Lí thuyết: Di truyền của nhiều tính trạng



Chuyên đề: Di truyền của nhiều tính trạng

Lí thuyết: Di truyền của nhiều tính trạng:

   

1. Quy luật phân ly độc lập

   - Nội dung quy luật: Khi lai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau cho F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

   - Điều kiện nghiệm đúng:

      + Bố mẹ đem lai phải thuần chủng về tính trạng cần theo dõi.

      + Một gen quy định một tính trạng, gen trội phải trội hoàn toàn.

      + Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.

      + Mỗi cặp gen quy định tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau.

      + Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử khi thụ tinh.

      + Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau, sự biểu hiện của tính trạng phải hoàn toàn.

2. Quy luật liên kết gen và hoán vị gen

   - Cơ sở tế bào học của cả 2 quy luật này: các gen quy định sự biểu hiện của tính trạng năm trên cùng một NST.

a. Quy luật liên kết gen

   - Ở quy luật liên kết gen, các nhóm gen liên kết vững chắc với nhau tạo nên nhóm gen liên kết bền vững.

   - Ở một loài có bộ NST 2n thì số nhóm gen liên kết là n.

   - Di truyền liên kết làm hạn chế biến dị tổ hợp.

   - Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST. Nhờ đó, trong chọn giống người ta có thể chọn được những tính trạng tốt đi kèm với nhau.

b. Quy luật hoán vị gen

   - Khác với quy luật liên kết gen, quy luật hoán vị gen tạo ra các giao tử mang các tổ hợp gen mới do hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo ở kì đầu giảm phân 2.

   - Tần số hoán bị gen được xác định bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có tái tổ hợp gen

Tần số hoán vị gen = (số cá thể tái tổ hợp)/(tổng số cá thể) x 100%

   - Nhờ hoán vị gen mà các gen quý trên các NST tương đồng có dịp tổ hợp lại với nhau tạo thành nhóm gen liên kết mới.

   - Việc xác định tần số hoán vị gen giúp xác định khoảng cách tương đối giữa các gen, điều này có ý nghĩa khi thiết lập bản đồ di truyền.

   - Người ta dựa vào hiện tượng hoán vị gen để lập bản đồ di truyền với mỗi một % HVG bằng 1cM (xenti Moocgan)

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:

Bài tập trắc nghiệm

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


chuyen-de-di-truyen-cua-nhieu-tinh-trang.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên