Giải Sinh học 12 trang 107 Chân trời sáng tạo
Với Giải Sinh học 12 trang 107 trong Bài 16: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài Sinh 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 12 trang 107.
Giải Sinh học 12 trang 107 Chân trời sáng tạo
Luyện tập trang 107 Sinh học 12: Hãy cho ví dụ về chọn lọc nhân tạo ở thực vật và động vật mà em biết.
Lời giải:
- Ví dụ về chọn lọc nhân tạo ở thực vật: chọn lọc tạo thành các giống cải khác nhau như bắp cải, súp lơ, su hào,… từ cây cải dại; chọn lọc các giống cà chua từ cà chua hoang dã hay cà chua nho tạo thành cà chua Slicing, cà chua Oxheart, cà chua Beefsteak,…; chọn lọc các giống chuối như chuối tiêu Phú Thọ, tiêu hồng, chuối già hương, chuối Laba, chuối hột,... từ cây chuối dại;…
- Ví dụ về chọn lọc nhân tạo ở động vật: các giống chim bồ câu khác nhau được chọn lọc và nhân giống từ giống bồ câu núi; các giống chó nhà hiện nay được chọn lọc từ chó sói; loài lợn được nuôi tại các gia đình hiện nay bắt nguồn từ lợn rừng; chọn lọc các giống gà như gà Đông Tảo, gà tre, gà H’ Mông, gà chọi,… từ gà rừng;…
Vận dụng trang 107 Sinh học 12: Vận dụng thuyết tiến hoá của Darwin để giải thích sự hình thành loài bướm bạch dương có cánh màu sẫm từ loài bướm bạch dương có cánh màu trắng dưới ảnh hưởng của muội, bụi công nghiệp làm thân cây bạch dương màu trắng bị sẫm màu.
Lời giải:
Giải thích sự hình thành loài bướm bạch dương có cánh màu sẫm từ loài bướm bạch dương có cánh màu trắng theo quan điểm của Darwin:
- Quá trình sinh sản đã phát sinh nhiều biến dị sai khác về màu sắc của bướm bạch dương trong đó có bướm sẫm màu.
- Khi công nghiệp hóa (trong môi trường có bụi than làm cho thân cây bị bám muội, bụi công nghiệp), thể biến dị sẫm màu trở thành có lợi cho bướm vì chim ăn sâu khó phát hiện, vì vậy được chọn lọc tự nhiên giữ lại dẫn đến số cá thể bướm sẫm màu được sống sót nhiều hơn, qua giao phối, con cháu chúng ngày càng đông. Trong khi đó, bướm trắng đậu trên thân cây lại trở nên bất lợi vì dễ bị chim phát hiện và tiêu diệt dẫn đến số lượng bướm trắng giảm dần.
- Qua nhiều thế hệ, loài bướm bạch dương có cánh màu sẫm được hình thành từ loài bướm bạch dương có cánh màu trắng.
→ Màu sắc ngụy trang của bướm bạch dương là kết quả của quá trình chọn lọc biến dị có lợi cho bướm, đã phát sinh ngẫu nhiên trong quần thể bướm chứ không phải là sự biến đổi màu sắc cơ thể bướm để phù hợp với môi trường hoặc do ảnh hưởng trực tiếp của bụi than nhà máy.
Lời giải Sinh 12 Bài 16: Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST