Giải Sinh học 12 trang 186 Kết nối tri thức

Với Giải Sinh học 12 trang 186 trong Kết nối tri thức Sinh 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 12 trang 186.

Giải Sinh học 12 trang 186 Kết nối tri thức

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

Câu hỏi 1 trang 186 Sinh học 12: Phát triển nông nghiệp bền vững có vai trò gì đối với kinh tế, xã hội và môi trường?

Lời giải:

Phát triển nông nghiệp bền vững có vai trò quan trọng đối với kinh tế, xã hội và môi trường:

- Đối với kinh tế: đảm bảo an ninh lương thực; tạo việc làm và thu nhập; đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, hóa mĩ phẩm,..; nâng cao giá trị của nông sản và hàng hóa xuất khẩu; nâng cao thu nhập quốc gia một cách bền vững.

- Đối với xã hội: thể hiện vai trò của nông dân cho sự phát triển của xã hội; đảm bảo sự công bằng trong phát triển, nâng cao thu nhập cho nông dân; đảm bảo sức khỏe cho con người, cải thiện chất lượng cuộc sống, xóa đói nghèo,...; đảm bảo gia đình phát triển; giảm khoảng cách giàu nghèo.

- Đối với môi trường: Bảo vệ môi trường sống của con người và sinh vật; khai thác hợp lí các tải nguyên; bảo tồn đa dạng sinh vật, phục hồi các hệ sinh thái; bảo vệ sức khỏe con người và nâng cao chất lượng dân số.

Quảng cáo

Câu hỏi 2 trang 186 Sinh học 12: Trình bày các nhóm biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường và vai trò của chúng đối với phát triển bền vững.

Lời giải:

- Có thể chia các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường thành 3 nhóm:

+ Giáo dục và khuyến khích: Đây là nhóm biện pháp không bắt buộc, tập trung thúc đẩy, khuyến khích, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 

+ Ngăn ngừa: Nhóm biện pháp này thường sử dụng Luật và các quy định (của quốc tế, quốc gia, tổ chức, cộng đồng,...) để ngăn ngừa tác động xấu lên môi trường. 

+ Khắc phục và nâng cao khả năng chịu đựng: Bao gồm các biện pháp giảm nhẹ tác hại và nâng cao khả năng chịu đựng của môi trường. Ngoài ra, cần xây dựng các hệ sinh thái mạnh khoẻ, đa dạng và bền vững để chúng đủ khả năng thanh lọc chất thải, hấp thụ và phân giải chất thải, giảm nhẹ tác động của ô nhiễm và các sự cố môi trường.

- Vai trò của các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đối với phát triển bền vững: Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường giúp môi trường phát triển bền vững. Khi môi trường bền vững sẽ tạo ra các nguồn lực thiên nhiên (đất đai, nguồn nước, cảnh quan,...) dồi dào để phục vụ nền kinh tế và thúc đẩy xã hội phát triển.

Quảng cáo

Câu hỏi 3 trang 186 Sinh học 12: Phân loại các nhóm tài nguyên và trình bày các biện pháp sử dụng hợp lí từng loại tài nguyên đó.

Lời giải:

- Có 3 nhóm tài nguyên thiên nhiên là:

+ Nhóm tài nguyên có khả năng tái tạo: Đây là các tài nguyên có khả năng tái tạo nếu được sử dụng hợp lí. Ví dụ: sinh vật, nguồn nước, đất đai,…

+ Nhóm tài nguyên không có khả năng tái tạo: Đây là các tài không có khả năng tái tạo sau khi sử dụng. Ví dụ: các loại khoáng sản,…

+ Nhóm tài nguyên khí hậu: Đây là các tài nguyên có khả năng tái tạo gần như “vô tận”. Ví dụ: gió, thủy triều, ánh sáng Mặt Trời,…

- Biện pháp sử dụng hợp lí các loại tài nguyên:

+ Đối với nhóm tài nguyên có khả năng tái tạo: cần đánh giá được trữ lượng và khả năng tái tạo của chúng để đưa ra các biện pháp khai thác phù hợp với tốc độ tái tạo. Đối với các loài quý, hiếm, đặc hữu cần có chính sách bảo tồn tiến tới gây trồng và phát triển. 

Quảng cáo

+ Đối với nhóm tài nguyên không tái tạo: cần nghiên cứu đánh giá trữ lượng; khả năng và chi phí khai thác; lập kế hoạch khai thác có chiến lược, tiết kiệm và lâu dài; nghiên cứu và đưa vào sử dụng các loại nguyên liệu tái tạo thay thế;…

+ Đối với nhóm tài nguyên khí hậu: Nhóm tài nguyên này khó khai thác, cần nghiên cứu để có các biện pháp khai thác tối đa, đảm bảo an toàn và hiệu quả. 

Câu hỏi 4 trang 186 Sinh học 12: Trình bày một số biện pháp giáo dục môi trường áp dụng phù hợp với học sinh.

Lời giải:

Một số biện pháp giáo dục môi trường áp dụng phù hợp với học sinh:

- Lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường vào các hoạt động dạy học và hoạt động khác của nhà trường.

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động văn hóa, truyền thông, các sự kiện, các cuộc vận động như sự kiện tắt đèn nhân Ngày Trái Đất, Ngày Chủ nhật xanh,... để giáo dục ý thức và nâng cao hiểu biết của học sinh về bảo vệ môi trường.

- Định hướng trở thành các chuyên gia, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về môi trường

Lời giải Sinh 12 Bài 34: Phát triển bền vững hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên