Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 3 (có đáp án): Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Sinh 11.
Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 3 (có đáp án): Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Câu 1: Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu tác động của các nhân tố là
A. nhiệt độ và ánh sáng.
B. nước trong đất và độ thoáng khí của đất.
C. hệ vi sinh vật vùng rễ.
D. Tất cả các nhân tố trên
Câu 2: Nhiệt độ không khí tăng trong ngưỡng nhất định sẽ làm
A. tăng tốc độ thoát hơi nước, tạo động lực đầu trên cho sự hấp thụ và vận chuyển nước, dinh dưỡng khoáng.
B. tăng tốc độ thoát hơi nước, tạo động lực đầu trên ngăn cản sự hấp thụ và vận chuyển nước, dinh dưỡng khoáng.
C. giảm tốc độ thoát hơi nước, tạo động lực đầu trên cho sự hấp thụ và vận chuyển nước, dinh dưỡng khoáng.
D. giảm tốc độ thoát hơi nước, tạo động lực đầu trên ngăn cản sự hấp thụ và vận chuyển nước, dinh dưỡng khoáng.
Câu 3: Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng xác định làm
A. giảm cường độ thoát hơi nước, giảm cường độ quang hợp.
B. tăng cường độ thoát hơi nước, tăng cường độ quang hợp.
C. tăng cường độ thoát hơi nước, giảm cường độ quang hợp.
D. tăng cường độ thoát hơi nước, còn cường độ quang hợp không thay đổi.
Câu 4: Phát biểu nào sai khi nói về ảnh hưởng của hàm lượng nước trong đất đến sự hấp thụ nước và khoáng ở thực vật?
A. Hàm lượng nước trong đất thấp làm giảm sự xâm nhập của nước vào rễ.
B. Độ ẩm đất thấp làm giảm độ hòa tan của các chất khoáng trong đất, làm giảm sự hút ion khoáng của rễ cây.
C. Hàm lượng nước trong đất thấp làm tăng quá trình thoát hơi nước ở lá, từ đó làm tăng sự hấp thụ, vận chuyển nước và ion khoáng trong cây.
D. Trong giới hạn nhất định, độ ẩm đất tỉ lệ thuận với khả năng hấp thụ nước và khoáng của hệ rễ.
Câu 5: Hệ vi sinh vật vùng rễ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hấp thụ khoáng của thực vật?
A. Hệ vi sinh vật vùng rễ cạnh tranh dinh dưỡng với thực vật, giúp thực vật hấp thụ được các chất một cách có chọn lọc.
B. Hệ vi sinh vật vùng rễ luôn có tác động tích cực giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ khoáng của rễ.
C. Hệ vi sinh vật vùng rễ tham gia vào quá trình khoáng hóa các hợp chất hữu cơ, ảnh hưởng đến độ hòa tan của các chất khoáng.
D. Hệ vi sinh vật vùng rễ ảnh hưởng đến độ hòa tan các chất khoáng, làm cây trồng khó hấp thụ các chất khoáng hơn.
Câu 6: Cơ sở khoa học của biện pháp xới đất được sử dụng trong trồng trọt là
A. làm đất tơi xốp, giảm độ ẩm của đất, tăng sự xâm nhập của nước vào rễ cây và giảm hấp thụ các ion khoáng vào rễ.
B. làm đất tơi xốp, bổ sung các vi sinh vật vào đất làm thúc đẩy hệ vi sinh vật vùng rễ phát triển.
C. làm đất tơi xốp, giảm độ thoáng khí, giảm sự xâm nhập của nước vào rễ cây và tăng hấp thụ các ion khoáng vào rễ.
D. làm đất tơi xốp, tăng độ thoáng khí, tăng sự xâm nhập của nước vào rễ cây và tăng hấp thụ các ion khoáng vào rễ.
Câu 7: Cây sinh trưởng, phát triển bình thường khi
A. lượng nước hút vào nhỏ hơn hoặc bằng lượng nước thoát ra.
B. lượng nước hút vào lớn hơn hoặc bằng lượng nước thoát ra.
C. lượng nước hút vào nhỏ hơn lượng nước thoát ra.
D. lượng nước hút vào nhỏ hơn rất nhiều lượng nước thoát ra.
Câu 8: Khi cây chịu tác động của hạn hán, có thể hình thành phản ứng chống chịu nào sau đây?
A. Biến đổi hình thái.
B. Tích lũy chất thẩm thấu (proline, đường).
C. Loại bỏ sản phẩm gây độc.
D. Tất cả các phản ứng trên.
Câu 9: Biểu hiện của cây khi bị mất cân bằng nước là
A. cây còi cọc, lá có màu lục nhạt.
B. cây héo, lá rụng dần, thậm chí là chết.
C. có vết đốm đen ở lá non.
D. lá nhỏ, mềm, chồi đỉnh bị chết.
Câu 10: Trong thí nghiệm chứng minh sự hút nước của rễ cây, đặt cây cần tây trong ống đong chứa dung dịch nào dưới đây thì màu sắc của lá chuyển sang màu đỏ?
A. Dung dịch xanh methylene.
B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch eosin.
D. Dung dịch NaOH.
Câu 11: Người ta sử dụng giấy tẩm dung dịch CoCl2 để xác định sự thoát hơi nước ở lá vì
A. giấy tẩm dung dịch CoCl2 có tác dụng hút ẩm, khi quan sát tốc độ đổi màu của giấy có thể xác định được tốc độ thoát hơi nước nhanh hay chậm.
B. giấy tẩm dung dịch CoCl2 có tác dụng hút ẩm, khi quan sát sự thay đổi kích thước của giấy có thể xác định được tốc độ thoát hơi nước nhanh hay chậm.
C. giấy tẩm dung dịch CoCl2 có tác dụng hấp thụ ánh sáng, khi quan sát tốc độ đổi màu của giấy có thể xác định được tốc độ thoát hơi nước nhanh hay chậm.
D. giấy tẩm dung dịch CoCl2 có tác dụng hấp thụ ánh sáng, khi quan sát sự thay đổi màu sắc khác nhau của giấy có thể xác định được tốc độ thoát hơi nước nhanh hay chậm.
Câu 12: Trong thí nghiệm chứng minh quá trình hấp thụ nước ở rễ, nhỏ dầu thực vật sao cho bao phủ kín bề mặt nước trong mỗi ống đong để
A. rễ cây có thể hấp thụ dầu.
B. rễ cây có thể hấp thụ được nhiều nước hơn.
C. tăng cường sự thoát hơi nước.
D. tránh sự thoát hơi nước.
Câu 13: Khi gặp nước mặn, cây bị héo chủ yếu là vì
A. sức hút nước của rễ lớn, gây mất cân bằng nước trong cây.
B. áp suất thẩm thấu của đất tăng, lớn hơn áp suất thẩm thấu của rễ, làm rễ không hút được nước, gây mất cân bằng nước trong cây.
C. áp suất thẩm thấu của đất giảm, nhỏ hơn áp suất thẩm thấu của rễ, làm rễ hút được nhiều nước, gây mất cân bằng nước trong cây.
D. các ion Na+ và Cl- gây ngộ độc cho cây, làm rễ không hút được nước, gây mất cân bằng nước trong cây.
Câu 14: Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng. Hiện tượng không có khí khổng ở mặt trên của lá có tác dụng
A. làm tăng số lượng tế bào khí khổng ở mặt dưới của lá.
B. làm phản xạ ánh sáng mặt trời, hạn chế việc ánh sáng đốt nóng lá cây.
C. tránh nhiệt độ cao làm hư hỏng các tế bào của lá.
D. giảm sự thoát hơi nước ở lá cây.
Câu 15: Vì sao nếu bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cây héo và chết?
A. Vì cây sẽ phát triển quá mạnh, dễ bị nhiễm bệnh, dẫn đến héo và chết.
B. Vì bộ lá của cây phát triển mạnh, không đủ nguồn sáng cung cấp cho cây nên cây héo và chết.
C. Vì nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng cao so với trong rễ cây, rễ không hút được nước từ môi trường; đồng thời cây bị mất nước do thoát hơi nước, dẫn đến cây bị héo và chết.
D. Vì nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng quá cao làm hệ vi sinh vật vùng rễ phát triển mạnh, làm chết bộ rễ, dẫn đến cây bị héo và chết.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Cánh diều có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 5: Hô hấp ở thực vật
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 6: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 7: Hô hấp ở động vật
- Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 11 Cánh diều
- Giải Chuyên đề Sinh 11 Cánh diều
- Giải SBT Sinh học 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều