Giải Sinh học 12 trang 43 Kết nối tri thức
Với Giải Sinh học 12 trang 43 trong Kết nối tri thức Sinh 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh 12 trang 43.
Giải Sinh học 12 trang 43 Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 43 Sinh học 12: Trình bày cách bố trí và tiến hành thí nghiệm lai một tính trạng của Mendel ở đậu Hà lan.
Lời giải:
Mendel đã tiến hành bảy phép lai một tính trạng với bảy tính trạng là màu hoa, hình dạng hạt, chiều cao cây, màu hạt, hình dạng quả, màu quả và vị trí hoa trên cây. Mỗi tính trạng có hai đặc tính khác biệt. Thí nghiệm trên mỗi tính trạng được bố trí và thực hiện như sau:
(1) Tạo ra các dòng thuần chủng về từng đặc tính của mỗi tính trạng bằng cách cho các cây có đặc tính riêng biệt tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.
(2) Cho hai dòng đậu thuần chủng khác nhau về một tính trạng tương phản thụ phấn chéo để tạo ra thế hệ lai F1. Mendel đã thực hiện thụ phấn chéo bằng cách cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây chọn làm mẹ để ngăn ngừa sự tự thụ phấn; khi nhị đã chín, ông lấy phấn của các hoa được chọn làm bố rắc vào đầu nhụy hoa của các hoa đã được cắt nhị được chọn làm mẹ.
(3) Cho các cây F1 tự thu phấn để tạo thế hệ lai F2 rồi F3,…
(4) Sử dụng thống kế toán học để phân tích số liệu thu thập được từ một số lượng lớn đời con.
Chú ý: Các thí nghiệm lai đều được Mendel tiến hành các phép lai thuận và lai nghịch.
Câu hỏi 2 trang 43 Sinh học 12: Giải thích cơ sở tế bào học của quy luật phân li.
Lời giải:
Cơ sở tế bào học của quy luật phân li:
- “Nhân tố di truyền” mà Mendel đề cập đến chính là gene, mỗi gene chiếm một vị trí xác định trên nhiễm sắc thể (locus). Một gene có thể có nhiều allele quy định các trạng thái khác nhau của một tính trạng.
- Trong tế bào lưỡng bội, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp, do đó, gene cũng tồn tại thành từng cặp allele trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
- Khi giảm phân, nhờ sự nhân đôi của NST, sự phân li của cặp NST kép tương đồng trong giảm phân I và sự phân li của các chromatid trong giảm phân II dẫn đến mỗi giao tử chỉ chứa một trong hai nhân tố di truyền quy định tính trạng.
- Sự kết hợp ngẫu nhiên với xác suất ngang nhau giữa các loại giao tử trong quá trình thụ tinh dẫn đến tỉ lệ phân li ở thế hệ F2.
Lời giải Sinh 12 Bài 8: Học thuyết di truyền của Mendel hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 12 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Sinh 12 Kết nối tri thức
- Giải SBT Sinh học 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT