thời, thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của văn hóa đọc, giúp các nhà xuất bản và các đơn vị phát hành đưa được sách của mình đến bạn đọc. Những thông điệp về việc nói không với sách lậu, sách giả sẽ được đưa ra, tạo điều kiện cho nhân dân cơ hội tiếp cận kho sách chính thống, có giá trị.

(Báo tin tức – ngày 19.4.2020)  

Chủ đề của Hội sách trực tuyến quốc gia chào mừng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 7 là gì?

A. Ứng dụng những công nghệ 4.0 tiên tiến

B. Đọc sách, nâng cao trí tuệ, vượt qua nỗi lo dịch bệnh

C. Đóng góp giá trị cho quỹ hỗ trợ phòng chống COVID-19

D. Nhân dân cơ hội tiếp cận kho sách chính thống, có giá trị

Trả lời: Chủ đề: Đọc sách, nâng cao trí tuệ, vượt qua nỗi lo dịch bệnh.

Đáp án cần chọn: B

Câu 13. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

      Ngày 19/4, Bộ Thông tin và Truyền thông đã khai mạc Hội sách trực tuyến quốc gia chào mừng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 7. Hội sách trực tuyến Quốc gia diễn ra tại địa chỉ book365.vn với chủ đề "Đọc sách, nâng cao trí tuệ, vượt qua nỗi lo dịch bệnh". Đây là hội chợ sách trực tuyến quốc gia đầu tiên ứng dụng những công nghệ 4.0 tiên tiến hàng đầu hiện nay, được tài trợ bởi công ty Vitranet24, thương hiệu quản lý trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam như: Công nghệ tọa đàm trực tuyến, công nghệ sàn sách trực tuyến, công nghệ call chat giao tiếp mạng xã hội 4.0, với kỳ vọng thu hút tối thiểu 10 triệu lượt truy cập và hàng trăm nghìn người cùng tham gia Hội sách. Hội sách online nhằm mục đích góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trong mùa dịch COVID-19. Ngoài ra, mỗi cuốn sách được bán ra tại hội sách lần này sẽ đóng góp 3% giá trị cho quỹ hỗ trợ phòng chống COVID-19. Đồng thời, thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của văn hóa đọc, giúp các nhà xuất bản và các đơn vị phát hành đưa được sách của mình đến bạn đọc. Những thông điệp về việc nói không với sách lậu, sách giả sẽ được đưa ra, tạo điều kiện cho nhân dân cơ hội tiếp cận kho sách chính thống, có giá trị.

(Báo tin tức – ngày 19.4.2020)  

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức “Hội sách online” nhằm mục đích chính là gì?

A. Mua vắc xin phòng chống COVID-19

B. Giúp người dân yêu thương nhau hơn trong mùa dịch COVID-19

C.Nâng cao đời sống vật chất cho người dân trong mùa dịch COVID-19

D. Nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trong mùa dịch COVID-19

Trả lời: Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức “Hội sách online” nhằm mục đích nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trong mùa dịch COVID-19.

Đáp án cần chọn: D

Câu 14. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

      Ngày 19/4, Bộ Thông tin và Truyền thông đã khai mạc Hội sách trực tuyến quốc gia chào mừng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 7. Hội sách trực tuyến Quốc gia diễn ra tại địa chỉ book365.vn với chủ đề "Đọc sách, nâng cao trí tuệ, vượt qua nỗi lo dịch bệnh". Đây là hội chợ sách trực tuyến quốc gia đầu tiên ứng dụng những công nghệ 4.0 tiên tiến hàng đầu hiện nay, được tài trợ bởi công ty Vitranet24, thương hiệu quản lý trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam như: Công nghệ tọa đàm trực tuyến, công nghệ sàn sách trực tuyến, công nghệ call chat giao tiếp mạng xã hội 4.0, với kỳ vọng thu hút tối thiểu 10 triệu lượt truy cập và hàng trăm nghìn người cùng tham gia Hội sách. Hội sách online nhằm mục đích góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trong mùa dịch COVID-19. Ngoài ra, mỗi cuốn sách được bán ra tại hội sách lần này sẽ đóng góp 3% giá trị cho quỹ hỗ trợ phòng chống COVID-19. Đồng thời, thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của văn hóa đọc, giúp các nhà xuất bản và các đơn vị phát hành đưa được sách của mình đến bạn đọc. Những thông điệp về việc nói không với sách lậu, sách giả sẽ được đưa ra, tạo điều kiện cho nhân dân cơ hội tiếp cận kho sách chính thống, có giá trị.

(Báo tin tức – ngày 19.4.2020)  

Xét theo mục đích nói, câu văn “Hội sách online nhằm mục đích góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trong mùa dịch COVID-19. thuộc kiểu câu gì?

A. Câu cầu khiến

B. Câu trần thuật

C. Câu cảm thán

D. Câu nghi vấn

Trả lời: Hội sách online nhằm mục đích góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trong mùa dịch COVID-19.

- Kiểu câu: câu trần thuật.

Đáp án cần chọn: B

Câu 15. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

      Ngày 19/4, Bộ Thông tin và Truyền thông đã khai mạc Hội sách trực tuyến quốc gia chào mừng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 7. Hội sách trực tuyến Quốc gia diễn ra tại địa chỉ book365.vn với chủ đề "Đọc sách, nâng cao trí tuệ, vượt qua nỗi lo dịch bệnh". Đây là hội chợ sách trực tuyến quốc gia đầu tiên ứng dụng những công nghệ 4.0 tiên tiến hàng đầu hiện nay, được tài trợ bởi công ty Vitranet24, thương hiệu quản lý trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam như: Công nghệ tọa đàm trực tuyến, công nghệ sàn sách trực tuyến, công nghệ call chat giao tiếp mạng xã hội 4.0, với kỳ vọng thu hút tối thiểu 10 triệu lượt truy cập và hàng trăm nghìn người cùng tham gia Hội sách. Hội sách online nhằm mục đích góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trong mùa dịch COVID-19. Ngoài ra, mỗi cuốn sách được bán ra tại hội sách lần này sẽ đóng góp 3% giá trị cho quỹ hỗ trợ phòng chống COVID-19. Đồng thời, thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của văn hóa đọc, giúp các nhà xuất bản và các đơn vị phát hành đưa được sách của mình đến bạn đọc. Những thông điệp về việc nói không với sách lậu, sách giả sẽ được đưa ra, tạo điều kiện cho nhân dân cơ hội tiếp cận kho sách chính thống, có giá trị.

(Báo tin tức – ngày 19.4.2020)  

Hội sách trong văn bản trên quan tâm đến thông điệp gì?

A. Phải biết chọn sách để đọc

B. Đọc sách là con đường thành công

C. Nói không với sách lậu

D. Sách là người bạn tốt của con người

Trả lời: Những thông điệp về việc nói không với sách lậu, sách giả sẽ được đưa ra, tạo điều kiện cho nhân dân cơ hội tiếp cận kho sách chính thống, có giá trị.

Đáp án cần chọn: C

Câu 16. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

      “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

- Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.

- Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.”

(Nơi bắt đầu của tình bạn - Bùi Thị Hồng Ngọc)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. 

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận       

D. Thuyết minh 

Trả lời: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự.

Đáp án cần chọn: A

Câu 17. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

      “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

- Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.

- Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.”

(Nơi bắt đầu của tình bạn - Bùi Thị Hồng Ngọc)

Nội dung đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, kì 1?

A. Trong lòng mẹ

B. Tức nước vỡ bờ         

C. Lão Hạc         

D. Tôi đi học

Trả lời: Nội dung đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến văn bản Tôi đi học.

Đáp án cần chọn: D

Câu 18 . Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

      “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

- Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.

- Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.”

(Nơi bắt đầu của tình bạn - Bùi Thị Hồng Ngọc)

Xét theo cấu tạo, câu văn “Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên.” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu đơn

B. Câu ghép

C. Câu rút gọn

D. Câu đặc biệt

Trả lời: Xét theo cấu tạo, câu văn trên thuộc kiểu câu ghép.

Bước vào lớp, tôi // nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi // nhanh chóng (…)

                 CN1                          VN1                                          CN2              VN2

Đáp án cần chọn: B

Câu 19. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

      “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

- Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.

- Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.”

(Nơi bắt đầu của tình bạn - Bùi Thị Hồng Ngọc)

Từ “ơi” được in đậm trong đoạn trích trên thuộc loại từ gì?

A. Trợ từ

B. Phó từ

C. Tình thái từ

D. Thán từ

Trả lời: Từ “ơi” được in đậm trong đoạn trích trên thuộc thán từ.

Đáp án cần chọn: D

Câu 20. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

      “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.

- Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.

- Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.”

(Nơi bắt đầu của tình bạn - Bùi Thị Hồng Ngọc)

Câu văn “Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả” thực hiện hành động nói nào?

A. Hỏi

B. Bộc lộ cảm xúc

C. Hứa hẹn

D. Trình bày

Trả lời: Câu văn “Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả” thực hiện hành động nói trình bày.

Đáp án cần chọn: D

Câu 21. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:  

Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát. Để chọn được một hạt cát theo ý muốn, ông đã hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.

Đang lúc đó có một hạt cát đồng ý. Các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh sáng mặt trời trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối ướt lạnh, cô đơn, rất đau khổ, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán than.

Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát…

                                                              (Qùa tặng cuộc sống)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. 

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận       

D. Thuyết minh 

Trả lời: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự.

Đáp án cần chọn: A

Câu 22. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:  

Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát. Để chọn được một hạt cát theo ý muốn, ông đã hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.

Đang lúc đó có một hạt cát đồng ý. Các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh sáng mặt trời trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối ướt lạnh, cô đơn, rất đau khổ, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán than.

Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát…

                                                              (Qùa tặng cuộc sống)

Đâu là thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên?

A. Đẹp nhất trên đời

B. Một chút oán than

C. Vật đổi sao dời

D. Mấy năm qua đi 

Trả lời: Thành ngữ: “Vật đổi sao dời”.

Đáp án cần chọn: C

Câu 23. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:  

Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát. Để chọn được một hạt cát theo ý muốn, ông đã hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.

Đang lúc đó có một hạt cát đồng ý. Các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh sáng mặt trời trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối ướt lạnh, cô đơn, rất đau khổ, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán than.

Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát…

                                                              (Qùa tặng cuộc sống)

Biện pháp tu từ nào được sử dụng khi khắc họa những hạt cát? 

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Điệp cấu trúc

D. Hoán dụ

Trả lời: Biện pháp nhân hóa những hạt cát.

Đáp án cần chọn: B

Câu 24. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:  

Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát. Để chọn được một hạt cát theo ý muốn, ông đã hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.

Đang lúc đó có một hạt cát đồng ý. Các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh sáng mặt trời trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối ướt lạnh, cô đơn, rất đau khổ, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán than.

Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát…

                                                              (Qùa tặng cuộc sống)

Xét theo mục đích nói, câu văn Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán than thuộc kiểu câu gì?

A. Câu cầu khiến

B. Câu trần thuật

C. Câu cảm thán

D. Câu nghi vấn

Trả lời: Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán than.

- Kiểu câu: câu trần thuật.

Đáp án cần chọn: B

Câu 25. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:  

Một người nuôi trai lấy ngọc luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo được viên ngọc trai tốt nhất, đẹp nhất trên đời. Ông ra bãi biển để chọn một hạt cát. Để chọn được một hạt cát theo ý muốn, ông đã hỏi từng hạt cát có muốn biến thành ngọc trai không. Các hạt cát lắc đầu nguầy nguậy khiến ông sắp tuyệt vọng.

Đang lúc đó có một hạt cát đồng ý. Các hạt cát khác đều giễu nó ngốc, chui đầu vào trong vỏ trai, xa lánh người thân, bạn bè, không thấy ánh sáng mặt trời trăng sao, gió mát, thậm chí thiếu cả không khí, chỉ có bóng tối ướt lạnh, cô đơn, rất đau khổ, thử hỏi có đáng không? Nhưng hạt cát vẫn theo người nuôi trai về không một chút oán than.

Vật đổi sao dời, mấy năm qua đi, hạt cát đã trở thành viên ngọc lung linh, đắt giá, còn những bạn bè chế giễu nó ngốc thì vẫn chỉ là những hạt cát…

                                                              (Qùa tặng cuộc sống)

Đoạn trích gợi đến suy nghĩ về?

A. Chính những khổ đau, cay đắng của cuộc đời là điều kiện tôi luyện con người trở thành người hữu ích.

B. Gia đình là món quà quý giá nhất trong cuộc sống

C. Cuộc sống không thể thiếu tình thương

D. Khiêm tốn là một phẩm chất đẹp

Trả lời: Đoạn trích gửi đến bài học: Chính những khổ đau, cay đắng của cuộc đời là điều kiện tôi luyện con người trở thành người hữu ích.

Đáp án cần chọn: A

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 mới nhất có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Loạt bài 1000 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 gồm đầy đủ các câu hỏi trắc nghiệm về các tác phẩm, Tiếng Việt, Tập làm văn lớp 8 giúp bạn yêu thích môn Ngữ Văn 8 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên