22 câu trắc nghiệm Nhớ rừng có đáp án

22 câu trắc nghiệm Nhớ rừng có đáp án

Với 22 câu hỏi trắc nghiệm Nhớ rừng môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.

Vài nét về tác giả Thế Lữ

Câu 1. Địa danh nào sau đây là quê hương của Thế Lữ? 

A. Nam Định

B. Ninh Bình

C. Bắc Ninh

D. Hải Dương 

Trả lời: Quê quán: Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Đáp án cần chọn: C

Câu 2. Tên khai sinh của Thế Lữ là gì? 

A. Nguyễn Sen

B. Nguyễn Tuân

C. Nguyễn Huy Tưởng

D. Nguyễn Thứ Lễ

Trả lời: Thế Lữ (1907- 1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ.

Đáp án cần chọn: D

Câu 3. Đâu là năm sinh, năm mất của Thế Lữ?

A. 1907 - 1989

B. 1920 - 2014

C. 1930 - 2015

D. 1940 - 2020

Trả lời: Thế Lữ (1907- 1989)

Đáp án cần chọn: A

Câu 4. Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào nghệ thuật nào?

A. Văn xuôi hiện thực

B. Văn xuôi lãng mạn

C. Thơ mới

D. Kịch nói

Trả lời: Ông là nhà thơ tiêu biểu trong thơ mới hiện đại (1932 - 1945).

Đáp án cần chọn: C

Câu 5. Điều nào sau đây không đúng khi nhận xét về Thế Lữ?

A. Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới (1932-1945)

B. Thơ của Thế Lữ là gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam.

C. Thế Lữ góp phần quan trọng trong việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho dòng Thơ Mới.

D. Thế Lữ là một trong những người có công đầu trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.

Trả lời: Thơ Tản Đà mới là được coi là gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam. Vì vậy nhận định trên là sai khi nhận xét về Thế Lữ.

Đáp án cần chọn: B

Câu 6. Ngoài viết thơ, Thế Lữ còn viết những thể loại nào?

A. Hài kịch

B. Tùy bút

C. Truyện trinh thám, kinh dị

D. Phóng sự

Trả lời: Ngoài viết thơ, Thế Lữ còn viết truyện với nhiều thể loại như trinh thám, truyện kinh dị...

Đáp án cần chọn: C

Câu 7. Đâu không phải là tác phẩm tiêu biểu của Thế Lữ?

A. Bên đường thiên lôi

B. Quê hương

C. Mấy vần thơ

D. Nhớ rừng

Trả lời: Quê hương không phải là sáng tác của Thế Lữ

Đáp án cần chọn: B

Tìm hiểu chung về tác phẩm Nhớ rừng

Câu 1. Bài thơ “Nhớ rừng” của tác giả nào?

A. Thanh Tịnh

B. Thế Lữ

C.Tế Hanh

D. Nam Cao

Trả lời: Bài thơ “Nhớ rừng” của tác giả Thế Lữ

Đáp án cần chọn: B

Câu 2. Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?

A. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.

B.Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

D. Trước năm 1930.

Trả lời: Bài thơ được sáng tác vào năm 1934

Đáp án cần chọn: A

Câu 3. Nội dung bài thơ Nhớ rừng là:

A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt.

B. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường giả dối.

C. Lòng yêu nước sâu sắc và kín đáo.

D. Cả ba nội dung trên.

Trả lời: Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ.

Đáp án cần chọn: D

Câu 4. Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ được sáng tác theo thể thơ gì?

A. Thể thơ tự do

B. Thể thơ 8 chữ

C. Thể thơ thất ngôn bát cú

D. Thể thơ tứ tuyệt

Trả lời: Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ được sáng tác theo thể thơ 8 chữ

Đáp án cần chọn: B

Câu 5. “Nhớ rừng” được trích từ?

A. Đất rừng phương Nam

B. Quê ngoại

C.Mấy vần thơ

D. Tuyển tập Thế Lữ

Trả lời: Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ- 1935

Đáp án cần chọn: C

Câu 6. Đâu là hình tượng chính của bài thơ "Nhớ rừng"?

A. Con báo

B. Con cáo

C. Con chồn

D. Con hổ

Trả lời: Con hổ là hình tượng chính của bài thơ

Đáp án cần chọn: D

Câu 7. Hình tượng con hổ ẩn dụ cho ai?

A. Vua chúa oai nghi

B. Thực dân độc ác

C. Nhân dân Việt Nam

D. Địa chủ cường quyền

Trả lời: Hình tượng con hổ ẩn dụ cho những người dân Việt Nam thời bấy giờ

Đáp án cần chọn: C

Câu 8. Đâu là không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ?

A. Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.

B.Hình ảnh mang tính chất biểu tượng

C. Sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ

D. Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú

Trả lời: Văn bản là một bài thơ và không có ngôi kể chuyện

Đáp án cần chọn: A

Phân tích chi tiết tác phẩm Nhớ rừng

Câu 1. Hình ảnh nào được tác giả mượn để sáng tác nên bài thơ "Nhó rừng", đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình?

A. Hình ảnh con hổ - chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt.

B. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm giữa chốn ngục tù tối tăm.

C. Hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm đang sống một cuộc sống tự do, phóng khoáng ở núi rừng.

D. Hình ảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ bị chiến tranh tàn phá.

Trả lời: Hình ảnh con hổ - chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt là hình ảnh tác giả mượn để sáng tác nên bài thơ, đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình

Đáp án cần chọn: A

Câu 2. Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích gì?

A. Để gây ấn tượng, tạo sự hấp dẫn cho người đọc.

B.Làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.

C.Nhằm mục đích thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc đối với hoàn cảnh của con hổ.

D. Nhằm mục đích chế giễu, thương hại cho con vật nổi tiếng hung tợn.

Trả lời: Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.

Đáp án cần chọn: B

Câu 3. Tâm trạng nào được diễn tả khi con hổ nhớ về những ngày còn tự do ở chốn núi rừng?

A. Tâm trạng buồn rầu, chán nản khi nhớ về những ngày tự do.

B. Tâm trạng cô đơn, lạnh lẽo.

C. Tâm trạng căm thù những kẻ đã biến cuộc sống tự do, tự tại của nó hành cuộc sống ngục tù mua vui cho mọi người.

D. Tâm trạng tiếc nuối những ngày tháng oanh liệt. vẫy vùng, sống tự do nơi núi rừng hùng vĩ.

Trả lời: Tâm trạng tiếc nuối những ngày tháng oanh liệt. vẫy vùng, sống tự do nơi núi rừng hùng vĩ.

Đáp án cần chọn: D

Câu 4. Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ có ảnh hưởng và tác động như thế nào đến các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ thanh niên lúc bấy giờ?

A. Biểu hiện ý chí quyết tâm, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của những người tù chính trị đang bị giam giữ.

B. Kín đáo khơi gợi lòng yêu nước, yêu tự do và quyết tâm chống giặc cứu nước của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên.

C. Tác động đến tinh thần hăng say lao động, sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ trong buổi đầu xây dựng đất nước.

D. Tạo ra tâm lí bi quan, chán chường trước cuộc sống thực tại, ước muốn được thoát li khỏi hiện thực.

Trả lời: Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ kín đáo khơi gợi lòng yêu nước, yêu tự do và quyết tâm chống giặc cứu nước của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên.

Đáp án cần chọn: B

Câu 5. Vì sao con hổ lại bực bội, chán ghét cảnh sống ở vườn bách thú?

A. Vì đây là một cuộc sống tù ngục, mất tự do.

B. Vì dưới con mắt của chúa sơn lâm, những thứ ở đây đều nhỏ bé, tầm thường, giả tạo, thấp hèn.

C. Vì ở đây không xứng với thị thế và sức mạnh của nó, nó không chấp nhận sống chung với những cái phàm tục.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Trả lời: Tất cả các ý trên đều là lí do của việc con hổ bực bội, chán ghét cảnh sống ở vườn bách thú.

Đáp án cần chọn: D

Câu 6. Khung cảnh núi rừng nơi “hầm thiêng ngự trị” theo lời của con hổ là một khung cảnh như thế nào?

A. Là khung cảnh nhỏ bé, u buồn, không có gì hấp dẫn.

B.Là khung cảnh nước non hùng vĩ, oai linh.

C.Là khung cảnh tầm thường, giả tạo, đáng lên án.

D. Là khung cảnh tối tăm, chứa đựng nhiều cạm bẫy.

Trả lời: Khung cảnh núi rừng nơi “hầm thiêng ngự trị” theo lời của con hổ là một khung cảnh nước non hùng vĩ, oai linh.

Đáp án cần chọn: B

Câu 7. Hoài Thanh cho rằng: “Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”. Theo em, ý kiến đó chủ yếu nói về đặc điểm gì của bài thơ “Nhớ rừng”?

A. Tràn đầy cảm xúc mãnh liệt.

B. Giàu nhịp điệu.

C. Giàu hình ảnh.

D. Giàu giá trị tạo hình.

Trả lời: Nhận định trên nói về cảm xúc mãnh liệt của bài thơ

Đáp án cần chọn: A

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 mới nhất có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Loạt bài 1000 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 gồm đầy đủ các câu hỏi trắc nghiệm về các tác phẩm, Tiếng Việt, Tập làm văn lớp 8 giúp bạn yêu thích môn Ngữ Văn 8 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên