Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 21 Chân trời sáng tạo
Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 21 trong Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học Sách bài tập KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 21.
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 21 Chân trời sáng tạo
Bài 6.16 trang 21 sách bài tập KHTN 7: Hãy liệt kê 2 chất khó bay hơi, khó nóng chảy, dễ tan trong nước tạo dung dịch dẫn được điện.
Lời giải:
Chất khó bay hơi, khó nóng chảy, dễ tan trong nước tạo dung dịch dẫn được điện là chất ion.
Ví dụ hai chất có tính chất trên là:
+ Muối ăn (sodium chloride, NaCl) gồm 1 nguyên tử Na và 1 nguyên tử Cl.
+ Calcium chloride (CaCl2) gồm 1 nguyên tử Ca và 2 nguyên tử Cl.
Bài 6.17 trang 21 sách bài tập KHTN 7: Trong giấm gạo có chứa từ 7% đến 20% acetic acid (phân tử gồm 2 nguyên tử carbon, 4 nguyên tử hydrogen và 2 nguyên tử oxygen). Theo em, acetic acid là chất ion hay chất công hóa trị? Tính khối lượng phân tử của hợp chất này.
Lời giải:
Phân tử acetic acid là chất cộng hóa trị do phân tử gồm các nguyên tố phi kim, điều kiện thường ở thể lỏng.
Khối lượng phân tử acetic acid là: 12 . 2 + 1 . 4 + 16 . 2 = 60 (amu).
Bài 6.18 trang 21 sách bài tập KHTN 7: Phân tử (A) có khối lượng phân tử > 30 amu, thể khí, là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Trong phân tử (A) có loại liên kết gì? Vẽ sơ đồ hình thành liên kết trong phân tử (A).
Lời giải:
Chất (A) có khối lượng phân tử > 30 amu, thể khí, là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính vậy (A) là carbon dioxide.
Carbon dioxide thể khí, được tạo thành từ các nguyên tử phi kim liên kết trong phân tử carbon dioxide là liên kết cộng hóa trị.
Sơ đồ hình thành liên kết trong phân tử carbon dioxide:
Bài 6.19 trang 21 sách bài tập KHTN 7: Hãy liệt kê 3 phân tử đều tạo từ một nguyên tố T và đều có khối lượng phân tử nhỏ hơn 50 amu. Trong đó gồm: 1 phân tử đơn chất, 1 phân tử hợp chất có chứa liên kết ion và 1 phân tử hợp chất có chứa liên kết cộng hóa trị. Tính khối lượng các phân tử trên.
Lời giải:
Nguyên tố T là oxygen.
+ Phân tử đơn chất là khí oxygen (gồm 2 nguyên tử oxygen), khối lượng phân tử là:
16 . 2 = 32 (amu).
+ Phân tử hợp chất có liên kết ion là magnesium oxide (gồm 1 nguyên tử Mg và 1 nguyên tử O), khối lượng phân tử là: 24 + 16 = 40 (amu).
+ Phân tử hợp chất có liên kết cộng hóa trị là carbon dioxide (gồm 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O), khối lượng phân tử là: 12 + 16 . 2 = 44 (amu).
Bài 6.20 trang 21 sách bài tập KHTN 7: Trong quả nho chín có chứa nhiều glucose. Phân tử glucose gồm có 6 nguyên tử carbon, 12 nguyên tử hydrogen và 6 nguyên tử oxygen. Theo em, trong phân tử glucose có liên kết ion hay liên kết cộng hóa trị? Giải thích và tính khối lượng phân tử glucose.
Lời giải:
Các nguyên tố trong phân tử glucose chỉ gồm các nguyên tố phi kim nên trong phân tử glucose chỉ có liên kết cộng hóa trị.
Khối lượng phân tử: 12 . 6 + 1 . 12 + 16 . 6 = 180 (amu).
Bài 6.21 trang 21 sách bài tập KHTN 7: Hợp chất (B) có trong “muối i - ốt” được sử dụng trong thuốc điều trị bệnh cường giáp, nấm da và dùng làm thực phẩm chức năng, … Vậy, (B) là hợp chất ion hay hợp chất cộng hóa trị? Cho biết khối lượng phân tử của (B).
Lời giải:
(B) là potassium iodide. Trong phân tử (B) có liên kết ion nên (B) là hợp chất ion.
Phân tử (B) gồm 1 nguyên tử K (potassium) và 1 nguyên tử I (iodine).
Khối lượng phân tử (B) là: 39 + 127 = 166 (amu).
Bài 6.22 trang 21 sách bài tập KHTN 7: Để pháo hoa có nhiều màu sắc khác nhau, người ta sẽ cho vào thuốc pháo các chất phụ gia tạo màu. Các chất phụ gia này thường là muối của một số kim loại, trong đó có muối (D) gồm 1 nguyên tử kim loại M và một nguyên tử Cl; biết (D) có khối lượng phân tử là 135 amu. Tra bảng tuần hoàn, hãy xác định kim loại M. Trong phân tử muối (D) có loại liên kết gì? Giải thích.
Lời giải:
Khối lượng phân tử (D) = khối lượng nguyên tử (M) + x. khối lượng nguyên tử (Cl)
Với x là số nguyên tử Cl.
Thay số vào ta được: 135 = khối lượng nguyên tử (M) + x . 35,5
+ Với x = 1, khối lượng nguyên tử (M) = 99,5 amu (loại)
+ Với x = 2, khối lượng nguyên tử (M) = 64 amu (thỏa mãn).
Vậy M là Cu.
Vì phân tử (D) chứa Cu và Cl nên trong phân tử (D) có liên kết ion.
Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học Chân trời sáng tạo hay khác:
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 18
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 19
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 20
Xem thêm lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải sách bài tập KHTN 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST