15 câu trắc nghiệm Ngắm trăng (có đáp án)

15 câu trắc nghiệm Ngắm trăng (có đáp án)

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Ngắm trăng môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.

Tìm hiểu chung về tác phẩm Ngắm trăng

Câu 1. Ai là tác giả của bài “Ngắm trăng”?

A. Nguyễn Trãi 

B. Hồ Chí Minh

C. Phan Bội Châu

D. Phan Châu Trinh

Trả lời: Bác Hồ là tác giả của Ngắm trăng

Đáp án cần chọn: B

Câu 2. Bài “Ngắm trăng” rút ra từ sáng tác nào ?

A. Đường cách mệnh 

B. Người cùng khổ 

C. Nhật kí trong tù

D. Nhân đạo

Trả lời: Bài “Ngắm trăng” rút ra từ tập “Nhật kí trong tù”

Đáp án cần chọn: C

Câu 3. Bài “Ngắm trăng” thuộc thể thơ gì ?

A. Lục bát  

B.Thất ngôn tứ tuyệt 

C. Song thất lục bát

D. Thất ngôn bát cú

Trả lời: Bài “Ngắm trăng” thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Đáp án cần chọn: B

Câu 4. Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?

A. Trong hoàn cảnh Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp.

B. Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc).

C. Trong thời gian Bác Hồ ở Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

D. Trong thời gian Bác Hồ ở Hà Nội để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ.

Trả lời: Năm 1942, trên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, Bác đã bị chính quyền bắt giữ rồi bị giải tới gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc Quảng Tây. Trong những ngày đó, Người đã viết tác phẩm Nhật kí trong tù.

Đáp án cần chọn: B

Câu 5. Nhật kí trong tù được sáng tác bằng chữ gì ?

A. Chữ Hán

B.Chữ Nôm  

C. Chữ quốc ngữ

D. Chữ Pháp

Trả lời: Nhật kí trong tù được sáng tác bằng chữ Hán

Đáp án cần chọn: A

Câu 6. Nội dung chính của bài thơ "Ngắm trăng" là gì ?

A. Tình yêu thiên nhiên của Bác

B. Những gian khổ của người tù

C. Phong thái ung dung của Bác

D. Đáp án A và C

Trả lời: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.

Đáp án cần chọn: D

Câu 7. Đâu không phải là nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ?

A. Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị

B. Ngôn ngữ lãng mạn

C. Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành.

D. Sử dụng các hình ảnh phóng đại độc đáo

Trả lời:

Nghệ thuật

- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị.

- Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ.

- Ngôn ngữ lãng mạn.

- Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành.

Đáp án cần chọn: D

Phân tích chi tiết tác phẩm Ngắm trăng

Câu 1. Câu “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” mục đích dùng để làm gì?

A. Dùng để trần thuật 

B. Dùng để hỏi

C. Dùng để sai khiến

D. Dùng để bộc lộ cảm xúc

Trả lời: Câu trên dù có dấu hỏi nhưng nó dùng để bộc lộ cảm xúc của nhân vật chứ không dùng để hỏi

Đáp án cần chọn: D

Câu 2.  "Minh nguyệt" có nghĩa là gì ?

A. Trăng sáng

B. Trăng đẹp

C. Trăng soi

D. Ngắm trăng

Trả lời: Minh nguyệt nghĩa là trăng sáng

Đáp án cần chọn: A

Câu 3. Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong bài thơ “Ngắm trăng”?

A. Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền.

B. Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước.

C. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa.

D. Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác.

Trả lời: Bác ngắm trăng khi ở trong tù đầy những thiếu thốn

Đáp án cần chọn: C

Câu 4. Hai câu thơ “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt – Nguyệt tòng song khích khán thi gia” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. ẩn dụ 

B. Hoán dụ 

C. So sánh

D. Đối xứng

Trả lời: 2 câu trên sử dụng biện pháp đối

Đáp án cần chọn: D

Câu 5. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng của Bác Hồ trước cảnh đẹp ở bài thơ Ngắm trăng?

A. Xao xuyến, bối rối  

B. Mừng rỡ, niềm nở

C. Buồn bã, chán nản

D. Bất bình, giận dữ

Trả lời: Tâm trạng của Bác Hồ trước cảnh đẹp ở bài thơ Ngắm trăng là sự xao xuyến, bối rối

Đáp án cần chọn: A

Câu 6. Nhận định nào nói đúng nhất hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ Ngăm trăng?

A. Một con người có khả năng nhìn xa trông rộng.

B. Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường.

C. Một con người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan.

D. Một con người giàu lòng yêu thương.

Trả lời: Bài thơ làm hiện lên hình ảnh yêu thiên nhiên và luôn lạc quan của Bác

Đáp án cần chọn: C

Câu 7. Câu thơ cuối Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. So sánh 

B. Điệp từ

C. Ẩn dụ

D. Nhân hoá

Trả lời: Câu thơ trên sử dụng biện pháp nhân hóa

Đáp án cần chọn: D

Câu 8. Trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác "Ngắm trăng" chủ yếu vì:

A. Bác buồn khi bị giam cầm tù đày

B. Bác không ngủ được

C. Bác yêu thiên nhiên, yêu trăng

D. Cả A, B, C đều sai

Trả lời: Trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác "Ngắm trăng" chủ yếu vì Bác yêu thiên nhiên, yêu trăng

Đáp án cần chọn: C

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 mới nhất có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Loạt bài 1000 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 gồm đầy đủ các câu hỏi trắc nghiệm về các tác phẩm, Tiếng Việt, Tập làm văn lớp 8 giúp bạn yêu thích môn Ngữ Văn 8 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên