Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 34 Cánh diều

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 34 trong Bài 14: Nam châm Sách bài tập KHTN lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 34.

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 34 Cánh diều

Bài 14.1 trang 34 sách bài tập KHTN 7: Hãy kể tên 3 vật có trong nhà em được làm từ vật liệu từ và 3 vật được làm từ vật liệu khác.

Quảng cáo

Lời giải:

- Ba vật có trong nhà em được làm từ vật liệu từ:

+ Con dao bằng sắt, thép.

+ Cái kéo bằng sắt, thép.

+ Khung cửa sổ bằng sắt, thép.

- Ba vật có trong nhà em được làm từ vật liệu khác:

+ Đũa làm bằng gỗ.

+ Ghế làm bằng nhựa.

+ Bát làm bằng sứ.

Bài 14.2 trang 34 sách bài tập KHTN 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thanh nam châm được để quay tự do, sau khi dừng lại trục của nó định hướng theo một phương bất kì.

B. Cực bắc thanh nam châm hút cực bắc của thanh nam châm khác.

C. Nam châm có thể hút vật được làm từ vật liệu từ.

D. Nam châm có từ trường rất mạnh thì có thể hút cả các vật không được làm từ vật liệu từ.

Quảng cáo

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

A sai vì thanh nam châm được để quay tự do, sau khi dừng lại trục của nó định hướng theo một phương nam – bắc.

B sai vì hai cực cùng tên đẩy nhau.

D sai nam châm chỉ hút được các vật làm từ vật liệu từ.

Bài 14.3 trang 34 sách bài tập KHTN 7: Ở hình 14.1, ngoài những cái kẹp giấy bị hút dính vào nam châm, tại sao các kẹp giấy khác lại bị dính vào cái kẹp giấy ở phía trên nó?

Ở hình 14.1 trang 34 SBT KHTN 7 ngoài những cái kẹp giấy bị hút (ảnh 1)

Quảng cáo

Lời giải:

Khi bị nam châm hút, các kẹp giấy bị dính vào nam châm có thể được coi là một nam châm tạm thời nên nó có thể hút các kẹp giấy khác.

Bài 14.4 trang 34 sách bài tập KHTN 7: Tại sao đầu cái vặn đinh vít/ đinh ốc thường được từ hóa (trở thành một nam châm)?

Quảng cáo

Lời giải:

Đầu cái vặn đinh vít/ đinh ốc thường được từ hóa (trở thành một nam châm) để giữ đinh vít không bị rơi trong quá trình thực hiện thao tác vặn đinh vít.

Bài 14.5 trang 34 sách bài tập KHTN 7: Hình 14.2a là dụng cụ giữ cánh cửa ra vào (để giữ cánh cửa khi mở ra thì không bị gió thổi làm cửa đóng lại), hình 14.2b là dụng cụ giữ cánh cửa tủ (để khi khép cánh tủ lại, cánh tủ không bị bật ra). Chúng đều có hai bộ phận rời nhau. Theo em, hai bộ phận này được làm từ vật liệu gì? Đưa ra các cách kiểm tra xem dự đoán của em đúng hay sai. Trao đổi với các bạn trong nhóm xem cách kiểm tra nào đơn giản hơn.

Hình 14.2a là dụng cụ giữ cánh cửa ra vào (ảnh 1)

Lời giải:

Để thực hiện được chức năng của chúng, trong hai bộ phận này, một bộ phận phải là nam châm và một bộ phận được làm từ vật liệu từ, ví dụ như sắt (trường hợp cả hai là nam châm cũng được nhưng như vậy giá thành của chúng sẽ cao hơn).

Để xác định trong hai bộ phận đó vật nào là nam châm thì chúng ta có thể để hai vật xa nhau, dùng sợi dây mảnh treo hai vật lên, vật nào luôn định hướng theo hướng bắc nam địa lí thì vật đó là nam châm. Hoặc sử dụng 1 thanh sắt, đưa lại gần từng bộ phận, thanh sắt bị hút ở bộ phận nào thì bộ phận đó là nam châm.

Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 14: Nam châm Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập KHTN 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập KHTN 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên