Bài tập trắc nghiệm Di truyền của nhiều tính trạng (phần 1)



Chuyên đề: Di truyền của nhiều tính trạng

Câu 1: Hiện tượng liên kết gen chỉ xảy ra giữa

A. các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.

B. các gen nằm trên các nhiễm sắc thể không tương đồng.

C. các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.

D. các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 2: Tinh tinh có bao nhiêu nhóm gen liên kết?

A. 25 nhóm    B. 24 nhóm.    C. 23 nhóm    D. 22 nhóm

Câu 3: Ở một loài động vật có vú, xét 4 gen: gen I và gen II đều có 3 alen và cùng nằm trên một cặp NST thường; gen III và gen IV đều có 2 alen và nằm trên NST X (có alen tương ứng trên Y). Không xét đến trường hợp đột biến và trật tự các gen trên cùng một NST, hãy tính số kiểu gen có thể có về cả 4 gen trên trong loài.

A. 1320    B. 450    C. 960    D. 1170

Câu 4: Một cơ thể dị hợp 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng, khi giảm phân tạo giao tử ABD = 15%, kiểu gen của cơ thể nêu trên và tần số hoán vị gen tương ứng là

A. Aa BD/bd, f = 40%

B. Aa Bd/bD, f = 30%

C. Aa Bd/bD, f = 40%

D. Aa BD/bd, f = 30%

Câu 5: Khi nói về điểm tương đồng giữa di truyền phân li độc lập và di truyền liên kết gen hoàn toàn, nhận định nào dưới đây là sai?

A. Các cặp gen alen đều phân li trong giảm phân và tổ hợp qua thụ tinh.

B. Mỗi gen đều quy định một tính trạng.

C. Đều làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.

D. Các gen đều nằm trên nhiễm sắc thể .

Câu 6: Khi nói về ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen, nhận định nào dưới đây là chính xác?

A. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm gen quý.

B. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới.

C. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá và chọn giống.

D. Tạo điều kiện cho các gen quý trên hai cặp NST tương đồng có điều kiện tái tổ hợp và di truyền cùng nhau.

Câu 7: Hầu hết các gen đều di truyền liên kết vì

A. số lượng NST nhiều hơn số lượng gen nên mỗi gen nằm trên nhiều NST, các gen cùng nằm trên một NST thì di truyền theo nhóm liên kết.

B. các gen cùng nằm trong một tế bào thì có sự tương tác qua lại, do đó thường xuyên di truyền liên kết với nhau.

C. gen nằm trên NST, số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên mỗi NST mang nhiều gen, các gen cùng nằm trên một NST thì di truyền theo nhóm liên kết.

D. các gen luôn có xu hướng di truyền liên kết bền vững với nhau, đảm bảo tính ổn định vật chất di truyền của loài.

Câu 8: Khi nói về di truyền liên kết, nhận định nào dưới đây là chính xác?

A. Hiện tượng liên kết gen làm hạn chế sự xuất hiện của đột biến.

B. Hiện tượng liên kết gen phổ biến hơn hiện tượng hoán vị gen.

C. Tần số hoán vị gen đạt giá trị tối thiểu là 50% và tối đa là 100%.

D. Hiện tượng hoán vị gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá.

Câu 9: Ở thể bốn nhiễm của một loài, người ta đếm được số NST trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là 52. Hãy xác định số nhóm gen liên kết của loài đó.

A. 12.    B. 24.    C. 26.    D. 50.

Câu 10: Tần số hoán vị gen được xác định bằng

A. tổng tỉ lệ của các giao tử mang gen hoán vị.

B. tổng tỉ lệ của hai loại giao tử mang gen hoán vị và không hoán vị.

C. tổng tỉ lệ các kiểu hình giống P.

D. tổng tỉ lệ các kiểu hình khác P.

Câu 11: Điều nào dưới đây không đúng khi giải thích về hiện tượng tần số hoán vị gen không vượt quá 50%?

A. Các gen có xu hướng liên kết với nhau là chủ yếu.

B. Không phải mọi tế bào khi giảm phân đều xảy ra trao đổi chéo.

C. Các gen trên cùng một NST có xu hướng không liên kết với nhau.

D. Sự trao đổi chéo chỉ diễn ra giữa hai sợi crômatit khác nguồn của cặp NST tương đồng.

Câu 12: Khi nói về mục đích của việc xác định tần số hoán vị gen, điều nào dưới đây là không đúng?

A. Để lập bản đồ di truyền.

B. Để xác định sự tương tác giữa các gen.

C. Để xác định trình tự các gen trên cùng một NST.

D. Để xác định khoảng cách giữa các gen trên cùng một NST.

Câu 13: Trên một NST, xét 3 gen A, B, C. Tần số hoán vị gen giữa A và B, A và C, B và C lần lượt là 49%, 36% và 13%. Hãy cho biết trên NST đó, các gen A, B, C được sắp xếp theo trình tự nào dưới đây?

A. A – B – C.

B. A – C – B.

C. B – A – C.

D. C – A – B.

Câu 14: Xét hai gen (mỗi gen gồm 2 alen) cùng nằm trên một NST. Hoán vị gen chỉ có ý nghĩa trong trường hợp nào dưới đây?

A. Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp trội.

B. Các gen liên kết ở trạng thái đồng hợp lặn.

C. Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về hai cặp gen.

D. Các gen liên kết ở trạng thái dị hợp về một cặp gen.

Câu 15: Việc lập bản đồ gen (bản đồ di truyền) có thể được thực hiện dựa trên cơ sở nào dưới đây?

A. Từ tần số hoán vị gen suy ra khoảng cách tương đối giữa các gen trên NST.

B. Từ tần số đột biến chuyển đoạn suy ra vị trí của các gen liên kết.

C. Từ tần số của các alen trong quần thể suy ra khoảng cách giữa các gen trên NST.

D. Từ sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân suy ra vị trí của các gen trên NST.

Câu 16: Việc lập bản đồ gen trên NST có ý nghĩa gì trong thực tiễn?

A. Tránh khỏi sự mày mò trong việc chọn cặp lai.

B. Giúp xác định đặc tính di truyền của từng gen trên NST.

C. Đưa ra được hoạch định chọn lọc các tính trạng có lợi.

D. Cung cấp những hiểu biết khái quát về hệ gen ngoài tế bào chất.

Câu 17: Trên một NST, xét 4 gen A, B, C, D, trong đó, khoảng cách giữa các gen được xác định như sau: A – B: 8 đơn vị bản đồ; A – C: 28 đơn vị bản đồ; A – D: 25 đơn vị bản đồ; B – C: 20 đơn vị bản đồ; B – D: 33 đơn vị bản đồ. Hãy cho biết trình tự các gen trên NST.

A. A – B – C – D.

B. B – A – D – C.

C. A – D – B – C.

D. D – A – B – C.

Câu 18: 1000 tế bào đều có kiểu gen ABD/abd tiến hành giảm phân, trong đó có 100 tế bào xảy ra trao đổi chéo 1 điểm giữa A và B, 500 tế bào xảy ra trao đổi chéo một điểm giữa B và D, 100 tế bào xảy ra trao đổi chéo kép tại 2 điểm. Khoảng cách giữa A và B, giữa B và D lần lượt là

A. 5 cM và 25 cM.

B. 10 cM và 30 cM.

C. 10 cM và 50 cM.

D. 20 cM và 60 cM.

Câu 19: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Các cặp alen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ : 310 cây thân cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra, tần số hoán vị giữa hai gen nói trên là

A. 36%.    B. 24%.    C. 12%.    D. 6%.

Câu 20: Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là

A. sự bắt đôi không bình thường của các gen trên một NST.

B. sự chuyển đoạn tương hỗ giữa các NSTxảy ra ở kì đầu giảm phân I.

C. sự hoán đổi vị trí hai nhiễm sắc thể của cặp tương đồng xảy ra trong giảm phân.

D. sự trao đổi chéo giữa các crômatit không chị em trong cặp NST kép tương đồng ở kì đầu của giảm phân I.

Đáp án

1 A2B3 D 4 A 5 C
6 A7C8 B 9 A 10 A
11 C12B13 B 14 C 15 A
16 A17D18 B 19 B 20 D

Câu 4:

ABD = 15%

Aa &rarrr; 0,5A; 0,5a

mà ABD = 15%

BD = 15% : 50% = 0,3 &rarrr; đây là giao tử liên kết gen

→ giao tử hoán vị gen = 0,5 – 03 = 0,2

→ tần số hoán vị gen là: 0,2 x 2 = 0,4 = 40%

Kiểu gen và tần số cần tìm là Aa BD/bd, f = 40%

Câu 19:

P: (Aa, Bb) x (aa, B-)

F1: 310 cây thân cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân thấp, quả dài.

- Tỉ lệ cây thấp dài (aa,bb) = 60/1000=0,06 = 6%

6%(aa,bb) = 12% ab x 50% ab

giao tử ab = 12% < 25% đây là giao tử hoán vị gen tần số hoán vị gen f = 12 x2 = 24%

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:

Bài tập trắc nghiệm

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


chuyen-de-di-truyen-cua-nhieu-tinh-trang.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên